CHÁNH VĂN (Từ câu 137 tới câu 144)

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 39444)
CHÁNH VĂN (Từ câu 137 tới câu 144)

137.“Việc đời nói chẳng có cùng, 

          Đến sau mới biết đây dùng kế hay.

                   Bây giờ mắc việc tà-tây,

            140. Nên mới làm vầy cho khỏi ngại-nghi.

                   Thiên cơ số mạng biết tri,

          Mà sao chẳng chịu chạy đi cho rồi ?

                   Những người giả đạo bồi-hồi,

          144. Còn chi linh-thính mà ngồi mà nghe”.

 

LƯỢC GIẢI (Từ câu 137 tới câu 144)

          -Đoạn nầy Đức Giáo Chủ cho biết việc thế gian không thể nào nói hết cho được, nhưng đến một ngày kia vạn dân sẽ thấy rõ diệu kế của Ngài. Bởi lúc bấy giờ nhà cầm quyền Pháp kiểm soát gắt gao, bất cứ người dân Việt Nam nào có lòng yêu nước, yêu dân thì chúng bắt đem tù đày hoặc ám hại.

          -Do đó Đức Thầy dùng đủ phương cách đánh lạc hướng người Pháp. Khi thì Ngài tỏ ra rất thông minh xuất chúng, khi thì giả dạng Điên dại ngu khờ. Có lúc Ngài trị bệnh nhân gần như là thượng xác cỡi đồng, trừ ma tróc quỷ, làm cho những kẻ rình rập Ngài không lấy đâu mà định đoán được.

          -Trường hợp nầy cũng là cơ thử thách hạng người giả tu bị bày lộ chân tướng. Những người thật lòng theo đạo thì nhận được Đức Thầy là bậc quán chúng độ đời, nên họ quyết tâm tu thân lập hạnh, theo con đường chơn lý. Còn số người kém duyên cùng Phật pháp, chỉ tin sự

 

linh thính hoặc tu theo thời buổi thì làm sao họ nhận được sự thật. Đức Thầy thường cho biết tâm trạng của hạng người ấy:

“Ngày nay mới đến Phật đàng,

Niệm một tiếng Phật đòi an bịnh liền.

Chậm lành chê Phật ngạo Tiên,

Rồi sau tội nghiệp liên miên tới mình”.

                                (Từ giã làng Nhơn Nghĩa)

 

CHÚ THÍCH

          TÀ TÂY: Nịnh tà tây tặc, chỉ những người Việt Nam a dua làm việc theo Pháp trở lại hại dân hại nước. Bọn giặc Tây Âu đến xâm chiếm nước ta, gọi là Tây tặc.

“Bây giờ làm việc tà tây,

Ngày sau chịu khốn tội rày điêu ngoa”.

                             (Viếng làng Mỹ Hội Đông)

          THIÊN CƠ: Máy Trời, xoay chuyển mầu nhiệm của Trời đất.

          SỐ MẠNG: Cũng gọi là số mệnh. Theo dịch lý thì số mạng của mỗi người: sống chết, giàu nghèo, cực sướng, yểu thọ v.v…đều do luật Trời đất định sẵn. Còn theo Phật học thì hiểu số mạng là định nghiệp của nhân và quả. Thế nên người ta có thể sửa đổi từ nghiệp xấu thành tốt hay thêm bớt lớn nhỏ.

          NGẠI NGHI: Cũng gọi là nghi ngại, có nghĩa ngờ vực ái ngại, chưa tin hẳn.

          GIẢ ĐẠO: Không thật tâm theo Đạo, chẳng thật sự tu hành, hay tu giả dối:

                   “Tu thật tâm thì đặng thảnh thơi,

                     Tu giả dối thì lao thì lý”.

                                      (Giác Mê Tâm Kệ)

         

          BỒI HỒI: Bồn chồn, xao xuyến trong lòng.

“Nhìn xem tâm não bồi hồi,

Sơ nhi đã lậu phá mồi vinh vang”.

                       (Viếng làng Mỹ Hội Đông)

          LINH THÍNH: Cũng đọc là linh thiêng. Nghĩa là có dấu hiệu ứng nghiệm, nơi đó linh thính lắm. Đức Thầy có câu:

                   “Ai ham linh theo nó tập tành,

                     Sa cạm bẫy khó mong sống sót”.

                                                (Giác Mê Tâm Kệ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn