23- Vấn Đề Nông Dân Trong Xã Hội Á Châu

30 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 76109)
23- Vấn Đề Nông Dân Trong Xã Hội Á Châu
VẤN ĐỀ NÔNG DÂN TRONG XÃ HỘI Á CHÂU

Rõ ràng là tại Á Châu “Dĩ Nông Vi Bản”, vấn đề nông nghiệp và nông dân quan trọng hơn là vấn đề lao động kỹ nghệ. Đó là điểm khác biệt xã hội giữa Tây Phương và Đông Phương. Trước đệ nhị thế chiến, ngoại trừ Nhật Bản, tyœ lệ dân chúng sống tại nông thôn các quốc gia Á Châu, trung bình là 80%. Tyœ lệ này, bây giờ đã thay đổi trong chiều hướng giảm đi, nhưng nông dân vẫn còn là thành phần đại đa số trong các xã hội Á Châu.

Nếu tại các nước Tây Phương, khu vực kỹ nghệ là quan trọng nhứt, thì tại Á Châu, phải nhận rằng nông nghiệp và vấn đề nông dân, cho tới nay, vẫn là vấn đề rộng lớn và quan trọng nhứt. Rộng lớn và quan trọng không phải chỉ đơn thuần vì đa số dân chúng sinh sống tại nông thôn, rộng lớn và quan trọng vì nông nghiệp tại Á Châu không phải chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề văn minh văn hóa.

Nghề canh nông, không phải chỉ là kế sinh nhai, mà còn là một nếp sống, một quan niệm sống, nói chung là một nhân sinh quan. Từ quan niệm này, chánh sách phát triển nông nghiệp tại Á Châu, không phải chỉ đặt vấn đề sản xuất, sản lượng, mà phải đặt nặng vấn đề con người sản xuất, tức vấn đề nông dân. Nông dân, đặc biệt nông dân Á Châu, về mặt ước vọng tâm lý, hẳn không muốn rằng mình là một bộ phận trong đại bộ phận máy móc của cơ xưởng, hay một thành phần nguyên liệu cấu tạo sản phảm. Nông dân không chỉ là phương tiện sản xuất, hay lao động sản xuất, như con ốc hay bù lon, mà nông dân vẫn là con người, đối tượng phục vụ của các sinh hoạt xã hội kinh tế. Vậy, vấn đề nông nghiệp ở Á Châu, vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề nhân bản, khác với quan niệm Mác-xít cho rằng nông nghiệp đơn thuần là một phần lực lượng sản xuất trong hạ tầng cơ sở kinh tế.

Đông Phương có hoàn cảnh kinh tế và truyền thống văn hóa khác với Tây Phương. Đa số dân chúng ở đây sống với nghề nông, sinh hoạt tại môi trường đồng ruộng, gần thiên nhiên và phóng khoáng, lại mang sẵn từ lâu đời ảnh hưởng của truyền thống văn minh văn hóa mà bảng giá trị đạo đức và tinh thần khác với Tây Phương. Môi sinh và nếp sống nông nghiệp ấy tạo nên nếp suy nghĩ, cảm giác và phản ứng đặc biệt của con người nông dân.

Nghề làm ruộng là hình thức mưu sinh độc lập tự tại, cho nên người nông dân nào cũng nuôi khát vọng căn bản giống nhau, là có quyền làm chủ một miếng đất, và có quyền chăm sóc, canh tác, gặt hái, sinh sống trên mảnh đất ấy, từ đời này sang đời khác. Một gia đình sống chung dưới mái một ngôi nhà nhỏ cất trên mảnh đất gia đình đó, là hình ảnh của hạnh phúc trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình, tuy mộc mạc bình dị, nhưng rất thiêng liêng quý báu đối với người nông dân. Mảnh đất tư hữu ấy, chính là đời sống đích thực của nông dân, là bảo đảm mưu sinh và hạnh phúc của họ.

Đối với nông dân, đặc biệt là nông dân Á Châu, bị xô đuổi ra khỏi môi sinh khoáng đạt ấy là một tai họa bi thảm. Tước đoạt mảnh đất tư hữu là một tội ác gớm ghê . Chắc là người nông dân Âu Châu ở thế kyœ 18-19, khi bị xô đảy về đô thị, thành lao động kỹ nghệ, đã không cảm thấy đau khổ và luyến tiếc đồng ruộng như mức độ đau khổ luyến tiếc của người nông dân Á Châu.

KHÔNG THỂ RẬP KHUÔN TƯ TƯỞNG TÂY PHƯƠNG VÀO XẢ HÔI ĐÔNG PHƯƠNG

Các lý thuyết gia Tây Phương như Saint Simon, Charles Fourrier và Proudhon của Pháp, Robert Owen và Bernard Shaw của Anh, Kautsky và Rosa Luxembourg của Đức, và những Marx, Engels, rồi Lenine, Trotsky... khi nói về xã hội chủ nghĩa, đều căn cứ và suy diễn từ diễn tiến lịch sử và tình trạng xã hội Tây Phương, cho nên đã đẻ ra những lý thuyết xã hội chỉ có thể áp dụng vào hoàn cảnh Tây Phương, mà không thể thành công ở Đông Phương.

Sự thất bại tại Đông Phương của lý thuyết xã hội nhập cảng từ Tây Phương là điều hiển nhiên. Nó phát xuất từ cái nhìn sai lầm của các lý thuyết gia Mác-xít, cho rằng “nông dân là lớp người hủ lậu, ngu muội, bất lực, bảo thủ, an phận, khư khư giữ lấy mảnh đất cỏn con của họ”. Từ cái nhìn đó, đề ra chủ trương tập sản hóa nông nghiệp thành một bộ phận của lực lượng sản xuất kỹ nghệ (hạ tầng cơ sở), Marx cho rằng công nhân vô sản mới là chủ lực cách mạng, nông dân chỉ là thành phần phụ, và sẽ phải biến mất trong xã hội đã kỹ nghệ hóa triệt để.

thực tế, ta đã thấy Lenine, Mao Trạch Đông, Hồ chí Minh áp dụng chiến thuật ve vãn nông dân trong giai đoạn tiền cách mạng để lôi cuốn họ tham gia cách mạng, nhưng khi cách mạng thành công rồi, lại quay ra tiêu diệt nông dân, bằng thủ đoạn dùng bần cố nông để áp đảo các tầng lớp nông dân khác. Ta lại cũng thấy Staline thực hiện bằng bạo lực chủ trương vô sản hóa nông dân, bằng lối truất quyền sở hữu đất ruộng của nông dân, đảy họ ra khỏi miếng đất của họ, buộc họ phải gia nhập đạo quân vô sản thành thị tại các xưởng máy, hay đạo quân lao động nông nghiệp tại các nông trường tập thể.

Sau này, Mao Trạch Đông cũng tái phạm các sai lầm này, áp dụng máy móc chủ thuyết Mác-xít vào xã hội nông nghiệp Á Châu, gây ra cái chết của trên năm mươi triệu dân Trung Hoa, mà rốt cuộc cũng phải thất bại trong chánh sách công xã.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN-CHỦ-XÃ-HỘI TẠI Á CHÂU

Ngược lại chủ trương tập sản hóa nông nghiệp và vô sản hóa nông dân của Mác-xít, tại Việt Nam phải thực hiện chủ trương tư hữu hóa nông dân, nâng nông dân từ vô sản lên tiểu tư hữu, đáp ứng khát vọng tự nhiên của con người nông thôn, là làm chủ một miếng đất nhỏ, có phương tiện mưu sinh tự do cho cá nhân và gia đình. Quy chế tiểu tư hữu phải được duy trì qua các chương trình cải cách điền địa ôn hòa, để phân phối ruộng đất hợp lý đối với kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia, và công bằng về quyền lợi cá nhân.

Ngược lại với chủ trương Mác-xít xô đảy nông dân về thành thị, tại Việt Nam phải đô thị hóa nông thôn, có nghĩa là đưa các tiện nghi đời sống của đô thị về nông thôn, và cải tiến khung cảnh sống cũng như nâng cao mức sống nông thôn, để tạo thịnh vượng cho nông thôn, và tạo quân bình giữa nông thôn và thành thị. Không thể duy trì tình trạng bất quân bình xã hội: sự nghèo khó tại nông thôn so với sự phồn thạnh tại đô thị.

Ngược lại với chủ trương Mác-xít phát triển đại kỹ nghệ để chi phối và “nuốt” nông nghiệp vào hệ thống kỹ nghệ, tại Việt Nam phải có kế hoạch kỹ nghệ hóa phù hợp với khung cảnh một quốc gia nông nghiệp, phải khởi sự bằng các loại kỹ nghệ yểm trợ nông nghiệp, một mặt cung cấp các nhập lượng (máy móc và nhu dụng phảm canh tác), một mặt yểm trợ tiêu thụ các xuất lượng nông nghiệp (tiếp thị, biến chế nông phảm để bảo vệ và tăng gia giá trị nông phảm).

Ngược lại với chủ trương Mác-xít đấu tranh giai cấp, tại Việt Nam phải hòa hợp xã hội, và duy trì sự hòa hợp đó bằng sức mạnh văn hóa, đồng thời với chế độ phân phối hoa lợi công bình, không cho phát sanh giai cấp bóc lột trong xã hội ngồi không hưởng thành quả việc làm của giới khác.

Ngược lại với chủ trương Mác-xít tha-hóa con người, phân tán gia đình, phá vỡ làng mạc, tại Việt Nam phải bảo vệ nền tảng gia đình, bảo tồn truyền thống làng xã, nhưng đồng thời cũng phải nâng cao trình độ kiến thức của nông dân, làm cho nông dân cũng trở nên thành phần tiến bộ trong xã hội, thoát khỏi tình trạng mà người ta thường cho là “lạc hậu, tiêu cực”.

Một xã hội đạt được các tiêu chuản nêu trên, sẽ không còn là môi trường phát sinh các chế độ chánh trị độc tài tập quyền theo quan niệm Cộng Sản, hay bóc lột bất công như xã hội tư bản. Việt Nam sẽ là một xã hội dân chủ tự do, mọi người đều có cơ hội phát triển thăng tiến, nhưng vẫn phải là một xã hội công bằng nhân đạo. Đó là căn bản của một chế độ dân chủ xã hội.

Khảu hiệu mà Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng nêu lên, là một Xã hội Dân chủ Tự do, Công bằng và Nhơn đạo. Cố nhiên trong hoàn cảnh thế kyœ 20, không thể còn xã hội nông nghiệp Nghiêu Thuấn, nhưng Việt Nam cũng sẽ phải là một xã hội Đông Phương phát triển và tiến bộ bằng các phương tiện của khoa học kỹ thuật, mà vẫn bảo tồn được các giá trị tinh thần của truyền thống văn hóa, đạo đức Đông Phương. Nói cách khác, đem văn minh Tây Phương hòa đồng vào truyền thống Đông Phương, làm cho xã hội tiến bộ theo nhịp độ của thế giới hôm nay. Chủ trương Dân chủ Xã hội Đông phương thể hiện qua lời tuyên bố của Huỳnh Giáo Chủ năm 1946:

“Ngày xưa đạo Phật không áp dụng được trong xã hội Ấn Độ, vì hoàn cảnh không thuận tiện. Ngày nay trình độ tiến hóa của nhơn loại đã tới một mức khả quan, đồng thời với tiến bộ khoa học, ta có thể thực hành giáo lý ấy để thiệt hiện một xã hội công bằng và nhơn đạo... Tôi sẽ điều hòa phương pháp tổ chức xã hội mới với tâm hồn từ bi bác ái mà tôi đã hấp thụ, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhơn loại...’’ (*)

Cho tới ngày nay, hoàn cảnh Việt Nam chưa có cơ hội hòa bình và dân chủ để thực hiện chủ trương của Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng ở thời điểm 1946, một đảng chánh trị phát xuất từ nền tảng một tôn giáo, mà lại có chủ trương cách mạng xã hội tiến bộ như Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, kể cũng là một hiện tượng đặc biệt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn