7- Diển Tiến Thời Cuộc

29 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 74461)
7- Diển Tiến Thời Cuộc
Sau đây là tóm lược các biến cố quan trọng đã xảy ra trong thời kỳ xáo trộn 9-3-1945:

§ 9-3-45: Nhựt lật đổ chánh quyền Pháp ở Đông Dương.

§ 10-3-45: Nhựt thiết quân luật trên toàn cõi Đông Dương.

§ 10-3-45: Đảng Việt Nam Quốc Gia được thành lập do Hồ Văn Ngà cầm đầu. Đảng này xuất xứ từ Nhân Dân Cách Mạng Đảng, Việt Nam Quốc Gia Đảng do Phan Khắc Sửu, Võ Oanh, Trần Quốc Bửu, Trần Văn An, Ngô Đình Đảu, Nguyễn Văn Sâm đã thành lập.

§ 12-3-45: Hoàng đế Bảo Đại ra tuyên cáo hủy bỏ tất cả hiệp ước bất bình đẳng đã ký với Pháp ngày 6-6-1862 và ngày 15-8-1884.

§ 18-3-45: Một cuộc biểu tình tổ chức tại Vườn Ông Thượng với trên 50.000 người tham gia gồm tất cả các đảng phái. Trên bàn thờ Tổ Quốc có để di hài nhà ái quốc Dương Bá Trạc do ông Trần Văn Ân từ Chiêu Nam gởi về. Nhơn cơ hội này đảng “Việt Nam Quốc Gia” đổi thành “Việt Nam Quốc Gia Độc Lập.”

§ 24-3-45: De Gaulle đọc tuyên ngôn Brazzaville về các thuộc địa của Pháp.

§ 17-4-45: Chánh phủ Việt Nam Độc Lập ra đời do Trần Trọng Kim lãnh đạo lấy khảu hiệu “Dân Vi Quý” làm nguyên tắc chỉ đạo.

§ 5-45: Nạn đói khủng khiếp hoành hành ở Bắc Việt, hằng triệu người chết do Pháp phá hoại.

§ 12-6-45: Thanh Niên Tiền Phong ra mắt đồng bào và biểu diễn tại các đường phố Saigon.

§ 6-8-45: Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và hai ngày sau xuống Nagasaki.

§ 14-8-45: Đáp lời kêu gọi của Hồ Văn Ngà, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân, Trần Văn Thạch v.v... để liên kết tất cả các đảng phái, “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt” ra đời.

§ 15-8-45: Nhựt đầu hàng Đồng minh.

§ 15-8-45: Cao Ly tuyên bố độc lập.

§ 17-8-45: Nam Dương tuyên bố độc lập.

§ 21-8-45: Trên 200.000 người gồm tất cả các giới biểu tình do Mặt trận Quốc gia Thống nhứt tổ chức và tuần hành qua các đường phố.

§ 8-1945: Chánh quyền Nam Kỳ được nhà cầm quyền Nhựt giao trả cho Chủ tịch Hội Đồng Nam Kỳ Trần Văn An. Trần Văn An bổ nhiệm Hồ Văn Ngà làm phó Khâm sai Nam bộ, trong lúc Khâm sai Nguyễn Văn Sâm chưa về tới.

§ 22-8-45: Sau một cuộc biểu tình trước nhà hát lớn Hà Nội, Việt Minh đoạt chính quyền.

§ 23-8-45: Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

§ 24-8-45: Tổng Bộ Việt Minh phái Cao Hồng Lãnh và Hà Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt vô Nam tăng cường, vì lúc bấy giờ ảnh hưởng Việt Minh trong dân chúng hình như không có ở miền Nam.

§ 25-8-45: Bảo Đại trao quyền cho đại biểu Việt Minh là Trần Huy Liệu.

§ 25-8-45: Việt Minh cướp chánh quyền bằng cách tuyên bố danh sách Lâm ủy Hành chánh Nam bộ gồm có tên chín ủy viên và Trần Văn Giàu tự phong làm chủ tịch sau một cuộc biểu tình.

§ 2-9-45: Hà Nội và Saigon đều biểu tình và tuyên bố Việt Nam độc lập. Hồ Chí Minh ra mắt đồng bào ở Bắc.

§ 7-9-45: Các đảng Quốc gia và nhóm Đệ Tứ phản đối và đả đảo Lâm ủy Hành chánh, Trần Văn Giàu nhượng bộ, mở rộng thành phần và Phạm Văn Bạch được cử làm Chủ tịch do sự giới thiệu của Dương Văn Giáo và Trần Văn Ân.

§ 8-9-45: Biểu tình Phật Giáo Hòa Hảo tại Cần Thơ chống độc tài và ủng hộ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất.

§ 9-9-45: Trần Văn Giàu bao vây trụ sở Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội ở đường Miche để bắt Chủ tịch là Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ nhưng bắt không được.

§ 13-9-45: Công an của Giàu do Lý Huê Vinh cầm đầu tìm bắt Vũ Tam Anh ở xóm Thơm và các nhân sĩ Quốc gia như Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Lương Trọng Tường, và lãnh tụ đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu.

§ 13-9-45: Tướng Anh là Douglas Gracey đến Saigon để giải giới quân Nhựt từ vĩ tuyến 16 trở xuống.

§ 15-9-45: Tướng Lư Hán đến Hà Nội giải giới quân đội Nhựt từ vĩ tuyến 16 trở lên.

§ 6-9-45: Quân Pháp lần đầu tiên đổ bộ Saigon.

§ 18-9-45: Tướng Gracey không nhìn nhận Lâm ủy nên Giàu phải mời Trần Văn Thạch, Huỳnh Văn Phương và bà Hồ Vĩnh Ký tức Nguyễn Thị Sương lập ủy ban Ngoại Giao để tiếp xúc với Đồng Minh.

§ 21-9-45: Tướng Gracey tiếp xúc với ủy viên Cộng hòa Pháp Đại tá Cedille và ra lệnh cấm báo Việt ngữ, và thông cáo xử tử những kẻ âm mưu phá hoại.

§ >22-9-45: Tướng Gracey thả hết phạm nhân Pháp và phát khí giới nói là để hộ thân.

§ 23-9-45: Quân Pháp tấn công các bót và cơ sở Hành chánh Nam bộ.

§ 24-9-45: Bốn sư đoàn Dân quân Cách mạng nhứt tề đứng dậy cùng với đồng bào các giới chống lại quân Pháp bằng các võ khí thô sơ. Trang lịch sử Nam bộ kháng chiến bắt đầu.

§ 25-9-45: Lâm ủy Hành chánh bị quân đồng minh do tướng Gracey cầm đầu đuổi ra khỏi Dinh Gia Long. Saigon hoàn toàn trong cảnh chiến tranh không đèn, không nước, dân quân cùng quân Pháp và chà chóp tranh nhau từng tấc đất từng căn nhà.

§ 16-9-45: Lâm ủy Hành chánh rút về chợ Đệm không kèn không trống. Các lực lượng Quốc gia liều chết chống xâm lăng. Một ủy ban phong tỏa Saigon được thành lập do Nguyễn Văn Sâm, Kha Vạng Cân, Trần Văn Ân, Hồ Văn Ngà.

§ 27-9-45: Saigon bị bao vây, lửa đỏ rực trời, vật thực khan hiếm. Chánh phủ ra lệnh tản cư đàn bà trẻ em và người già. Chiến tranh du kích được tổ chức khắp nơi và ủy ban Nhân dân đổi tên lại là “ủy ban Hành chánh Kháng chiến” do Phạm Văn Bạch làm chủ tịch.

§ 27-9-45: Một số lãnh tụ Quốc Gia nhóm họp ở Cholon theo đề nghị của Dương Văn Giáo thành lập “Chánh Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Quốc” để tổ chức kháng chiến.

§ 27-9-45: Đại tá điệp viên Mỹ là Peter Dewey bị ám sát ở Tân Định.

§ 28-9-45: Đại tá Cedille dụng kế hoãn binh và vận lương thực cho quân đội Pháp yêu cầu ngưng bắn.

§ 30-9-45: Cuộc thương thuyết Việt-Pháp về hưu chiến nhóm họp, bên Việt có Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thạch. Phía Pháp có đại tá Repiton Preneuf.

§ 1-10-45: Hưu chiến Việt-Pháp bắt đầu ở Saigon. Pháp yêu cầu hưu chiến.

§ 5-10-45: Đại tướng Leclerc đến Saigon.

§ 8-10-45: Lúc hưu chiến được ban hành, những đoàn Dân quân, lực lượng Bình Xuyên, Thanh Niên Đoàn, tổ chức lại hàng ngũ và chiếm các yếu điểm như các đầu cầu, các trục giao thông, đợi lệnh.

§ 8-10-45: Nhơn lúc này bộ máy công an Việt Minh bủa vây tất cả các chiến sĩ cách mạng quốc gia để diệt trừ đối lập: Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo, Huỳnh Văn Phương, Trần Quang Vinh, Bùi Quang Chiêu đều bị bắt, và có người bị sát hại ngay. Tất cả đảng viên nòng cốt Đệ Tứ đều bị chôn sống ở sông Lòng Sông (Bình Thuận) Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Sổ, Phan Văn Hóa, Trần Văn Sĩ, Nguyễn Văn Soái, Nguyễn Văn Tiền v.v...

§ 10-10-45: Hết hạn hưu chiến. Dân Quân xiết chặt vòng vây kinh tế và tổ chức củng cố hàng ngũ không cho quân Pháp ra ngoại ô Saigon.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn