PHƯƠNG PHÁP: Cách thức, phép tắc, qui củ để làm một việc gì, sau khi nghiên cứu kỹ. Ví dụ như phương pháp độ đời của Đức Thầy.
TRÌNH ĐỘ: Mức độ học vấn và trí thức cao thấp nhiều ít của mỗi người.
CƠ CẢM: Cơ là nền tảng, là căn gốc (căn cơ). Theo Phật học, cảm có nghĩa là do việc làm của thân, khẩu, ý mà cảm động tới, vời tới; tức là chiêu cảm hay nghiệp cảm. Như hạnh nghiệp bố thí và cúng dườngTam Bảo thì cảm được phúc báo. Vậy, cơ cảm là chúng sanh có cái Thiện Căn thì được Phật cảm ứng cho.
TÍN NỮ: Phạn ngữ là Upâsikê, phiên âm là Ưu-bà-di, dịch là Cận sự nữ. Nghĩa là những người nữ thọ pháp tam qui ngũ giới tu hạnh tại gia, thường thân cận các Tự Viện để lễ Phật, nghe Kinh và giúp đỡ các Tăng Sư.
THIỆN
“Tín nữ thiện nam gìn mối Đạo,
Dầu cho lăn lóc rán kiên trinh”.
(Tỉnh Bạn Trần Gian)
MỘ ĐẠO: Lòng ham muốn tu học Đạo Pháp.
QUI CĂN: Trở về với gốc lành, tánh lành. Trở về với tánh Phật, đạo Phật.
Đức Thầy có câu:
“Nay con qui Phật tu hành”.
(Bài cúng Cửu Huyền)
THIỆN DUYÊN: Duyên lành. Do thân, khẩu, ý của người phát ra hành động, ngôn ngữ và tư tưởng lành hoặc trên đường tu học Phật pháp làm được những việc ấn tống Kinh Giảng, công tác từ thiện, trợ trưởng Tam bảo đều là kết thiện duyên với Phật Pháp.
Lại như người dốc chí tu hành mà gặp được Chánhh Đạo, Minh Sư, bạn thiện ấy là người thiện duyên. Đức Thầy có nói:
“Duyên lành rõ được Khùng Điên,
Chẳng qua kiếp trước thiện duyên hữ phần”.
(Viếng làng Mỹ Hội Đông)
HUYỀN DIỆU CỦA TIÊN GIA: Những pháp mầu nhiệm linh ứng của bậc Tiên. Lúc Đức Thầy điều trị bịnh nhân, Ngài chỉ dùng nước lã, giấy vàng và một ít thứ bông lá… thế mà bịnh chi cũng hết, nhờ đó họ cảm ơn đức mà phát tâm quy y thọ giáo.
Đức Thầy bảo:
“Có đeo bịnh tật vào thân,
Giầy vàng xé nhỏ vái thần độ vô.
Thành lòng nước lã nên hồ,
Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban”.
(Từ giã Bổn đạo khắp nơi)
ÍT CĂN LÀNH: Là chỉ cho người từ nhiều kiếp trước đến kiếp nầy, tuy có làm lành nhưng rất ít, nên căn lành cạn hẹp.
“
Và:
“Vậy hỡi chư thần mau nối gót,
Theo Thầy dắt chúng khỏi nồng cay”.
TRĂM QUAN: Cũng như chữ Chư Quan, danh từ chỉ cho tất cả hoặc rất nhiều (như chữ Bá Tánh). Trăm Quan ở đây chỉ cho tất cả Quan Cựu Thần đã hết lòng trung cang nghĩa khí với Tổ Quốc Việt
Đức Thầy có câu:
“Đến hội Trăm Quan còn hiện được,
Thì ra xác thịt có cần đâu”.
(Cho cô Hai Gương)
LÊ-DÂN: Dân đen. Người đòi thường nói, làm người ai cũng đầu đen máu đỏ. Vậy, lê dân là chỉ cho người dân thường không chức phận, tất cả dân chúng. Trong bài Bình Ngô Đại Cáo có câu:
“Nướng dân đen trong ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
LẦM THAN: Lầm và vẩn (quậy) bùn lên cho đục. Than là dùng lửa đốt củi thành than. Lầm than là ý chỉ cảnh chiến tranh làm cho dân chúng sống một cách cơ cực, vất vả khổ sở. Cụ Đồ Chiểu có câu:“Khiến dân phải chịu lầm than muôn phần”.
Đức Thầy từng bảo:
“Lầm than khói lửa với binh đao,
Âu Á lung tung nhuộm máu đào”.
(Ai Người Tri Kỷ)
THỐNG THIẾT: Thống là đau nhức; thiết là cắt. Ý nói sự đau thương rất mực, ví như bị dao cắt thịt xương mình.
“Cảnh hồng trần đau thương thống thiết”.
(Khuyến Thiện Q.5)
KẺ XA XÔI TỪ VĂN CHẲNG TỚI: Từ văn là lời lành lẽ Đạo của Đức Thầy dạy khuyên người tu hành. Lúc Đức Thầy mới khai Đạo đối với những người ở cách xa thì Giáo Lý của Ngài chưa truyền tới được.
Như Ngài đã nói:
“Chớ nước sâu mà bị gàu thưa,
Dân đông đảo lời truyền chẳng xiết”.
(Giác Mê Tâm Kệ Q.4)
NGƯỜI LÁNG GIỀNG TIẾNG KỆ NHÀM TAI: Nhàm tai là nghe thường quá, nhiều lần quá phát chán. Ý chỉ những người không có duyên lành với Phật Pháp nên dầu họ có ở gần Đức Thầy hay được nghe nhiều lần, nhưng chẳng cảm thông được lời Đạo ký, rồi đâm ra chán ngán, không muốn nghe nữa.
Như Ngài đã cho biết:
“Đờn Ta vốn thiệt không dây,
Vô duyên khó biết lời Thầy nói xa”.
(Từ giã Bổn đạo khắp nơi)
TRUNG TUẦN: Theo Âm lịch là mỗi tháng có ba tuần là Thượng, Trung, Hạ, mỗi tuần có 10 ngày. Vậy, trung tuần là kể từ ngày 11 đến ngày 20.
TA CÙNG ĐỨC THẦY MỚI TÁ HIỆU KHÙNG ĐIÊN: Theo Sấm Giảng quyển Nhứt, lúc Đức Thầy đi dạo Lục Châu có hai vị, một ông Thầy và một ông trò (đệ tử). Ông Thầy thì xưng danh hiệu là Khùng, còn ông trò thì xưng danh hiệu là Điên.
Đức Thầy từng cho biết:
“Thầy trò chẳng nệ tấm thân”.
(Sấm Giảng Q.1)
Và:
“Thầy Khùng trò lại hóa Điên,
Khùng Điên mấy tháng tình riêng ai ngờ”.
(Dặn dò Bổn đạo khắp nơi)
Vậy câu “Ta cùng Đức Thầy” tức là lời của ông Điên nói.
TIẾT LỘ: Bày lộ ra cho hết.
THIÊN CƠ: Máy Trời. Cơ mầu nhiệm của Trời.
Đức Thầy có câu:
“Việc Thiên cơ Khùng tỏ hết trơn,
Cho trần hạ tường nơi lao lý”.
(Kệ Dân Q.2)
ĂN
Đức Khổng Tử bảo:“Tri quá tắc cải, thị vị vô quá. Quá nhi bất cải thị vi quá hỉ”.(Biết lỗi mà cải sửa thì không có lỗi. Có lỗi mà không chịu cải sửa mới là có lỗi).
Kinh Trường A Hàm, Phật nói:“Ai biết sửa lỗi lầm thì người ấy được tiến hóa trong giáo pháp của Ta.”
Đức Thầy cũng hằng khuyên:
“Nếu dương trần sớm biết ăn năn,
Làm hiền đức khỏi đường lao lý”.
(Kệ Dân Q.2)
PHẬT: Phạn ngữ là Bouddha, phiên âm là Phật Đà. “Phật giả, Phật Đà chỉ tỉnh xưng”. Đức Huỳnh Giáo Chủ giải:
“Phật giả là giác giả, giác giả là tỉnh giả…”
(Phật là gì ?)
Và:
“Phật là đấng toàn thiện toàn mỹ, bác ái vô cùng”.
Đã hoàn thành muôn hạnh muôn đức: Tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.
TIÊN: Phạn ngữ là Richi, bậc Tiên. Tiếng gọi các ông thầy tu núi, đắc thần thông có thể trường sanh bất tử, nhưng chữ Tiên ở đây ý chỉ cho người tu Phật đã đặng
siêu thoát như Đức Thích Ca khi xưa, từng được các vị tu hành đồng thời tôn xưng là Đại Tiên.
Đức Thầy có cho biết:
“Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian”.
(Lộ Chút Cơ Huyền)
Và :
“Kể từ Tiên cảnh Ta về,
Non Bồng ta ở dựa kề mấy năm”.
(Sấm Giảng Q.3)