309.-Muốn sau được dựa Các-Lân,
Hãy nên trau sửa hiền-nhân mới là.
Những người quê dốt thật-thà,
312.-Cũng nên tu niệm nhờ mà thân sau.
Lập đời mới biết thấp cao,
Bây giờ chưa biết ai thau ai chì.
Đời xưa có Ngũ-Viên-Kỳ,
316.-Đem tài học thuốc hiến thì cho dân.
Người xưa còn chẳng cần thân,
Miễn cho trong nước chúng dân được nhờ.
Để tâm yên-lặng như tờ,
320.-Nghĩ suy lời lẽ tỏ mờ thế nao.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 309 đến câu 320)
-Đoạn nầy Đức Giáo Chủ khuyên: Nếu ai muốn sau nầy được gần đền vàng điện ngọc, thời hiện giờ hãy sớm sửa mình cho trở thành hiền nhơn quân tử. Những người chơn chất làm ăn, tuy là quê dốt, song nếu biết niệm tưởng Phật Trời, tu thân hành Đạo thì thời gian sau hoặc hậu kiếp được hưởng điều cao quí.
-Hiện giờ kẻ dữ người lành, thật giả còn đang lẫn lộn, nhưng đến ngày lập lại Thượng ngươn, nhơn loại phải trải qua cuộc chọn lọc, chứng ấy sẽ rõ ai cao, ai thấp.
-Xưa, thời Ngũ Đế có quí ông: Ngũ Tử, Hiên Viên và Kỳ Bá, đã dốc hết tâm trí kê cứu các phương thuốc điều trị bệnh nhân. Các Ngài chẳng màng đến sự lao tâm mệt xác, hay lợi lộc; miễn sao cho toàn thể dân chúng được an lành.
-Nay Đức Thầy khuyên mọi người, nên bình tâm suy nghĩ những lời chỉ dạy của Ngài cho thấu đạt nghĩa lý, thế nào là sáng tỏ vinh quang và thế nào là mê mờ u tối.
CHÚ THÍCH
CÁC LÂN: Các là gác lầu; Lân là thềm bực. Ý chỉ cho đền vàng điện ngọc của vị Thánh Vương Việt
AI THAU AI CHÌ: Thau là loại đồng pha kẽm. Chì cũng đồ kim loại màu xám, chất dễ chảy hơn. Thau có giá trị cao hơn chì. Đây chỉ ngày lập đời sẽ có cuộc chọn lọc để biết rõ ai giả ai thật, hoặc ai cao ai thấp.
NGŨ VIÊN KỲ: Sách “nội Kinh Huỳnh Đế” có chép: vào thời Ngũ Đế có ba ông: Ngũ Tử, Hiên Viên và Kỳ Bá đem hết trí năng nghiên cứu các thứ bịnh và thí nghiệm những loại thảo mộc, để tìm ra dược phẩm trị bịnh cứu dân, lòng các Ngài chẳng hề mong cầu lợi lạc. Đức Thầy nhắc chuyện nầy để chỉ cho sự giúp đời bất vụ lợi, của những bực đầy lòng vị tha bác ái và cũng khuyên mọi người noi gương từ thiện nói trên.
THỂ NAO: Thế nào, hãy xét rõ công việc ấy coi ra sao ? (như thế nào).
CHÁNH VĂN
321.-Luận xem thế sự thấp cao,
Khuyên dân hãy bớt làm màu hiếu nhi.
Bớt bỏ rình-rang một khi,
324.-Nếu cha mẹ chết làm y lời nầy.
Là lời truyền-giáo của Thầy,
Bông hoa cầu Phật hiệp vầy đi chôn.
Còn mình muốn đãi làng thôn,
328.-Thì là tùy ý đáp ngôn cho người.
Gẫm trong thế sự nực cười,
Chẳng lo cải sửa cho người tâm ngay.
Mình làm chữ hiếu mới hay,
332.-Chớ mướn người ngoài cầu nguyện khó siêu.
Muốn cho tội lỗi mòn tiêu,
Thành tâm cầu nguyện sớm chiều mới hay.
Mục-Liên cứu mẹ bằng nay,
336.-Nhờ người hiếu hạnh tâm rày từ-bi.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 321 đến câu 336)
-Sau khi luận việc cao thấp của sự đời, Đức Giáo Chủ khuyên bá tánh trong việc tang ma không nên bày vẽ linh đình mà hãy làm theo lời khuyên dạy của Ngài.
-Nếu trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ từ trần, nên vọng bàn giữa Trời cầu Phật, trên bàn chỉ được dùng ba món: bông hoa, nước lã và nhang. Khi cầu nguyện xong im lặng đi chôn. Còn đối với làng xóm hãy tùy nghi mà dùng lời lẽ giã ơn với mọi người, bởi “Tiếng chào cao hơn cỗ”. Nếu cần phải đãi đằng cơm nước thì Ngài dạy:“Những điều nào xét ra thấy giản tiện ít lãng phí cứ làm”.
-Thẩm xét sự đời, Ngài cũng bắt buồn cười cho bá tánh, sao chẳng sớm tu sửa lòng mình cho được ngay chánh và hiếu sự phải tự mình thi hành mới đúng lẽ. Nhược bằng cứ bỏ tiền ra, mướn các thầy đám tụng kinh cầu siêu, không bao giờ được kết quả.
-Vậy muốn cho nghiệp tội của ông bà cha mẹ mau tiêu rỗi, con cháu cần sớm giác ngộ tu hành, mỗi sáng chiều hằng thành tâm cầu nguyện. Noi gương Đức Mục Kiền Liên rèn lòng từ bi, hiếu hạnh đi đến chỗ chứng Đạo giải thoát. Đức Thầy từng khuyến tấn:
“Rán tu đắc Đạo cứu Cửu Huyền,
Thoát chốn mê đồ đến cảnh Tiên.
Ngõ đáp ơn dày công sáng tạo,
Cho ta hình vóc học cơ huyền”.
(Giải thoát Cửu huyền)
CHÚ THÍCH
LÀM MÀU HIẾU NHI: Làm ra vẻ người con hiếu để che miệng thế gian, chớ không thật tâm lo.
RÌNH RANG: Ồn ào rộn rịp, chưng diện rực rỡ có tính cách long trọng.
ĐÁP NGÔN: Giã ơn bằng lời nói.
THÀNH TÂM: Lòng chí thành chí thật. Cổ đức từng bảo:“Thành tâm sở chí, kim thạch vị khai”.( Ý nói sức thành tâm khẩn thiết hướng về đâu, có thể chẻ núi phá vàng đến đó). Nên Đức Thầy hằng dạy:
“Thứ bảy chánh niệm vậy thì,
Khi cầu khi nguyện chuyện gì thành tâm”.
(Dặn dò Bổn đạo)
MỤC LIÊN CỨU MẸ: Mục Kiền Liên, vốn là một trong “Thập Đại Đệ Tử” của Phật Thích Ca, Ngài là bậc thần thông đệ nhứt. Khi chứng quả A La Hán, Ngài dùng Thiên nhãn nhìn thấy mẹ là bà Thanh Đề đang bị đọa tại ngục A Tỳ, chịu sự hình phạt đói khổ thảm thiết, nên dùng thần thông đem bát cơm đến dâng cho mẹ dùng. Nhưng khi vừa bưng lên, bỗng bát cơm hóa ra lửa bốc cháy, bà ăn không được, nên rất hối hận tội lỗi của mình. Mục Kiền Liên trở về cầu Phật giúp cho phương cách cứu mẹ.
Thấy lòng hiếu thảo của Mục Liên, Phật động từ tâm, dạy ông thiết lễ Vu Lan Bồn, để nhờ sự hồi hướng công đức của các Thánh Tăng cộng với sự hối hận của bà và oai lực của Đức Phật gia hộ, nên Ngài Mục Liên cứu mẹ ra khỏi ngục A Tỳ.
CHÁNH VĂN
337.-Ai ai hãy rán mà suy,
Thương đời Ta tỏ chuyện ni rõ-ràng.
Làm tuần trà rượu xình-xoàng,
340.-Rồi thì chửi-lộn mà an nỗi gì ?
Dương-trần làm chuyện dị-kỳ,
Tạo nhiều cảnh giả chơn thì chẳng theo.
Của tiền chớ có bỏ theo,
344.-Chết rồi tế-lễ bò heo làm gì ?
Nếu ai biết chữ tu trì,
Cha mẹ còn sống vậy thì cho ăn.
Không làm để ở lung-lăng,
348.-Chửi cha mắng mẹ lăng-xăng thiếu gì.
Ở cho biết nhượng biết tùy,
Vui lòng cha mẹ vậy thì mới ngoan.
Đạo là vốn thiệt cái đàng,
352.-Ta ra sức dọn cho toàn chúng-sanh.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 337 đến câu 352)
-Vì lòng thương đời Đức Thầy mới phân giải rõ ràng: từ trước những đám làm tuần, người ta thường bày ra tiệc lễ linh đình, say sưa rượu thịt. Đã say, đâu còn phân biệt phải quấy, nên giữa anh em tộc họ thường xảy ra cuộc chửi mắng, ấu đả lẫn nhau, như vậy đâu ích lợi và an ổn chút nào.
-Ở đời, khi có việc xảy ra người ta ít chịu nhận xét cho chính xác để làm theo chân lý. Phần đông là họ cứ bày vẽ nhiều việc lạ lùng, toàn là giả dối. Cho nên Đức Thầy dạy hãy bỏ tục lệ đem tiền của theo cho người quá vãng, bởi kẻ chết đã sang qua cảnh giới khác thì tiền bạc và vật thực cõi nầy, chẳng xài được. Còn việc sát hại gà vịt, bò heo lại là vô lý và tai hại hơn nữa, vì làm thế người chết không dùng được mà còn mang thêm nghiệp quả.
-Vậy ai là người biết giác ngộ tu hành, muốn báo hiếu cho đúng cách thì lúc cha mẹ còn sanh tiền, nên cung phụng các thức ăn, mặc, ở cho đầy đủ. Thường thấy nhiều người không biết bổn phận đối với cha mẹ, lại còn ăn nói nghinh ngang hỗn ẩu, thật là điều tội lỗi đáng trách !
-Con người khôn ngoan đạo đức, lúc nào cũng vâng lời cha mẹ, việc cư xử trong gia đình, thân tộc đều biết nhân nhượng thuận hòa, khiến cha mẹ được hài lòng, Đức Thầy đã vạch rõ con đường đạo hạnh, chúng sanh nào muốn đạt đến chỗ vinh quang hạnh phúc, cứ nương theo đó tiến hành, ắt được toại nguyện.
CHÚ THÍCH
CHUYỆN NI: (
XÌNH XOÀNG: Cũng gọi là xoàng xoàng. Có nghĩa chếch choáng, cháng váng (say rượu). Ví dụ: Mới ba ly đã xình xoàng.
LÀM TUẦN: Lễ cầu siêu và cúng người chết: mỗi tuần 7 ngày một thất, hoặc 21 ngày 3 thất, hay 49 ngày 7 thất; 100 ngày (bá nhựt); giáp năm, hoặc giáp hai năm (mãn tang hay mãn khó).
DỊ KỲ: (
TẾ LỄ BÒ HEO: Từ trước những gia đình giàu sang, trong nhà có người chết, họ liệm vô quan tài, hoàn lại đó rồi giết bò heo cúng tế cả tuần mới đem chôn. Điều nầy xét ra thấy rất sai lầm, bởi làm thế, người chết đâu có ăn được, lại còn mang thêm nghiệp tội.
Xưa, có một Trưởng giả rất giàu có, thâm tín Tam Bảo, thường làm nhơn bố thí. Sau khi mạng chung, con cháu dùng hỏa táng, thu nhặt tro tàn đựng vào bình đặt lên bàn hương án. Chúng chuẩn bị gà heo cùng các thứ cao lương quí giá, cúng kiếng linh đình, rồi xúm nhau khóc kể thảm thiết.
Nhờ nhân bố thí, hồn Trưởng giả được sanh về cõi Trời làm vị Thiên Đế, ông nhìn xuống thấy con cháu dạy dột, vì thương cha mẹ làm việc vô ích. Muốn thức tỉnh con cháu, ông bèn hóa ra tên mục đồng, tay ôm bó cỏ, tay dắt trâu đến sân nhà tế lễ ấy. Đến nơi, vừa cột trâu, trâu ngã ra chết, mục đồng lấy cỏ đút vào mồm trâu bảo ăn, trâu không ăn được, nó giận dữ lấy roi đánh đập, quát tháo ầm ỹ. Mấy người con Trưởng giả thấy vậy bảo:
- Nầy chú bé kia ! Sao khờ khạo đến thế ? Trâu đã chết làm sao ăn được nữa mà phải hoài công la hét !
Đứa bé đáp:
- Trâu mới chết mồm miệng vẫn còn đây, còn có thể hy vọng hơn các người bày lễ linh đình trước bình tro tàn, rồi khóc kể có khôn gì ?
Cả nhà Trưởng giả nghe trả lời ngạc nhiên tỉnh ngộ, hỏi:
- Ồ thật rất thông minh. Ngươi là con nhà ai và ở đâu đến đây ?
Đứa bé đáp:
- Ta chính là Trưởng giả. Cha các ngươi đây !
Nhờ phụng sự Phật pháp mà nay ta đã sanh Thiên, thấy các ngươi không nghe theo lời ta, lo tu hành, mãi đeo đắm tình thương quyến thuộc làm điều vô ích, lại gây thêm nghiệp sát hại, nên về đây giác tỉnh các ngươi. Nếu chẳng sớm cải hối, ta cùng các người đồng vương thêm nghiệp tội không nhỏ. Nói xong, Thiên Đế biến lên Thiên cung, con cháu đồng ăn năn tỉnh ngộ, bỏ việc sát sanh.
Lúc Đức Phật còn trụ thế, Ngài thường dạy các môn đồ:“Nếu ai vì thân nhơn quá vãng mà tu tập các việc phước đức thì trong bảy phần, vong nhơn hưởng một, sáu phần kia người sống tự huởng. Trái lại, nếu vì người chết mà sát hại sanh vật cúng tế tạo nhiều nghiệp ác, ắt vong nhơn phải chịu họa lây”.
Ngày nay Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng giác tỉnh:
“Đôi lời kể lại nỗi hàn huyên,
Ma lớn chay to phí lắm tiền.
Tưởng vậy xác thân đa hạnh phúc,
Nào hay hồn phách lắm oan khiên”.
(Tỉnh bạn Trần gian)
TU TRÌ: (
THIẾU GÌ: Thiếu chi, nhiều lắm.
BIẾT NHƯỢNG BIẾT TÙY: Biết nhân nhượng, nhún nhường và vâng lời thuận thảo.
ĐẠO: (
CHÁNH VĂN
353.-Thôi thôi bớt miệng hùng-anh,
Ở nơi cửa khẩu thiệt rành tiếng ni.
Chưng bày quân-tử làm chi,
356.-Của đồ hổ-bịt vậy thì xưng hô.
Lũ đàng lũ điếm hồ-đồ,
Anh-hùng quân-tử xưng hô rền trời.
Gặp ai mắc nạn cười chơi,
360.-Chớ không ra sức giúp đời điều chi.
Hổ mình là bực tu mi,
Chưa tròn bổn-phận mà ti tôn mình.
Kể từ thượng lộ đăng trình,
364.-Vào
Khuyên răn trần-thế một khi,
366.-Tuồng đời sắp hạ bằng ni rõ ràng.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 353 đến câu 366)
-Thường thấy số người miệng hay khoe khoang lớn lối, tự cho mình là tài giỏi, là anh hùng quân tử, nhưng hành động chẳng ra gì, nên Đức Thầy khuyên họ hãy bỏ bớt tánh xấu ấy đi !
-Cũng có hạng chỉ biết rong chơi trụy lạc, ăn nói hàm hồ, cống cao tự đại, nhưng khi gặp người lâm nạn thì họ trơ mắt ra nhìn, chẳng hề có chút lương tâm ra tay giúp đỡ, lại còn thỏa thích nhạo chê là khác. Là bực râu mày nam tử, với bổn phận không tròn, họ đã chẳng biết tủi thẹn, lại còn khoe khoang tự đắc.
-Lúc Đức Thầy lên đường độ thế, từ miền Nam, sang đất Bắc, Ngài hằng lui tới khai truyền chánh pháp, giáo hóa lê dân:“Chuyển miền Nam địa lung lay, Nam, Trung cùng Bắc một tay giáo đời”.( Để chơn đất Bắc) Ngài khuyến cáo cho bá tánh rõ, tuồng đời hiện tại sắp hết, để chuyển sang cuộc diện mới.
CHÚ THÍCH
QUÂN TỬ: (
CỦA ĐỒ HỔ BỊT: Chỉ những hạng ăn ở lố lăng phách lối. Ví dụ: Thứ hổ bôn hổ bịt, chẳng ra gì.
LŨ ĐÀNG LŨ ĐIẾM: Bọn người gian xảo ăn chơi phóng đãng (trà đình tửu điếm) Đức Thầy khuyên:“ Điếm đàng đĩ thõa chớ gần”.(Sám Giảng Q.3)
HỒ ĐỒ: Hàm hồ, không hợp lý; lờ mờ, không rõ ràng gãy gọn. Ví dụ: ăn nói hồ đồ vô lý. “Chim khôn tránh bẫy tránh dò, Người khôn tránh tiếng hồ đồ mới khôn”.(Ca dao)
ANH HÙNG: Anh là vua loài hoa. Hùng là vua loài thú. Nghĩa bóng: chỉ người hào kiệt xuất chúng, có tài làm việc to tát. Sách Vương Thông có nói:“Tự trị giả anh, tự thắng giả hùng”.(Tự biết mình là anh, tự thắng mình là hùng). Nhưng toàn câu giảng trên là chỉ cho kẻ bất tài mà thường hay xưng hô lớn lối. Đó là anh hùng rơm:“Anh hùng gì, anh hùng rơm, Cho một bó lửa hết cơn anh hùng”.(Ca dao)
TU MI: (
BỔN PHẬN: Phận sự, phần việc của mình. Một phần nghĩa của chữ Đạo. Ví dụ: Bổn phận làm con, bổn phận làm công dân, làm cha mẹ.v.v…
TI TÔN MÌNH: Tự hào, cho mình là tài giỏi, là cao quí hơn người.
ĐĂNG TRÌNH: Lên đường, khởi hành (ra đi).
BÔN PHI: Bôn là chạy, phi là bay. Nhưng chữ bôn phi ở đây có nghĩa là bôn ba, lui tới. Đức Thầy có câu:“Bôn phi lê thứ nhiều bề gian nan”.(Để chơn đất Bắc)
CHÁNH VĂN
367.-Dương-gian làm huyễn nói càn,
Cùng xóm cuối làng đâu cũng như đâu.
Hò reo giục trống nhiều câu,
Sai đồng khiển quỉ nói lâu nực cười.
Ta khuyên hết thảy các người,
372.-Nhiều chuyện trò cười hãy bỏ bớt đi.
Đừng hò đừng réo làm chi,
Nghinh-ngang kêu múa có khi hại mình.
Nghe không thì cũng mặc tình,
376.-Nói cho rõ-rệt dân tin không là.
Cùng Thầy ra lịnh nên Ta giáo-truyền.
Thánh Thần không phải thiếu tiền,
380.-Mà kêu mà réo xuống trần mà sai.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 367 tới câu 380)
-Trong xã hội Việt
-Vì họ chữa trị bịnh nhơn khi thì đọc thần chú, kêu gọi danh tánh các bậc Thần Tiên mà sai khiến làm điều tà mị theo ý muốn, nên phải tội lộng ngôn, phạm thượng; hoặc cho sát sanh hại vật cúng tế quỉ ma, khiến chúng ăn quen mà quanh quẩn theo họ, phá hại xóm làng:“Đừng theo lũ quỉ lũ ma, Cúng kiếng nó mà nó phải ăn quen”.(Sám Giảng Q.3)
-Đức Giáo Chủ kêu gọi bá tánh hãy trở lại con đường chánh tín, dầu ai có nghe hay không tùy ý; chớ việc Ngài truyền dạy đây là do sắc lịnh của Đức Quan Âm và Phật Tổ, Phật Thầy. Còn các vị Thần Thánh đâu có thiếu nợ chúng sanh mà muốn sai khiến lúc nào cũng được.
CHÚ THÍCH
LÀM HUYỄN: Giả dối, nói làm không chân thật để đánh lừa thiên hạ.
SAI ĐỒNG KHIỂN QUỈ: Đây là cách trị bệnh của các phù thủy (thầy pháp). Chúng cho người ngồi trùm khăn kín mặt lại, rồi đọc thần chú, khiến một lát thì đồng lên, xưng là cố hỉ thượng động hay thần quỉ chi đó Đồng đòi ăn heo gà đủ thứ, phần nhiều là họ lên giả; thấy việc huyễn hoặc và mê tín, ai xem cũng nực cuời. Nhà thơ Trần Tế Xương đã diễn tả cảnh lên Đồng ấy trong một bài thơ:
“Khen ai khéo vẽ cảnh lên đồng,
Một lúc lên luôn sáu bảy ông.
Sác quỉ, ông dùng cây kiếm gỗ,
Ra oai, bà giắt cái khăn hồng.
Cô giương tay ấn tan tành núi,
Cậu chỉ ngọn cờ cạn dốc sông.
Đồng giỏi, sao đồng không giúp nước ?
Hay là đồng sợ súng thần công ?”