LƯỢC GIẢI (Đoạn mở đề)

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 38529)
LƯỢC GIẢI (Đoạn mở đề)

Bởi tùy theo căn cơ và hoàn cảnh thích hợp với người tu hiện thời, nên Đức Thầy lược kể những cương yếu, cho mỗi tín đồ tiện bề tu học đúng theo tôn chỉ của Đạo.

          Trước hết Ngài nhận xét về hai hạng tu: xuất gia và tại gia đã có trong Đạo Phật từ trước. Để rồi Ngài xác định hầu hết môn đồ PGHH đều là hạng “tại gia cư sĩ học Phật tu Nhân”, mà chính Ngài đã nêu gương hạnh, trong một đoạn giảng:

            Ta là cư-sĩ canh điền,

  Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành.

            Xa nơi tranh-đấu lợi-danh,

  Giữ lòng thanh-tịnh tánh lành trau-tria.

            Gắng công trì niệm sớm khuya,

  Thân tuy còn tục tâm lìa cõi mê”.

          Vì rằng xuất gia với hình thức suông, cũng chưa giải thoát luân hồi mà phải xuất gia bằng nội tâm, mới ra khỏi nhà lửa tam giới. Sở dĩ Ngài đề vạch tôn chỉ Học Phật Tu Nhân, là vì nếu người riêng tu Nhân mà không tu Phật thì chỉ tiến tới bực siêu nhân thôi, chớ chưa thoát vòng sanh tử. Bằng chỉ tu Phật, chẳng hành xử Đạo Nhân, tuy được phần tự giác và nhàn tịnh, nhưng dễ bị kẹt vào tư tưởng tiêu cực, yếm thế; không thực hiện được tình từ bi cao thượng trong quảng đại quần chúng. Đã không đền được nợ thế, lại thiếu phần nhân nghĩa phước đức, như Đức Thầy hằng khuyên:

                   Tu đền nợ thế cho rồi,

             Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen”.

          Và:     Bạch trinh giữ lấy nghĩa nhân,

                Muốn về cõi Phật, lập thân cõi trần”.

          Vậy nhà tu có lập thân cõi trần mới trả xong nợ thế, và thiệt thi được lòng giác tha để đạt đến giác hạnh viên mãn, chứng thành Phật quả.

          Lại nữa, Đạo Nhân như nấc thang đầu, Đạo Phật như nấc thang chót, nếu hành giả bước nấc đầu rồi đứng đó, ắt không bao giờ đạt được mục đích. Bằng muốn leo lên nấc thang chót mà chẳng chịu bước nấc đầu, cũng không khi nào kết quả. Cho nên cả Đạo Nhân và Đạo Phật, người tín đồ PGHH phải đồng hành cho trọn vẹn.

          Tóm lại, có tu nhân mới trả xong nợ thế, dứt nghiệp sanh tử và tạo được vô lượng phước đức để làm nền tảng trên đường giải thoát. Và có tu Phật mới diệt tận phiền não vô minh, để trí huệ phát khai, kiến tánh thành Phật, hoặc siêu sanh về Lạc quốc. Đức Thầy đã viết một bài thi hàm chứa cả tu Nhân lẫn tu Phật:

                   Nhơn sanh hiếu nghĩa dĩ vi tiên,

                   Hành thiện tri kinh thị sĩ hiền.

                   Kiếm huệ phi tiêu đoàn chướng nghiệp,

                   Phật tiền hữu nhựt vĩnh an nhiên”.

          (Câu 1 và câu 2 của Bài thi dạy về tu Nhân. Câu 3 là dạy cách học Phật và tu Nhân. Câu 4 chỉ cho sự kết quả của người tu.)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn