4- Việt Minh Đoạt Chánh Quyền

02 Tháng Hai 20156:51 CH(Xem: 11493)
4- Việt Minh Đoạt Chánh Quyền
Phe Cộng Sản đã sắp đặt kế hoạch cướp chánh quyền từ Hà Nội vào Huế và Saigon.

Ngày 19-8-1945, dưới danh hiệu Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh) đảng Cộng Sản Việt Nam, sau khi cướp được cái thế lãnh đạo cuộc biểu tình vĩ đại của quần chúng bằng cách đem vài đơn vị võ trang đến làm áp lực buộc Khâm sai Phan Kế Toại phải giao quyền cai trị cho một Ủy ban Việt Minh.
Ngày 24-8-1945, sau khi đã tự động nhân danh "Tổng hội Sinh viên, đại diện cho toàn thể các đảng phái và tầng lớp nhân dân" gửi điện tín từ Hà Nội vào Huế ngày 22-8, yêu cầu Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, Cộng Sản xuất hiện tại Huế dưới hình thức một phái đoàn Tổng Bộ Việt Minh gồm có Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận, Nguyễn Lương Bằng, để thuyết phục (có nghĩa là bắt buộc khéo léo và cương quyết) vị vua cuối cùng của triều Nguyễn phải trao quyền hành cho Việt Minh. Lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại được cử hành ngày 25-8 tại Ngọ Môn, ấn tín Nguyễn triều trao tay cho Trần Huy Liệu.
Ngày 25-8-1945 tại Saigon, truyền đơn ký tên Việt Minh được tung ra, với lời kêu gọi dân chúng tham gia biểu tình, ủng hộ Việt Minh. Đại ý của tờ truyền đơn đầu tiên vừa xuất hiện, được báo chí ghi lại như sau:

"Việt Minh đã từng sát cánh bên cạnh Đồng Minh, đánh Tây chống Nhựt.
"Đối với Nga là bạn."Đối với Tàu như răng với môi.
"Đối với Mỹ, chủ trương thương mãi, nên không có mưu đồ xâm lăng
"."Đối với Anh, nội các Attlee mới lên nắm chính quyền khuynh tả.
"Vì vậy bề ăn nói của chúng ta rất dễ dàng…".

Chúng ta… trên đây là Việt Minh, Cộng Sản Đệ tam. Họ đưa truyền đơn ra trước, rồi dọn đường cướp công của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt sau.
Ngủ một đêm, sáng ngày đồng bào thủ đô thức dậy lấy làm ngạc nhiên trông thấy khắp nẻo đường treo đầy biểu ngữ: "Chánh quyền về Việt Minh".
Ngoài ra, trong thành phố Saigon các tin đồn rất hấp dẫn, lại tai được Việt Minh loan ra và vận động các báo chí đăng tải, đại ý rằng:

"Tướng De Gaulle gởi điện tín cho người Pháp tại Đông Dương tiếc rằng không thể gởi một vị toàn quyền sang như đã hứa trước, bởi vì đã có một chánh đảng Việt Nam (Việt Minh) từng đi đôi với Đồng Minh. Vì vậy chiến hạm Richelieu trên đường sang Đông Dương phải ngừng tại Ceylan…"

Tin tức trên đây hàm ý cho dân chúng miền Nam hiểu rằng Việt Minh có một thế lực mạnh trong hàng ngũ Đồng minh. Nó đương nhiên tạo ra trong quân chúng miền Nam cái tâm lý thuận chiều ủng hộ Việt Minh ra nắm quyền lãnh đạo.

So sánh thái độ của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt tuy huy động được quần chúng, nhưng lại không mạnh bạo nắm lấy chánh quyền lãnh đạo, lại còn bày tỏ thiện chí sẵn sàng giao cho bất cứ ai"có hy vọng thành công", — so với thủ đoạn của Cộng Sản, tung racác loại truyền đơn và tin tức trên báo chí để tự sơn phết cho ViệtMinh cái hào quang "được Đồng Minh ủng hộ", ta thấy rằng Cộng Sản đã chủ mưu sẵn để lợi dụng tình thế mà nắm lấy quần chúng rồi tiến ngay lên nắm lấy chánh quyền tại miền Nam.

Sau ngày 25-8-1945, người dân Saigon mới thức dậy nhìn thấy một cây trụ lớn sơn màu đỏ chói đặt tại "Bồn Kèn" tức ngã tư đường Charner (Nguyễn Huệ sau này) và Bonard (Lê Lợi sau này) liệt kê sanh sách cơ quan chánh quyền miền Nam với danh nghĩa Ủy ban Hành chánh Nam bộ Lâm thời gọi tắt là Lâm Ủy Hành chánh.

Sự xuất hiện thật là đột ngột, báo chí không hề loan tin trước dân chúng cũng không hề nghe đến một cuộc bầu cử hay chuẩn bị nào. Lại là một cây trụ sơn màu đỏ chói như màu máu, đập mạnh vào mắt mọi người qua lại. Đây cũng là một lối đánh úp, đánh du kích của Cộng Sản, bất ngờ tạo ra thay đổi đột ngột — như cờ Việt Minh xuất hiện đột ngột tại cuộc biểu tình 17-8-1945 tại Hà Nội —, và đặt dư luân cũng như các tổ chức đấu tranh trước một "sự đã rồi". Nhữngngười ngạc nhiên nhứt là các chiến sĩ trong cơ quan lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt. Họ không hề được tham khảo ý kiếm về việc thành lập Lâm Ủy và thành phần của nó, mặc dầu mới vài ngày trước Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt do sự yêu cầu của Trần Văn Giàu, đã chấp nhận cho Giàu tham gia, để có sự đoàn kết rộng rãi mà ứng phó hữu hiệu với thời cuộc.

Thành phần của Lâm Ủy Hành chánh Nam bộ gồm có chín Ủy viên mà hết bốn Ủy viên là Cộng Sản, bốn Ủy viên thân cộng, chỉ có một độc lập:
— Trần Văn Giàu, chủ tịch kiêm Ủy trưởng Quân sự
— Nguyễn Văn Tạo, Ủy trưởng Nội vụ kiêm Tổng thư ký
— Dương Bạch Mai, Thanh tra Chánh trị miền Đông kiêm Tổng Giám đốc Công an
— Nguyễn Văn Tây, Thanh tra Chính trị miền Tây Còn lại năm Ủy viên:
— Ủy trưởng Ngoại giao: Phạm Ngọc Thạch (lãnh tụ Thanh Niên Tiền Phong đã tuyên bố chiều ngày 22-8-1945 ly khai Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt và gia nhập theo Mặt Trận Việt Minh)
— Ủy trưởng Tuyên truyền: Huỳnh Văn Tiểng (thuộc Đảng Dân Chủ, thân Cộng)
— Ủy trưởng Tài chánh: Từ Bá Tước (thuộc Dân Chủ Đảng)
— Ủy trưởng Canh nông: Ngô Tấn Nhơn (thuộc Việt Nam Quốc Gia Độc Lập ly khai)
— Ủy trưởng Lao động: Hoàng Đôn Văn (thuộc Tổng Công đoàn thiên tả).

Tất cả quyền hành đều tập trung vào một tay Trần Văn Giàu nghĩa là vào Độc tài Cộng Sản Đệ tam Quốc tế, chớ không phải là một Chính phủ Liên hiệp (không có một đại diện nào của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt).

Các lãnh tụ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt bất bình, nhưng đã quá trễ. Đảng Cộng Sản đã đi trước một nước cờ quan yếu. Đồng thời Trần Văn Giàu hạ một ngọn đòn độc hại đâm vào sau lưng Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt: Phạm Ngọc Thạch lãnh tụ Thanh Niên Tiền Phong, ra thông cáo tuyên bố rằng tổ chức Thanh Niên Tiền Phong đã rút khỏi Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt và từ nay gia nhập Mặt Trận Việt Minh.

Lúc đó, phong trào Thanh Niên Tiền Phong ở miền Nam được xem là một lực lượng đáng kể, nhứt là tại các đô thị. Nó gồm các thành phần trẻ, sinh viên, học sinh, thanh niên, phụ nữ, trung niên, không có khuynh hướng chính trị, chỉ một lòng yêu nước nhiệt thành, sẵn sàng chiến đấu cho Tổ quốc. Tổ chức này nguyên thủy là Tổng Hội Thanh Niên Thể Thao Nam Kỳ hưởng ứng phong trào thể dục Ducoroy của Pháp. Sau cuộc đảo chánh 9-3-1945, Lãnh sự Nhựt Bổn Iida thay thế Đại tá Ducoroy lãnh đạo phong trào với chức vụ Tổng ủy viên Thanh Niên Thể Dục Đông Dương.

Lúc này lãnh tụ đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Hồ Văn Ngà giới thiệu bác sĩ Phạm Ngọc Thạch với Lãnh sự Iida, và sau đại hội thanh niên 15-4-1945, tổ chức này chuyển mục tiêu từ "Thể thao thể dục" sang "Hy sinh cho Tổ quốc". Và thanh niên Tiền Phong ra đời với 5 điều tuyên thệ:
1- Thanh Niên Tiền Phong sẵn sàng hiến thân cho Tổ quốc
2- Thanh Niên Tiền Phong là người danh dự
3- Thanh Niên Tiền Phong trọng kỷ luật
4- Thanh Niên Tiền Phong hào hiệp giúp người
5- Thanh Niên Tiền Phong trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.

Đây là một phong trào quần chúng có khả năng phát triển ồ ạt, có lẽ từ 1945 về sau, chưa có phong trào nào có được hấp lực mạnh mẽ và tự nhiên như thế. Ưu điểm của phong trào này là tuổi trẻ và tiến bộ. Tuổi trẻ còn tràn trề nhựa sống, tâm huyết, nhiệt tình, lại không bị ràng buộc thê nhi. Tuổi trẻ đô thị hầu hết là người có học, tức có được căn bản tối thiểu để hấp thụ và phát huy kiến thức. Tuổi trẻ lại không bị nhiễm các thành kiến, tâm hồn trong sạch thích hành động cao thượng hào hiệp, trọng danh dự và thích sống kỷ luật. Cho nên đối với lớp người này, khẩu hiệu "Hiến thân cho Tổ quốc" mang một ý nghĩa nhiệm màu, hấp dẫn, đáp đúng nguyện vọng và hăng say của tuổi trẻ thời quốc biến. Tóm lại, Thanh Niên Tiền Phong ở thời điểm đó là một cái vốn phong phú của cuộc tranh đấu.

Một ưu điểm khác là phong trào Thanh Niên Tiền Phong không có màu sắc chính trị như đảng phái, không gây một thắc mắc nào cho người thanh niên khi quyết định gia nhập. Nhưng ưu điểm đó, mặt khác, và về lâu dài, lại trở thành nhược điểm: vì không có khuynh hướng chính trị rõ ràng, nên toàn bộ phong trào Thanh Niên Tiền Phong này, chỉ một đêm, qua một quyết định của thủ lãnh Phạm Ngọc Thạch, mà bị dẫn vào một ngã quẹo là con đường Cộng Sản, hóa trang dưới nhãn hiệu Việt Minh. Từ đó về sau, phong trào Thanh Niên Tiền Phong đi dần vào tan vỡ, qua năm 1946 không còn một âm hưởng nào nữa. Chỉ còn những người mang danh nghĩa lãnh tụ như Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Nguyễn, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ vốn là những cán bộ Việt Minh trá hình, về sau hiện nguyên hình là đảng viên nồng cốt của đảng Cộng Sản Việt Nam. Những lãnh tụ khác không xuất phát từ hệ thống Việt Minh, về sau kẻ về thành, người bị giết, như trường hợp bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, Nguyễn Thị Sương (Nữ bác sĩ Nguyễn Thị Sương lúc đó là thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong).

Bây giờ, ở vào thời điểm 40 năm sau 1945, những ai đã từng là thanh niên tiền phong năm 1945, hồi tưởng lại bối cảnh xã hội chính trị lúc đó, chắc không quên được nhiệt tình hăng say của một thời tuổi trẻ, một lòng kính phục người thủ lãnh trí thức đàn anh bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, một niềm tin tưởng không vẩn đục, với tinh thần sẵn sàng "hiến thân cho Tổ quốc". Đâu có mấy ai biết được rằng thủ lãnh Phạm Ngọc Thạch đã từ lâu bí mật gia nhập đảng Cộng Sản, và đã lãnh đạo phong trào Thanh Niên Tiền Phong không phải với tư cách người thanh niên yêu nước, mà với tư cách người đảng viên Cộng Sản yêu xã hội chủ nghĩa. Phạm Ngọc Thạch mượn màu áo thanh niên để choàng trên mầu áo đảng viên. Điều bí mật này chỉ có một số ít người được biết. Đó là những người bạn học hay những du học sinh Việt Nam tại Pháp đã có giao thiệp với Thạch, thí dụ Hồ Tá Khanh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Ân, Trần Văn Thạch…, đều biết rằng Thạch đã làm việc Cộng Sản Đệ tam từ lâu nhưng kín đáo dấu nhẹm chân tướng để tiện bề len lỏi vào hằng ngũ các tổ chức cách mà dọ xét, phá hoại.

Việc Phạm Ngọc Thạch đem phong trào Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt, để rồi lại rút ra theo mặt trận Việt Minh, là theo thủ đoạn của Cộng Sản đã sắp đặttrước.

Phản ứng của Thanh Niên Tiền Phong khá mạnh mẽ, nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi "cải tiến thành phần Lâm ủy Hành chánh "chớ không dám hành động quyết liệt để giành lại chính quyền, hay tổ chức một Ủy ban Hành chánh khác mà Cộng Sản không chủ động được. Ý nghĩ chung của các giới trong miền Nam ở hoàn cảnh đó vẫn là "phải tránh chia rẽ, phải bảo tồn lực lượng để nói chuyện với Đồng Minh và ứng phó với thực dân Pháp". Phần đông lãnh tụ đều sợ mang tiếng với quốc dân và lịch sử về chuyện "tranh giành địa vị trong lúc quốc gia lâm nạn".

Trong lúc đó thì phía Cộng Sản không đặt vấn đề như vậy. Họ có mục tiêu chiến lược phải đạt kỳ được, cứu cánh biện hộ cho phương tiện, và họ cương quyết tiến tới mục tiêu đó. Gặp trở lực giữa đường, họ mềm dẻo nhất thời để khắc phục, và sau đó lại cương quyết tiến tới. Khi đủ khả năng để dẹp bỏ các trở lực bằng hành động và chánh sách tàn bạo, Cộng Sản không hề ngần ngại, do dự.

Phía Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất họp nhiều lần tại tư gia luật sư Huỳnh Văn Phương và bác sĩ Hồ Vĩnh Ký.

Trong phiên họp đêm tại nhà ông bà bác sĩ Hồ Vĩnh Ký (nữ bác sĩ Nguyễn Thị Sương cùng tốt nghiệp với ông Hồ Vĩnh Ký tại Y Khoa Đại học đường Pháp, đã sát cánh với chồng trong cuộc tranh đấu) vào đầu tháng 9-1945 đường Phan Đình Phùng, Saigon, có sự hiện diện của các tổ chức tranh đấu miền Nam, ngoại trừ phe Cộng Sản Đệ tam. Những người có mặt là: Vũ Tam Anh, Lê Kim Tỵ (Cao Đài), Phạm Hữu Đức (Việt Nam Quốc Dân Đảng), Nguyễn Văn Hướng (Đại Việt), Huỳnh Phú Sổ (Phật Giáo Hòa Hảo), và các ông Hồ Vĩnh Ký, Lâm Ngọc Đường, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo.

Phiên họp nhận xét và phân tích về âm mưu của Trần Văn Giàu đại diện đảng Cộng Sản Đệ tam muốn thao túng Lâm ủy Hành chánh Nam bộ, để phục vụ mục tiêu đảng Cộng Sản. Thành phần Lâm ủy Hành chánh Nam bộ công bố ngày 25-8-1945 gồm hầu hết là đảngviên Cộng Sản, quyền hành tập trung hết vào tay Trần Văn Giàu, vớichức vụ Chủ tịch kiêm Ủy viên Quân Sự, chớ thực sự không có tính chất liên minh đoàn kết và dân chủ như đã thỏa thuận trước đó. Hai chức vụ quan trọng nhứt trong tổ chức Cộng Sản thường là Chủ tịch và Ủy viên Quân sự, lại tập trung trong tay một lãnh tụ Cộng Sản, như thế là thể hiện một uy quyền bao gồm cả chánh trị lẫn quân sự trong tay một đảng.

Luật sư Dương Văn Giáo vừa từ Thái Lan về sau thời kỳ lưu vong trốn Pháp, vỗ vào chiếc cặp da đen mà tuyên bố trước cử tọa:
— Tôi có đủ tài liệu trong cặp da này, chứng tỏ Trần Văn Giàu làm mật thám cho Pháp.

Ông mở cặp da lấy ra một tập bìa cứng màu xanh, lôi ra xấp giấy mỏng đánh máy chữ dầy đặc, trao cho ông Lê Kim Tỵ ngồi phía bên tay mặt:
— Ông đọc trước rồi chuyển cho mọi người coi cho biết. Sau khi mọi người đã đọc, và tập hồ sơ đã trở về với ông, luật sư

Dương Văn Giáo nói thêm:
— Tôi còn nhiều tài liệu khác nữa chứng tỏ hiện nay Trần Văn Giàu vẫn còn liên lạc mật thiết với Pháp qua trung gian những người Việt làm tay sai trung thành của Pháp.

Theo sự tiết lộ của ông, và có sự xác nhận của Phạm Hữu Đức, Huỳnh Văn Phương, thì "tài liệu MẬT về Trần Văn Giàu làm mật thám cho Pháp" đã do hiến binh Nhựt lấy được khi chiếm bót Catinat, trụ sở mật thám Pháp, trong ngày đảo chánh 9-3-1945. Bản mà luật sư Dương Văn Giáo có trong tay là do hiến binh Nhựt trao cho ông tại Vọng Các (Thái Lan) khi có tin Trần Văn Giàu sắp qua Thái Lan móc nối với cán bộ Công Sản Việt Nam tại vùng Bắc Thái Lan. Điều này do Phạm Hữu Đức xác nhận, vì ông này cộng tác chặt chẽ với hiến binh Nhựt từ trước, và cũng được biết tài liệu này. Ngoài ra, một người khác cũng lấy được một bản tài liệu gọi là "hồ sơ Trần Văn Giàu", đó là luật sư Huỳnh Văn Phương, khi ông có nhiệm vụ điều hành cơ quan Công an Nam bộ sau cuộc đảo chánh 9-3-1945.

Nội dung tài liệu tiết lộ rằng vào đầu năm 1944, Trần Văn Giàu đang bị Pháp giam tại Bà Rá, một trại tập trung các thành phần bất hảo, đột nhiên xuất hiện một đồng chí của Dương Bạch Mai, vừa được đưa từ Côn Đảo về đất liền, giam chung với Trần Văn Giàu một chỗ. Dương Bạch Mai cho biết rằng mình được đưa về Bà Rá để chống lại Nhựt. Vài đêm sau đó, Pháp đưa một chiếc xe hơi Citroen từ Saigon lên thẳng Bà Rá, chở Trần Văn Giàu và Dương Bạch Mai về Saigon. Từ đó, hai cán bộ Cộng Sản cao cấp này thi hành những kế hoạch của Pháp đề ra, với mục đích phá hoại các hoạt động của Nhựt Bổn.

Dương Bạch Mai nằm trong bóng tối, hoạt động hoàn toàn bí mật, nhưng Trần Văn Giàu bị lộ và bị hiến binh Nhựt theo dõi.

Sau khi phiên họp đã nghe các chi tiết nội dung về hành động của Trần Văn Giàu, mọi người đều nhìn thấy ngay nguy cơ lớn lao cho đại cuộc, vì Trần Văn Giàu ở chức vụ Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ, mà vẫn còn tiếp tục cộng tác với mật thám Pháp.

Nhiều biện pháp được đưa ra, trong đó giới trẻ táo bạo đề nghị làm một mẻ lưới bắt hết các cán bộ cao cấp của Cộng Sản trong Lâm ủy Hành chánh, và cả các bộ Cộng Sản hoạt động bên ngoài. Vũ Tam Anh là người quả quyết:

— Tôi biết hầu hết nơi trú ngụ của họ, nhứt là nơi Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo hằng đêm thường lui tới. tôi có đủ lực lượng thi hành êm thấm công tác này nếu hội nghị quyết định như vậy.

Nhưng đề nghị táo bạo này đã không được hội nghị tán thành vì e ngại làm như thế là gây ra cảnh nồi da xáo thịt, sẽ bị quốc dân xem như thanh toán lẫn nhau và tranh giành địa vị, trong khi thực dân Pháp đang lâm le xâm lược trở lại.

Quyết định sau cùng là hội nghị giao cho luật sư Dương Văn Giáo đến gặp Trần Văn Giàu đặt vấn đề cải tổ thành Lâm ủy Hành chánh. Giàu hứa cho qua chuyện, nhưng không thi hành.

Một phiên họp quan trọng được triệu tập ngày 4-9-1945 tại trường Mỹ Nghệ Gia Định gồm Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất và phe Cộng Sản, do Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo chủ tọa, có cả Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh tham dự, đã đi đến sự đồng ý nguyên tắc cải tổ Lâm ủy Hành chánh. Đây là một chiến thuật mềm dẻo nhất thời của Cộng Sản để vượt trở lực.

Trần Văn Giàu, sau khi đã tìm mọi cách từ khước, nhưng chó thết, đã phải đồng ý cải tổ, và giao chức vụ chủ tịch cho ông Phạm Văn Bạch. Giàu vẫn giữ chức Chủ tịch kiêm Quân ủy. Phạm Văn Bạch nguyên gốc là Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng, sau bị Trần Văn Giàu mua chuộc.

Phe Cộng Sản đã khôn khéo để tránh rắc rối khó khăn trước mắt, và về sau, khi nắm vững tình thế, đã diệt hết những người chống đối thủ đoạn của họ. Hầu hết những người hiện diện trong phiên họp đêm đó tại nhà bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, sau này đều bị Cộng Sản giết hết, trừ một người là Vũ Tam Anh sống sót. (Sau này ông bị mật vụ chế độ Ngô giết luôn). Nguyễn Văn Hướng bị Công Sản cầm tù ở Bắc Việt, rồi sau 1975, cũng bị chết dưới chế độ Cộng Sản.

Trong tập hồi ký của tác giả Nguyễn Kỳ Nam, cũng gọi là tài liệu lịch sử 1945-1954, có nói về sự việc xẩy ra giữa Trần Văn Giàu và Phật Giáo Hòa Hảo, như sau:
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn