IV.- SỰ NGHIỆP TÔN GIÁO VÀ GIÁO LÝ :

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 54333)
IV.- SỰ NGHIỆP TÔN GIÁO VÀ GIÁO LÝ :

Vì nặng một hoài bão lớn lao nhằm dẫn dắt nhân sanh đi tầm Chơn Lý, cho nên dù Đức Giáo Chủ khai Đạo trong thời gian bị sự kềm kẹp gắt gao của thực dân Pháp; nhưng Ngài vẫn không sờn lòng trước bao nghịch cảnh đầy gió hãi mưa kinh. Như Ngài đã thốt:

“Dù gian lao dạ sắt chẳng sờn,

Miễn sanh chúng thông đường giải thoát.

Cơn giông tố mịt mù bụi cát,

Chẳng nao lòng của đấng Từ Bi”.

                                                      (Bài Sa Đéc)

          Ngài thuyết pháp khuyên tu không ngừng nghỉ và cho in những Sấm Kinh của Ngài đã sáng tác, hoặc các tín đồ chép tay ra để truyền bá khắp nơi, nhứt là Ngài tổ chức Ban Trị sự PGHH trên toàn quốc. Từ Xã, Quận đến Trung Ương, hoàn thành vào khoảng tháng 5 năm Ất Dậu (1945) chính Ngài giữ trách nhiệm Chánh Hội Trưởng. Ngoài ra, Ngài còn nhận xét chung về đạo Phật nước nhà đang lâm vào tình trạng “Riêng Pháp bảo riêng chùa riêng Phật”. nên Ngài đứng ra thành lập Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội. Ngài kêu gọi các tông phái Đạo Phật, các nhà sư, các Phật tử tín đồ và các nhà trí thức có xu hướng về đạo Phật hãy đoàn kết lẫn nhau trong tinh thần hòa ái, để:

          - Tìm cách nâng cao tinh thần Đạo Phật.

          - Tìm những phương tiện cứu giúp kẻ nguy nàn do thời cuộc gây ra.

          - Giúp đỡ lẫn nhau trong việc quan, hôn, tang, tế.

          - Bênh vực lẫn nhau trong sự tín ngưỡng tự do.

          Trong chương trình tổ chức (Hệ thống tổ chức), Ngài có ấn định:“Khi Ban Trị Sự cử xong, phải khẩn cấp lập thêm ba ban:

          I.- Ban Nghiên Cứu Đạo Phật.

          II.- Ban Huấn Luyện và Truyền Bá Đạo Phật.

          III.- Ban Chuẩn tế, lo tìm phương giúp đỡ kẻ khốn cùng”.

          Đặc biệt là sự cứu đói miền Bắc năm 1945 một đóng góp lớn lao của PGHH thể hiện đức vị tha bác ái.

          Về giáo lý thì tất cả Sấm Kinh của Đức Giáo Chủ sáng tác đều được tín đồ sưu tập trong bộ SẤM GIẢNG THI VĂN mà Ngài thường khuyến dạy tín đồ:

“Từ Sấm Kinh cho đến thi thơ,

 Trong chốn ấy nhiều nơi trọng yếu”.

                                                (Giác Mê Tâm Kệ)

Và:     “Ta yêu chúng viết ra giảng kệ,

          Khuyên Tăng đồ cùng các tín đồ.

          Nghe cạn lời chớ có mờ hồ,

         

          Tìm hiểu nghiã làm theo đắc Đạo”.

                                    (Giác Mê Tâm Kệ)

Hoặc là:

“Giảng kinh đọc tụng chiều mai,

Làm theo lời chỉ ngày rày gặp Ta”.

                             (Bài Dặn Dò Bổn Đạo)

Ngài luôn dặn dò hầu hết tín đồ:

     “Lòng trẻ thảo biết đoàn biết kết,

Phí xác phàm mê mệt đâu nầy.

Băng rừng dẹp phá gốc gai,

       Đưa người lương thiện đến ngay Niết Bàn”.

                                      (Bài Thu Đã Cuối)

          Ngoài ra, còn phần thuyết pháp ứng khẩu của Ngài suốt thời gian 8 năm truyền Đạo, thì có vô số đề tài và lời lẽ, nhưng rất tiếc là không ai ghi chép được đầy đủ, mỗi người chỉ nhớ một ít rồi kể lại cho người khác nghe. Trong các lời lẽ ấy, chuyện nào có chứng cứ xác thực trong các tín đồ sưu tầm lại viết thành hai bộ sách “CHUYỆN BÊN THẦY và LUẬN NGỮ PGHH”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn