7- Chánh Sách Tôn Giáo Thời Đệ Nhất Cộng Hòa

18 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 76606)
7- Chánh Sách Tôn Giáo Thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Đã có nhiều lời biện hộ rằng chế độ Ngô Đình Diệm không kỳ thị tôn giáo. Không có tài liệu nào cấm đoán hay hạn chế sinh hoạt của các tôn giáo tại Việt Nam, và trong hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa cũng có minh thị rằng: “các tôn giáo tại Việt Nam đều có quyền và bổn phận như nhau.”

Nhưng trên thực tế, muốn hành xử cái quyền đó, phải có các điều kiện. Người đi bộ và người đi xe hơi đều có quyền cả. Nhưng hai người này sắp hàng thi đua, thì ta thấy trước rằng cái “ưu quyền” của người đi xe hơi sẽ đè bẹp cái “thất thế quyền” của kẻ đi bộ kia rồi.

Trên bình diện pháp lý, đạo Dụ số 10 là một văn kiện pháp lý thể hiện sự bất công tôn giáo. Theo đạo Dụ số 10, các tôn giáo Việt Nam bị xem như hiệp hội, với quy chế sinh hoạt giới hạn của hiệp hội, ngoại trừ Thiên Chúa Giáo. Tinh thần điều 44 miễn trừ Giáo hội Thiên Chúa Giáo, không bị chi phối bởi Dụ số 10, và ghi rằng sẽ có “chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô”. Như thế, Thiên Chúa Giáo được xem là giáo hội (một tôn giáo), còn các tổ chức tín ngưỡng khác ở Việt Nam chỉ là những hiệp hội, ngang hàng với các loại hội hè tương tế. Áp dụng đạo Dụ số 10 vào thực tế Việt Nam, ta thấy rằng:

a. Một bên là các hiệp hội tín ngưỡng Phật Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, có thể bị chánh quyền hạ lịnh cấm hoạt động hay rút giấy phép hoạt động (chiếu điều 7), hoặc bị bất cứ nhân viên hành pháp tư pháp nào áp dụng các biện pháp chế tài kiểm soát (chiếu điều 10 và 12), và bị giới hạn tạo mãi, thủ đắc tài Sản trong phạm vi hiệp hội (chiếu điều 24 và 28).

b. Một bên là Hội truyền giáo Thiên Chúa, một tôn giáo chánh thức không bị chi phối bởi đạo Dụ số 10, không bị chánh quyền kiểm soát các sanh hoạt và tài Sản, có ưu thế toàn quyền hành đạo truyền đạo, và tạo mãi thủ đắc tài Sản, bành trướng quyền lực trên cả hai địa hạt thế quyền và giáo quyền.

Đạo Dụ số 10 ngày 6-3-1950 là Sản phẩm của thời kỳ Pháp cai trị, mặc dầu do Quốc trưởng Bảo Đại ký tên ban hành. Đáng lẽ chế độ Ngô Đình Diệm phải lấy tư cách một chánh quyền đầu tiên của quốc gia Việt Nam Độc lập và Cộng hòa, mà hỦy bỏ văn kiện pháp lý bất công kỳ thị tôn giáo đó, để tranh thủ nhân tâm Miền Nam rất cần thiết cho nhu cầu đoàn kết dân tộc. Có thể do một sắc luật hay một đạo luật biểu quyết tại quốc hội, nếu Tổng thống Diệm muốn làm điều đó, thì ông đã có thể làm một cách dễ dàng, bởi vì Quốc hội nằm trong sự điều động của ông, từ giai đoạn thai nghén, hình thành và sanh hoạt.

Chế độ Ngô Đình Diệm đã không làm điều cần thiết phải làm đó, có nghĩa là đã cố tình duy trì một tình trạng mặc nhiên có lợi cho Thiên Chúa Giáo, và bất lợi cho các tôn giáo khác.

Trên bình diện quyền lực, chánh sách của chế độ biệt đãi người có theo đạo Thiên Chúa. Thí dụ điển hình là trong tổng số chín sư đoàn của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, thì baœy sư đoàn trưởng là tín đồ Thiên Chúa Giáo, trong số 47 tỉnh trưởng ở Miền Nam, thì 36 vị là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Nhiều sĩ quan đã xin theo đạo để có thêm điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đời mình.

Trên bình diện tài Sản và phương tiện, Thiên Chúa Giáo thủ đắc những tài Sản khá quan trọng nên có nhiều phương tiện để thiết lập các cơ sở giáo dục, đào tạo cán bộ và truyền đạo: Các tiểu Chủng viện, đại Chủng viện, cơ sở xã hội văn hóa, các hệ thống trường tư thục Taberd, Lasan tiểu, trung và đại học, về số lượng cũng như phẩm chất vượt xa các tôn giáo khác.

Luật cải cách ruộng đất ban hành năm 1957 đã có một khoaœn đặc biệt rằng ‘’tài Sản của Giáo hội Công Giáo không bị chi phối bởi luật này’’, có nghĩa là: trong khi các điền Chủ phải bị truất hữu ruộng đất để bán lại cho quốc gia dùng cấp phát cho người cày có ruộng, thì những đất ruộng của Thiên Chúa Giáo không bị truất hữu, vẫn là tài Sản nguyên vẹn của Giáo hội Thiên Chúa Giáo.

Ai cũng biết rằng muốn phát triển tổ chức, phải có cán bộ. Và muốn đào tạo cán bộ, phải có phương tiện. Với phương tiện và cơ sở giáo dục đầy đuœ, Thiên Chúa Giáo đương nhiên có rất nhiều cán bộ truyền giáo và cán bộ các ngành nhiều hơn bất cứ tôn giáo nào. Phẩm chất kiến thức của cán bộ Thiên Chúa Giáo cũng cao hơn, nhờ có phương tiện dồi dào hơn. Các tôn giáo khác làm sao theo kịp trong cuộc chạy đua, với các điều kiện bất quân bình đó. Và làm sao có được ‘’quyền như nhau giữa các tôn giáo’’.

Cơ cấu công quyền tuy có Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp, nhưng tất cả do Tổng thống chỉ đạo trên chóp bu, do Cần Lao chỉ đạo tại Quốc hội. Bầu cử chỉ là những màn dàn cảnh để lấy cái voœ ngoài dân Chủ.

Nhật báo Tự Do lúc đó đã diễn taœ cuộc bầu cử Quốc hội 1959 như sau:

“Tổng tuyển cử Quốc Hội thứ hai có thể ví như một cuộc đua thuyền toàn quốc, nhưng trên sông người ta chỉ thấy một chiếc tàu độc nhất, trên boong tàu là Phong trào Cách mạng Quốc gia, dưới hầm máy là Đảng Cần Lao Nhân Vị. Ngoài ra chỉ thấy nước trôi, không có bóng dáng một chiếc thuyền nào khác, dù chỉ là một chiếc thuyền mành hay một chiếc tam Bản. Chúng ta có thể tiên đoán rằng ngày Tổng thống tuyển cử sẽ có một vài chiếc bè con do một số ứng cử viên độc lập chèo chống, thi đua với chiếc thuyền tối tân kia. Những chiếc bè nào được tàu kéo, thì vào được đến bến, những chiếc khác thì bị sóng táp vào bờ, và người chèo chỉ còn việc chạy đi lo đuœ mấy chục ngàn đồng để hoàn lại chính phủ số tiền đã dùng để in bích chương biểu ngữ...” Bà Ngô Đình Nhu không cư trú tại Long An mà đắc cử dân biểu tỉnh Long An, ông Ngô Đình Nhu không cư trú tại Khánh Hòa, mà đắc cử dân biểu tỉnh Khánh Hòa, ông Trần Trung Dung không sống tại Bình Thuận, mà đắc cử dân biểu tỉnh Bình Thuận... Đó là điển hình “dân Chủ đại nghị” của chế độ.

Với một bộ máy công quyền mà quyền Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp nằm trọn trong tay một gia đình, một Đảng, một tôn giáo như thế, làm sao các tôn giáo khác trong nước có được cái “quyền như nhau”? Cho nên chín năm dưới chế độ Đệ nhứt Cộng Hòa, các chánh Đảng cách mạng Việt Nam biến mất trên võ đài chánh trị, chỉ còn hai Đảng là Cần Lao Nhân Vị làm nòng cốt chỉ đạo và Phong trào Cách mạng Quốc gia làm bình phong dân Chủ cho chế độ.

Trong một hoàn cảnh như thế, Phật Giáo Hòa Hảo suốt chín năm dưới chế độ Đệ nhất Cộng Hòa, ở một ví trí thất thế, thiệt thòi về mọi mặt, trên các bình diện và lãnh vực.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn