Chương 5: Một Số Đặc Điểm Của Bửu Sơn Kỳ Hương

01 Tháng Bảy 200212:00 SA(Xem: 99105)
Chương 5: Một Số Đặc Điểm Của Bửu Sơn Kỳ Hương
Sử liệu về Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Thầy Tây An thuộc loại dân sử bởi chưa thấy ghi chép trong các tài liệu Việt sử. Trong phạm vi Phật Giáo Việt Nam, sách Thiền Uyển Kế Đăng Lục chỉ ghi chép lịch sử các vị thiền sư, cao tăng Việt Nam từ trước cho đến triều vua Tự Đức, và từ Bình Thuận trở ra ngoài Trung Bắc. Một số sách biên khảo sau này cũng chỉ nói về sinh hoạt của Phật Giáo chung quanh các chùa chiền và các vị hòa thượng.

Có lẽ vì Bửu Sơn Kỳ Hương không có hệ thống tăng lữ, không có hòa thượng, cũng không có chùa chiền cho nên không được các tác giả lưu tâm. Sinh hoạt tín ngưỡng của Bửu Sơn Kỳ Hương không tập trung ở các chùa chiền mà tỏa rộng trong dân gian, cho nên nguồn tài liệu nằm trong quần chúng như những dân sử.

Các tác giả đặc biệt lưu tâm đến việc biên khảo về phong trào tín ngưỡng Bửu Sơn Kỳ Hương đã phải đích thân đi vào trong quần chúng, đến tận những nơi còn di tích Bửu Sơn Kỳ Hương để sưu tầm tài liệu và chứng tích.

Những điều được ghi chép về Bửu Sơn Kỳ Hương bởi các tác giả này không phải chỉ căn cứ trên những lời đồn đãi, mà là kết quả của những công cuộc sưu tầm, có phối kiểm so sánh giữa nhiều lời đồn truyền, giữa nhiều tài liệu, chứng tích để có thể quy định giá trị khả tín của các sử liệu. Cũng nên thêm rằng giới sử học quốc tế ngày nay cho rằng loại lịch sử truyền khẩu (Oral History) vẫn là nguồn tài liệu có giá trị quan trọng, do tính chất sống động, trực tiếp và chính xác của nó.

Ngoài phần lịch sử và tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương được trình bày tóm lược trong tập sách này, còn có một số chi tiết khá đặc biệt xét ra cũng cần ghi chép lại như những đặc điểm của tôn giáo này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn