293.“Bấy lâu chẳng biết làm thơ,
Nay viết ít tờ trần-hạ tỉnh tâm.
Đến sau khổ-hạnh khỏi lâm,
296. Nhờ công tu-niệm âm-thầm quá hay.
Chừng nào chim nọ biếng bay,
Cá kia biếng lội khổ này mới yên.
Nhắc ra quá thảm quá phiền,
300. Bể khổ gần miền mà chẳng chịu tu”.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 293 đến câu 300)
-Đoạn giảng trên ý nói trước kia Đức Thầy chưa có viết thơ, nay vì có sứ mạng và lòng quá yêu sanh chúng nên Ngài bắt đầu thuyết giảng Đạo lý và sáng tác Sấm Thi kêu gọi bá tánh; nếu ai thức tỉnh tu hành thì khỏi vương mang khổ lụy tới đây.
“Trồng cây lành vị quả thơn tho,
Tuy không thấy mà sau chẳng mất”.(Kh/ Thiện, Q.5)
-Bởi lòng người quá tham tàn bạo ác, gây ra chiến tranh khắp thế giới, khiến bá tánh phải chịu tai nàn khổ sở cho đến khi cơ Trời quyết định mới hết. Giờ đây Đức Thầy nhận thấy cảnh khổ não gần kề, lòng quá thương
xót vạn dân nên Ngài có bổn phận:
“Thơ với phú Thần Tiên giáng bút,
Bởi cơ Trời đã thúc bên lưng.
Không tu chừng khổ cũng ưng,
Tu hành gặp cảnh vui mừng toại thay”.
(Để chơn đất Bắc)
CHÚ THÍCH
THƠ: Do chữ Thi đọc trạnh ra, tức là thể văn vần, cũng gọi là vận văn, lối viết câu có vần điệu, niêm luật. Thơ có nhiều thể như: Lục bát, bát cú, tứ tuyệt, thất ngôn trường thiên, song thất lục bát.v.v..
KHỔ HẠNH KHỎI LÂM: Khổ hạnh không đến, khỏi vương mang tai ách khổ sở.
CHỪNG NÀO CHIM NỌ
Đức Thầy đã diễn tả cảnh ấy:
“Mặt nước biển lô nhô lặn hụp,
Chim đua bay cá lại tranh mồi,
Ngọn thủy triều nô nức sụt sôi,
Bầu trái đất một phen luân chuyển”.
(Nang thơ Cẩm Tú)
Khi nào loài người không còn dùng phi cơ tàu chiến tàn hại lẫn nhau nữa (chim biếng bay, cá biếng lội) thì nhân loại sẽ hết khổ và hưởng sự thái bình. Bằng họ không chịu dừng sự tham sát thì cơ Trời cũng sẽ trừng trị. Như trong Tứ Thánh (giảng xưa) đã nói:
“Trời ơi ! Sao ó biếng bay,
Cá kia biếng lội tại ai xe ngừng.
Súng sao biếng nổ không chừng,
TU NIỆM ÂM THẦM: Tu hành cách kín đáo (vô vi), không khoe khoang phô trương hình thức (hữu vi) cũng có nghĩa lời nói khiêm nhượng. Đức Thầy có câu:
“Ta bây giờ tu niệm tầm thường,
Sau danh thể xạ hương khắp chốn”.
(Giác Mê Tâm Kệ)
BIỂN KHỔ: Do chữ “khổ hải”, là sự khổ sở trong cõi đời rất nhiều không ngần mé, ví như biển cả. Theo nhà Phật con người bị bịnh Thất tình Lục dục chi phối, đua chen theo lợi danh tài sắc. Chính đó là nguyên nhân gây ra cho nhân loại biết bao nỗi bi thương thống khổ.
Nhà thơ Tản Đà có câu:
“Khắp nhân thế là nơi khổ hải,
Kiếp phù sinh nghĩ cũng như ai”.
Đức Thầy cũng đã nói:
“Cũng nhận được trần hoàn là khổ hải,
Dốc tầm đường phóng giải cho thân tâm”.
(Tặng cho Bác sĩ Cao Triều Lợi)
GẦN MIỀN: Có nghĩa là hấp hối, sắp chết, nhưng chữ gần miền ở đây ý nói sự khổ sẽ kề cận một bên.
Ông Sư Vãi Bán Khoai cho biết:
“Trẻ già chớ có nghi ngờ,