6- Bản Chất Chế Độ Đệ Nhất Cộng Hòa

18 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 81519)
6- Bản Chất Chế Độ Đệ Nhất Cộng Hòa
Những diễn biến vừa phác họa trên đây là bức tranh sanh hoạt của Phật Giáo Hòa Hảo, sau khi ông Ngô Đình Diệm đánh tan các lực lựơng võ trang giáo phái năm 1955-1956. Bức tranh ấy cho thấy những nét chấm phá đậm đà biểu lộ một bên là chánh sách độc tài của chế độ Đệ nhất Cộng Hòa, và một bên là tinh thần chống đối thụ động của tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo đối với chế độ này.

Ngoái nhìn lại lịch sử bằng nhãn quan khách quan, bây giờ rất nhiều người nhận xét rằng:

— Sự xuất hiện và phát triển các lực lượng giáo phái võ trang tại miền Nam từ 1945 đến 1955 là một nhu cầu thực tế đương nhiên phải xảy ra trên dòng diễn biến lịch sử.

— Nhưng chỉ nên xem đó là nhu cầu của một giai đoạn đặc biệt, nghĩa là giai đoạn đó nhứt định phải chấm dứt khi quốc gia khởi đầu đi vào giai đoạn độc lập và phát triển, theo tiến trình canh tân hóa và dân Chủ hóa.

— Dùng quân đội để đánh dẹp các giáo phái võ trang là một điều đáng tiếc, nhưng vì đã xảy ra như thế, thì đáng lẽ sau đó, chánh quyền phải có thái độ cởi mở và phải thực thi dân Chủ để khai thông sự “tắc nghẽn tâm lý” và cũng để các đoàn thể quần chúng tham gia sinh hoạt quốc gia theo đường lối bình thường của một xã hội dân Chủ.

Một nhà cai trị sáng suốt và biết đặt quyền lợi đất nước và dân chúng trên hết, tất nhiên phải có chánh sách và thái độ thích nghi, để tránh làm cho tình thế trầm trọng, tránh làm tan nát tiềm lực dân tộc, nghĩa là phải nhắm vào việc tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng. Nhưng chế độ Ngô Đình Diệm đã làm ngược lại, đối với tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo. Chánh sách của ông đã làm cho tình thế càng thêm trầm trọng, sự chống đối của Phật Giáo Hòa Hảo tăng gia thêm, làm cho người ta phải giả thiết rằng ông không cần đến sự hợp tác của các thành phần Phật Giáo Hòa Hảo-Dân Xã đã có thành tích chống cộng, và cả những người đã có công lớn với chế độ như trường hợp ông Nguyễn Bảo Toàn nói trên đây.

Sở dĩ tình huống đó xảy ra là vì chế độ Ngô Đình Diệm Bản chất là một chế độ độc tài. Khi đã dựa được vào một sức mạnh lớn lao là sự ủng hộ của Huê Kỳ, và một thành phần nhân sự trong nước là đồng bào Bắc Việt di cư, trong tổng số khoảng 1 triệu người đã có đến 70% là tín đồ Thiên Chúa Giáo, cộng với hệ thống công quyền quân sự và hành chánh do người tin cậy điều hành, Tổng thống Ngô Đình Diệm trở thành một nhà độc tài.

Có người cho rằng không thể coi ông Ngô Đình Diệm là một lãnh chúa, vì ông là một nguyên thủ quốc gia, không chỉ xưng hùng xưng bá trên một địa phương như một lãnh chúa. Sự phân biệt này căn cứ trên tiêu chuẩn lãnh thổ. Nhưng trên tiêu chuẩn con người, ông có đuœ các Bản chất của lãnh chúa.

Ông là lãnh chúa trên một quốc gia, so với các lãnh chúa mà ông đã dẹp, các vị này là các “lãnh chúa địa phương”. Cho nên có thể nói rằng, sau thời kỳ “lãnh chúa địa phương” là thời kỳ một lãnh chúa trên một quốc gia.

Ông Ngô Đình Diệm đã tự hào dẹp được các “lãnh chúa giáo phái”, nhưng sau đó, chính thể của ông cũng là một kiểu lãnh chúa giáo phái. Các “lãnh chúa giáo phái” trứơc kia chỉ có quyền hành giới hạn tại từng địa phương, trái lại chế độ lãnh chúa giáo phái mới này oai quyền bao trùm trên toàn cả nước, trong mọi địa hạt, chớ không chỉ riêng về quân sự như các lực lượng võ trang giáo phái trước kia.

Có người nói rằng ông Ngô Đình Diệm tuy có độc tài độc tôn, nhưng đó là lòng yêu nước, muốn cứu nước, muốn làm tròn sứ mạng lịch sử của người chí sĩ yêu nước trong một tình trạng rối ren, cho nên phải cứng tay lái để lãnh đạo quốc gia. Lập luận này không được chứng minh bằng thực tế và thành quả. Sự ủng hộ của một thành phần thiểu số trong dân chúng không thể gọi là thành quả của chế độ, khi đem đối chiếu với sự bất mãn và đau khổ của thành phần đại đa số. Các thành quả nhứt thời và ngắn hạn không thể xem là thành công của chế độ, khi đem đối chiếu với những hậu quả lớn lao và lâu dài mà chế độ ấy đã gây ra cho quốc gia và dân chúng.

Người ta cũng hay nói đến “độc tài sáng suốt”. Từ ngữ này không có nghĩa trong thời đại dân Chủ. Không thể có một nhà độc tài sáng suốt trong thế giới phức tạp ngày nay. Lý thuyết tự do dân Chủ không chấp nhận chế độ độc tài, và không cho rằng nhà độc tài có thể sáng suốt được.

Ông Ngô Đình Diệm đã dẹp các giáo phái và như thế có hẳn là ông không có tinh thần giáo phái không? Nếu định nghĩa giáo phái thoát ra từ từ ngữ Sectarism, thì rõ ràng là ông Diệm cũng rất nặng tinh thần giáo phái. Trong một xã hội đa tôn giáo như Việt Nam không thể có quốc giáo, cũng không thể chấp nhận ưu thế chính trị của bất cứ tôn giáo nào. Do đó, chánh quyền không thể nằm trong tay một tôn giáo, hoặc điều khiển, lãnh đạo bởi một tôn giáo. Thực tế chánh trị dưới chế độ Đệ nhứt Cộng Hòa đã biểu lộ rõ ràng ưu thế của Thiên Chúa Giáo. Tổng thống Ngô Đình Diệm là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, chánh sách cai trị của ông tạo ưu thế cho tôn giáo của ông, đưa các tôn giáo khác vào vị trí thất thế. Và như thế, là một tình trạng Sectarism, hoặc gọi là bè phái, hoặc gọi là giáo phái.

Ông Diệm đã nêu cao khẩu hiệu “dẹp lãnh chúa, dẹp giáo phái”, nhưng khi ông nắm quyền cai trị, chế độ của ông lại trở thành một chế độ mang đầy đuœ tính chất của lãnh chúa và giáo phái, trên một bình diện cao hơn, là bình diện toàn quốc, thay vì bình diện địa phương như trước ông.

Một nhân vật đã cộng tác với ông Ngô Đình Diệm từ lúc ông còn hàn vi ở đầu thập niên 50, và đã đóng các vai trò trọng yếu trong chế độ của ông từ 1955 tới 1963, đã thẳng thắn phê bình tánh chất phong kiến “lãnh chúa giáo phái” của ông Diệm như sau:

“Chín năm ngút ngàn quặn đau vì dân tộc đã lỡ một cơ hội lịch sử, chín năm máu lệ tuœi nhục vì dân tộc đã bị cai trị bởi một vị vua thời trung cổ vào giữa thế kỷ 20, mà văn hoá, chính trị, tôn giáo, kinh tế, thương mại, giáo dục, kể cả chống Cộng, đều không còn là quyền của nhân dân nữa, nhưng lại tập trung một cách sắt máu trong tay một gia đình.

Việt Nam là một nước Cộng Hoà, nhưng ông Diệm là một vị vua thời phong kiến, và bà con anh em ông ta đều là ‘’Hoàng thân quốc thích’’, thứ hoàng thân quốc thích có quyền hành nắm hết riềng mối quốc gia...

Sau khi đánh tan các nhóm võ trang của các giáo phái, nhiều người cho rằng từ nay quân đội sẽ được thống nhất, nhưng bất hạnh thay, anh em ông Diệm lại xây một thứ ‘’quân đội giáo phái’’ mới: giáo phái Công giáo Cần Lao.’’

Các lực lượng võ trang giáo phái trước kia, như trường hợp của Phật Giáo Hòa Hảo, thật sự chỉ hành xử một phần quyền lực ở một số tỉnh miền Tây, mà quyền lực ấy giới hạn tại các khu vực Phật Giáo Hòa Hảo, giới hạn trong một số lãnh vực. Trên thực tế, quân lực Phật Giáo Hòa Hảo không thể chỉ thị cho các vị tỉnh trưởng của bộ máy hành chánh, không có quyền chọn lựa, bổ nhậm các giới chức hành chánh, mà chỉ có thể hành xử quyền hành trên các lãnh vực mà bộ máy chánh quyền không thể kiểm soát và Chủ động được. Trái lại, chế độ Đệ nhứt Cộng Hòa được cai trị toàn bộ bởi một gia đình, một Đảng, với quyền lực bao trùm rộng rãi trên mọi lãnh vực sinh hoạt. Các “lãnh chúa” mới, với tư cách chính thống của chánh phủ, có quyền trên toàn dân, toàn quốc, có cả sức mạnh của quân đội, cảnh sát, để củng cố quyền lực cai trị.

Sau đây là một số ý kiến đã phát biểu về chế độ Ngô Đình Diệm.

Cựu hoàng Bảo Đại viết trong cuốn Le Dragon d’Annam:

“Chẳng bao lâu dưới quyền hành của ông ta (Ngô Đình Diệm) nước Việt Nam trở thành một quốc gia do thiểu số cai trị (oligarcheque). Diệm bị những phần tử xấu bao vây, gia đình ông ta làm hại ông ta.”

Nhận xét về thái độ đối với các thành phần dân tộc yêu nước:

“Ngô Đình Diệm đã cấu kết với tầng lớp đốc phủ sứ để trở thành một thứ ‘quan cai trị’, xây dựng quyền hành trên sự tuân phục của Tướng tá do thực dân Pháp để lại, và ngoảnh mặt đi trước các lực lượng dân tộc đã từng dầy công kháng Pháp diệt Cộng...”

Trong cuốn sách mới xuất Bản 1983, viết về Việt Nam, tác giả Stanley Karnow nhận xét về Bản chất lãnh chúa sứ quân như sau:

Anh em nhà Ngô tranh giành quyền lực lẫn nhau, mỗi người có tay chân thuộc hạ và thế lực riêng, giống như các lãnh chúa trong các hội kín. Nhu có Đảng Cần Lao, đại đa số là người Thiên Chúa Giáo, nắm các chức vụ then chốt chánh quyền, nhưng Nhu không thể xen vào vùng lãnh thổ của Cẩn, một loại lãnh chúa sứ quân. Hai anh em tranh giành nhau nghiệp vụ buôn bán lúa gạo và ký giao kèo với người Mỹ. Rồi thì con cháu, họ hàng bên chồng bên vợ ai cũng giành cho được các giấy phép khai thác làm tiền. Người anh khác là Thục, lấy danh nghĩa giáo hội để đầu tư vào các nghiệp vụ kinh doanh...

Và sau đây là một số ý kiến nói về hậu quả của chánh sách đàn áp giáo phái, chánh Đảng đối lập của chế độ Đệ nhứt cộng Hòa:

Các giáo phái tuy nhỏ, đã là những thành phần chống Cộng hữu hiệu. Việc triệt hạ các giáo phái đã mở lối cho Việt Cộng và vô tình dọn đường cho kẻ thù, trong khi một chánh sách thực tế và uyển chuyển hơn đã có thể liên kết họ về chung thành một khối để tiếp sức cho trận tuyến chống Cộng...
Nguyên nhân gây nên sự sụp đổ làm mất Việt Nam, là vì Ngô Đình Diệm đã tiêu diệt các lực lượng Đảng phái và giáo phái.

Cố nhiên so sánh không hẳn đuœ làm sáng toœ chân lý. Các dữ kiện so sánh trên đây chỉ để chúng ta có cái nhìn quân bình phần nào đối với công và tội của các nhân sự và tổ chức liên hệ. Thực tế lịch sử ở thời điểm 1956, ông Ngô Đình Diệm đã “chiến thắng” các “lãnh chúa giáo phái”, mà một số những người học tập viết sử đã ví von ông như một Đinh Bộ Lĩnh tân thời, có công dẹp “loạn thập nhị sứ quân” để thống nhất đất nước. Bên thắng cố nhiên có điều kiện thời cơ, quyền lực và phương tiện để kết án bên thua. Nhưng chân lý và lẽ phải ở đâu? Vào những năm đầu của chế độ Đệ nhứt Cộng Hòa, xu hướng thời trang hướng về người chiến thắng. Nhưng càng về sau, người ta càng nhìn rõ kẻ chiến thắng lúc đầu ấy lại còn tệ hại hơn rất nhiều so với những điều đã nghe nói về những kẻ chiến bại 1955.

Thời gian và chứng nghiệm thực tế đã rọi ánh sáng vào một giai đoạn lịch sử quá khứ, để khách quan phân tích công và tội của những thành phần đã đóng các vai trò quan trọng trong giai đoạn lịch sử đó. Các giáo phái võ trang miền Nam và gia đình ông Ngô Đình Diệm phía nào đã tạo những hậu quả tai hại và lâu dài cho quê hương và dân tộc Việt Nam? Câu trả lời rất phức tạp. Nhưng có thể nói rằng các giáo phái võ trang, xuất hiện trong một bối cảnh đặc biệt của lịch sử, đã tạo được một tích Sản là Bảo vệ được phần đất miền Nam đến 1955. Chế độ Ngô Đình Diệm đã xuất hiện trong giai đoạn kế tiếp, và đã làm cho nền taœng và tiềm lực dân tộc bị vỡ nát, bị đục ruỗng, đến nỗi không còn gượng dậy được trong thời kỳ 1964-1975, đưa tới biến cố đau thương 30-4-1975, Cộng Sản toàn chiếm cả Bắc lẫn Nam, đặt bộ máy thống trị độc tài đoœ trên toàn quốc, và đưa dân tộc Việt Nam vào thời kỳ nô lệ đen tối nhứt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn