CHÁNH VĂN (Từ câu 125 đến câu 136)

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 40231)
CHÁNH VĂN (Từ câu 125 đến câu 136)

125. “Bá-gia mau kíp lo âu,

                   Để sau đối đầu chẳng đặng toàn thây.

                             Việc đời nói riết thêm nhây,

                   128.Nếu muốn làm Thầy phải khổ phải lao.

                              Mèo kêu bá tánh lao-xao,

                   Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê. 

                               Con ngựa lại đá con dê,

                   132.Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao.

                             Khỉ  kia cũng bị xáo-xào,

                   Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.

                            

                             Nói ra nước mắt rưng-rưng,

               136. Điên biểu dân đừng làm dữ làm hung”.

 

LƯỢC GIẢI (Từ câu 125 đến câu 136)

          -Đức Thầy nêu lên định luật nhân quả để thức tỉnh bá gia sớm quay đầu hướng thiện; nếu ai còn tiếp tục con đường tội ác, e cho đến cơ tận diệt khó mà bảo tồn thân mạng. Bởi có trách nhiệm dạy dỗ nhân sanh, nên Đức Giáo Chủ chẳng ngại sự gian khổ; mặc tình bá tánh có chịu nghe hay không Ngài vẫn tiếp tục khuyên tu mãi mãi.

          -Ngài có tiên tri cho mọi người được biết khởi đầu cuộc Đệ nhị Thế chiến từ năm Kỷ Mão (1939) (Mèo kêu bá tánh lao xao), cho đến khi hai quả bom nguyên tử của Đồng Minh rơi xuống đất Nhựt, khiến bao nhiêu lầu đài và hằng triệu con người bị thiệt hại, để chấm dứt cuộc chiến vào mùa Thu năm Ất Dậu (1945), (Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng), thật không sai một mảy.

          -Vì lòng quá thương xót sanh linh, khó ngăn giọt lệ nên Đức Thầy không ngớt kêu gọi vạn dân sớm gieo giống lành, xa đường tội ác.

 

CHÚ THÍCH

          LO ÂU: Lo sợ, lo liệu.

                   “Thân ta, ta phải lo âu”.(Truyện Kiều)

          Đức Thầy có câu:

                    “Nợ thế âu toan tròn nợ thế,

                     Đường tu sớm liệu vẹn đường tu”.

                                                (Tỉnh giấc mê)

          ĐỐI ĐẦU: Kình chống, đương đầu, cũng có nghĩa đến nơi, đến đầu cùng, đến lúc kết thúc (việc đã đối đầu).

 

Ở đây ý nói người làm ác nếu không sớm cải sửa thì đến lúc cuối cùng phải gặt lấy quả khổ.

          Kinh Minh Thánh có câu:

                   “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,

                     Cao phi viễn tẩu giả nan tàng”.

          (Việc làm lành hay dữ, đối đầu đều có trả, dầu cao bay xa chạy cũng không trốn đặng).

          Cũng như con gà ăn gạo chumh quanh cối xay, giáp vòng rồi đụng lại chỗ đầu mối.

                   “Làm ác đức nhiều điều quanh quẩn,

                     Như gà cồ ăn bẩn cối xay”.

                                                (Giác Mê Tâm Kệ)

          NÓI RIẾT THÊM NHÂY: Cách nói dai dẳng, nói nhiều lần, nhiều việc không dứt. Đây vì ý muốn chúng sanh thức tỉnh nên Đức Thầy phải nói hoài nói mãi.

          LAO XAO: Ồn ào lộn xộn, ý chỉ cảnh chiến tranh loạn lạc; cảnh chạy giặc.

“Phút nghe tiếng nói trên rừng lao xao”.(?)

          CHỈN GHÊ: Chỉn là vốn, là rất (tiếng trợ từ); Ghê là gớm, tởm, sợ. Chỉn ghê là vốn rất ghê sợ.

          “Đạo Trời báo phục chỉn ghê”.(Truyện Kiều)

          Đức Thầy cũng nói:

“Thấy đời mê muội lầm than,

Ăn bạ nói càn tội lỗi chỉn ghê”.

                             (Sấm Giảng Q.1)

          GIAN LAO: Khó nhọc vất vả.

          XÁO XÀO: Rầy rà, xung đột làm rối loạn. Ở đây chỉ cho cảnh giặc loạn, chết chóc chẳng yên ổn.

          CANH KHUYA: Một đêm có năm canh, mà canh khuya chỉ cho hai phần đêm, tức là khoảng canh tư. Câu “Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng” là chỉ khoảng

 

tháng Tám năm Ất Dậu (1945) chấm dứt Đệ nhị Thế chiến, thế giới tạm được thái bình, ngưng cuộc đổ máu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn