CHÁNH VĂN (Từ câu 337 đến câu 346)

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 38773)
CHÁNH VĂN (Từ câu 337 đến câu 346)

337.“Thương ai ham võng ham dù,

            Cũng như những kẻ đui mù đi đêm.

                   Khuyên đời như vá múc thêm,

          340. Mảng lo tranh đoạt thù-hềm với nhau.

                   Đến chừng có ốm có đau,

          Vang mồm niệm Phật, Phật nào chứng cho.

                   Dương-trần tiếng nhỏ tiếng to,

           Nói ngỗng nói cò đây cũng làm thinh.

                   Tưởng rằng thân nó là vinh,

         346. Chẳng lo tu niệm cứ ghình với Điên”.

 

LƯỢC GIẢI (Từ câu 337 đến câu 346)

          -Đức Thầy thảm thương cho bá tánh, cứ đắm mê theo vật chất tiền tài, võng dù xe ngựa, ăn xài phung phí. Họ không ngờ sự vật ấy là xiềng xích, càng say đắm càng vương lấy khổ sầu như kẻ mù quanh quẩn trong rừng  đêm, chẳng tìm ra lối thoát lại còn phải va vào cây cối, gai gốc là khác.

          -Lời cảnh tỉnh của Đức Giáo Chủ chưa được mấy người để ý, mảng lo tranh giựt lợi danh, gây thù kết oán lẫn nhau; một khi gặp tai nạn ốm đau, họ mới dập đầu

 

cầu Phật, vái Trời thì việc quá muộn, làm sao được sự chứng độ.

          -Thông bịnh của người đời ít ai lo trau giồi Đạo đức, thường cho mình là vinh sang tài giỏi, thấy Đức Thầy hiền lành, nhẫn nhịn họ lại tìm đủ lời, đủ cách chống kình với Ngài.

CHÚ THÍCH

          MÙ ĐI ĐÊM: Ý nói đã tối lại còn bị tối thêm. Chúng sanh quá mê mờ không nhận được ánh sáng của Đạo, lại còn chạy theo danh lợi ảo huyền, làm điều tội ác, khi đối đầu phải chịu khổ như kẻ mù đi trong rừng tối, quờ quạng đụng nhằm cây đá, không tìm được lối ra và không được ai chỉ dắt.

          VÁ MÚC THÊM: Thành ngữ để chỉ việc làm không thấm tháp vào đâu. Ý nói chúng sanh thì đông và quá tối tăm tội lỗi mà Đức Thầy thì mới khai Đạo giáo dân, nên lời Sấm Kinh chưa được lan rộng cũng như sự mê mờ của chúng sanh chưa giảm bớt bao nhiêu.

          Trong Giác Mê Tâm Kệ, Ngài có nói:

                   “Chớ nước sâu mà bị gàu thưa,

                  Dân đông đảo lời truyền chẳng xiết”.

          THÙ HIỀM: Oán thù, hiềm khích, chứa mối thù trong lòng toan làm cho lại gan.

          TIẾNG NHỎ TIẾNG TO: Toa rập, bàn tán, bày vẽ với nhau để chê bai hoặc hại người.

          NÓI NGỖNG NÓI CÒ: Kẻ nói vầy, người nói khác, cao thấp, tà chánh đủ thứ, đều là những lời nói không đúng sự thật.

          GHÌNH: Cũng như chữ kình và chữ hiềm, có nghĩa

 

 

là kình chống và ghìm nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn