CHÁNH VĂN ((Từ câu 153 đến câu 160)

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 39674)
CHÁNH VĂN ((Từ câu 153 đến câu 160)

153.“Việc Điên, Điên xử chưa xong,

             Lục-Châu chưa giáp mà lòng ủ-ê.

                   Người nghe đạo lý thì mê,

            156. Kẻ lại nhún trề nói: Lão kiếm cơm.

                   Thấy nghèo coi thể rác-rơm,

            Rồi sau mới biết rác-rơm của Trời.

                   Vì Điên chưa đến cái thời,

           160. Nên còn ẩn dạng cho người cười chê”.

 

LƯỢC GIẢI (Từ câu 153 đến câu 160)

          -Đoạn giảng trên ý nói công cuộc khai Đạo cứu đời, Đức Thầy còn nhiều trách nhiệm phải làm. Nhìn thấy lòng người tham ác, cảnh thế đau thương sắp xảy ra mà Ngài chạnh nỗi thương tâm cho bá tánh.

          -Khi nghe đến lời Kệ giảng của Ngài có nhiều người ham mộ tín hành, song cũng “Còn lắm kẻ nghinh ngang theo chọc rối”.(Trao lời cùng Ông Táo).

          -Thấy người giả dạng người tàn tật, ăn xin khắp đó đây, họ liền khinh khi nhạo báng, không ngờ rằng bởi thời cơ chưa đến, Đức Thầy mới dùng phương cách đó hầu dễ bề cảnh tỉnh nhơn sanh.

 

CHÚ THÍCH

          LỤC CHÂU: (Xem chú thích câu 56 - Q.1).

          ĐẠO LÝ: Lý lẽ của Đạo hay Giáo lý của một Tôn giáo. Riêng chữ Đạo có ba nghĩa:

          1.- Đạo là con đường của tâm hồn: Hễ lúc sống, Thân Tâm tạo nghiệp nào thì khi chết Nghiệp lực ấy húc thác sanh về cảnh giới đó. Lục phàm hay Tứ thánh. (Sáu

 

 

đường Phàm: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Thần, Người, Trời. Tứ Thánh: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật).

          Cũng thế, Đức Thầy bảo:

                   “Cái chữ tâm mà quỷ hay ma,

                    Tiên hay Phật cũng là tại nó”.

                                      (Giác Mê Tâm Kệ, Q.4)

          Hoặc là:

“Đạo là vốn thiệt cái đàng,

Ta ra sức dọn cho toàn chúng sanh”.

                             (Sấm Giảng Q.3)

          2.- Đạo là bổn phận, là lẽ phải: Hễ ta đứng vào địa vị nào đều có bổn phận trong địa vị ấy và phải cư xử cho trọn vẹn. Đức Thầy dạy:

                  “Đạo tôi chúa chặt gìn câu chung thỉ,

Đạo Thầy trò khắc cốt với ghi xương.

Đạo Cha con chặt chẽ chữ miên trường,

Đạo Chồng vợ thuận hòa cho đến thác.

Biết Lễ Nghĩa kính yêu cùng Cô Bác,

Nội tông cùng Ngoại tổ với Cậu Dì.

Thêm kính nhường anh chị kẻ cố tri,

Mắt chẳng thấy lũ gian phi xảo trá.

Đạo bè bạn bất phân nhân với ngã,

Chữ nghĩa tình sắt đá mãi bền gan”.

                             (Không Buồn Ngủ)

Đó là phần Nhân Đạo. Còn phần Phật đạo, Đức Thầy dạy:

“…Chân lý ấy là cái Đạo của mình đối với nhân loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối với mình. Vì thế, hãy đặt tư tưởng mình vào công cuộc tìm phương cứu giúp sanh linh trong vòng trầm luân oan nghiệt. Hãy tin tưởng Phật Trời và cầu nguyện đấng

 

thiêng liêng ban bố phước lành cho nhân chúng. Hãy tìm con đường giải thoát cho mình bằng cách lạc đạo an bần, xả thân tu tỉnh”.         (Bài Chánh Tư Duy trong Bát Chánh Đạo).

3.- Đạo là bản thể tuyệt đối: Lý nầy là lìa cả danh ngôn sắc tướng, chỉ tạm gượng kêu là Đạo và gượng giải mà thôi.

Đức Lão tử đã bảo;

          “Đạo khả đạo, phi thường đạo,

          Danh khả danh, phi thường danh.”

(Đạo mà có thể nói ra được thì không phải là Đạo chơn thường; và dùng tên mà gọi cũng không phải là danh chơn thường).

          Ngài Khổng Tử cũng dạy:

                   “Đạo bất khả viễn nhân,

                     Nhân tri vi Đạo,

                     Nhi viễn nhân,

                     Bất khả dĩ vi Đạo”.

          (Đạo không xa bản tánh của con người, nếu theo Đạo mà để xa bản tánh thì chẳng phải là Đạo vậy).

          Còn Kinh Phật dạy rằng:

                   “Đạo giả vô chung thỉ,

                     Minh minh hà xứ tầm,

                     Thanh tịnh vô vi pháp,

                     Chánh Đạo ẩn chơn tâm”.

          Tạm dịch:

                   “Đạo vốn chẳng đầu đuôi sau trước,

                     Khắp muôn phương đâu chỗ tìm ra.

                            Nếu lòng sạch hết vọng tà,

                  Tự nhiên Chánh đạo hiện mà nơi tâm”.

         

          Tóm lại, chữ Đạo rất vô vi mà cũng rất linh hoạt sáng mầu, cho nên nó có cả tướng, dụng và thể:

                   -Có mà không là Tướng của Đạo.

                   -Không mà có là Dụng của Đạo.

                   -Không mà chẳng không là Thể của Đạo.

          LÝ: là Giáo lý, là lời lẽ luận giải các Kinh Luật và pháp môn tu hành của Phật Tổ và chư Phật Thánh đã chỉ dạy, hành giả nương theo đó mà học hỏi tu hành đến chỗ thâm nhập Chơn lý Tuyệt đối và chứng đắc Đạo quả.

          Đức Thầy từng cho biết:

                   “Hạ giái dạy khuyên truyền đạo lý,

                     Giả dạng Điên Khùng mượn thi ca”.

                                                (Để chơn đất Bắc)

          NHÚN TRỀ: Rùn vai, bỉm môi. Ý chê bai bằng lời nói cả dáng điệu.

“Làm dâu vụng nấu vụng kho,

Chồng không bắt bẻ mụ o nhún trề”.(Ca dao)

          ẨN DẠNG: Giấu kín hình dạng. Nghĩa bóng là dùng phương cách khéo léo làm cho người đời không biết mình là bậc tài trí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn