- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - NGUYỄN LONG THÀNH NAM
- PHẦN I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ
- PHẦN II: BỬU SƠN KỲ HƯƠNG
- PHẦN III: PHẬT GIÁO HÒA HẢO
- PHẦN IV: PHẬT GIÁO HÒA HẢO VÀ CÁCH MẠNG
- PHẦN V: SAU KHI ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ RA ĐI
- PHẦN VI: CÁC CHẾ ĐỘ VIỆT NAM ĐỐI VỚI PGHH
- PHỤ LỤC I
- PHỤ LỤC II
- 1- Vài Suy Nghĩ Về Phật Giáo Hòa Hảo, Kim Định
- 2- Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam, Phạm Công Thiện
- 3- Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta, Lý Khôi Việt
- 4- Cuộc Cách Mạng Của Đức Thầy, Phạm Nam Sách
- 5- Nhận Thức PGHH, Trần Nguyên Bình
- 6- PGHH Và VNDCXHĐ Trong Lịch Trình Đấu Tranh Của Dân Tộc Việt, Hà Thế Ruyệt
- 7- PGHH Như Một Vân Động Dân Tộc, PGHH Và Chủ Trương Chấn Hưng Xã Hội, Phạm Cao Dương
- 8- Việt Tình Và Việt Tính Trong Hành Động Và Tư Tưởng Huỳnh Giáo Chủ, Cao Thế Dung
- 9- Giáo Phái Miền Nam Qua Lăng Kính Xã Hội Học, Nguyễn Văn Trần
- 10- Sự Đóng Góp Của Huỳnh Giáo Chủ Và PGHH Vào Công Cuộc Cứu Nước Và Dựng Nước, Trịnh Đình Thắng
- 11- PGHH Và DXĐ Trong Dòng Lịch Sử Của Phật Giáo Và Dân Tộc Việt Nam, Trần Ngọc Ninh
- 12- Kỷ Niệm Và Cảm Tưởng Về PGHH, Lưu Trung Khảo
- 13- Vì Sao Tôi Gia Nhập Đạo PGHH, Donald Malien
16-4-1947 đã trở thành một khúc quanh lịch sử của Phật Giáo Hòa Hảo. Đứng trước một tình thế lưỡng nan, nguy hiểm, tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo phải lấy một quyết định lựa chọn giữa hai kẻ thù. Vì không thể chiến đấu chống một lần cả hai đối lực, trên hai trận tuyến. Tương quan lực lượng cũng bất lợi cho Phật Giáo Hòa Hảo. Họ chỉ có khối quần chúng đồng đạo hậu thuẫn, nhưng lại rất ít võ khí so với Việt Minh và Pháp. Trong số mấy chục ngàn đội viên Bảo An đã đoàn ngũ hóa, chỉ dưới năm phần trăm được võ trang bằng súng đạn, số còn lại chỉ có tầm vông và đao kiếm. Số quân võ trang bằng súng của Việt Minh lúc đó tại Hậu Giang ít nhứt cũng 5 lần nhiều hơn. Phía quân đội viễn chinh Pháp cố nhiên đầy đủ súng cá nhân, súng cộng đồng và các loại trang bị nặng: pháo binh, hải quân, không quân.
Trước 16-4-1947, tuy rằng Pháp võ trang đầy đủ, tối tân, nhưng cũng không vì thế mà chủ động được chiến trường du kích của kháng chiến Việt Nam. Pháp cũng không thể kiểm soát diện địa mọi nơi, chỉ mạnh tại đô thị và trục lộ giao thông. Phe kháng chiến làm chủ tình hình nông thôn bưng biền, mà Pháp ít khi dám mạo hiểm vào, nếu không phải là những cuộc hành quân lớn. Việt Minh và Phật Giáo Hòa Hảo không phải lo ngại phía sau lưng, mà chỉ cần đối phó quân đội Pháp từ bên ngoài hành quân tấn công vào các chiến khu.
Sau 16-4-1947, tình thế khác hẳn. Phật Giáo Hòa Hảo lưỡng đầu thọ địch, sẽ phải chịu đựng rất nhiều tổn thất sanh mạng, và có thể bị tiêu diệt nếu cả hai kẻ thù cùng tấn công một lần, dù đó không phải là một cuộc hành quân phối hợp giữa Pháp và Việt Minh. Hãy tưởng tượng một hoạt cảnh chiến trường trong tình thế đó: Nếu quân đội Pháp mở cuộc hành quân vào vùng đóng binh của một đơn vị võ trang Phật Giáo Hòa Hảo, và Việt Minh lợi dụng cơ hội đó, kéo quân dàn phía sau lưng, chờ khi các đơn vị Phật Giáo Hòa Hảo lui quân trước sức tấn công của Pháp, Việt Minh sẽ không phải khó nhọc nhiều để tiêu diệt đơn vị Phật Giáo Hòa Hảo đang bị kẹt giữa hai làn đạn này.