- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Kinh Đại Phạm Thiên Vấn Phật Quyết Nghi có chép:
Thưở Đức Thích Ca đang ở trên pháp hội Linh Sơn, có vị Đại Phạm Thiên (Mahàbrahman: cõi trời thứ ba trong sơ thiền) đến dâng hoa sen sắc vàng, cầu thỉnh Phật thuyết Pháp. Phật chỉ đưa tay ra nắm lấy hoa sen rồi lặng thinh không nói tiếng nào. Các vị Bồ Tát, Thinh Văn cùng đại chúng đồng có mặt tại pháp hội không ai hiểu nỗi ý Phật, nên tất cả đều im lặng. Riêng Ngài Ma Ha Ca Diếp thì mĩm cười. Phật liền dạy: “Ta có Chánh Pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, nay phó thác cho ông Ma Ha Ca Diếp”.
Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm tức là Vô Vi Pháp, một pháp môn duy nhứt do chính Đức Thích Ca dùng “tâm” mà truyền cho “tâm”. (tâm của Phật, tâm của Ngài Ma Ha Ca Diếp). Diệu pháp này không nương vào kinh văn giáo điển (không dùng phương tiện sắc tướng thinh âm). Bởi vì tất cả kinh điển của Phật chẳng qua như ngón tay dùng để chỉ mặt trăng. Ngón tay không phải là mặt trăng, mà “mặt trăng chân lý” thì không thể dùng văn tự, ngôn ngữ nào đem nó xuống tận ngón tay được.
Thế nên, suốt 49 năm trải bước khắp nơi thuyết pháp độ sanh, gần đến lúc nhập Niết bàn, Phật mới chọn có một Vô vi pháp được Ngài Đạ Ma tổ Sư truyền sang Trung Hoa dưới danh hiệu là Giáo Phái thiền Na.
Đến đời Lục Tổ, Ngàu Huệ Năng đem vô vi pháp truyền lần xuống phương Nam được gọi là Nam Đốn, thần Tú truyền ngược lên phương Bắc nên gọi là Bắc Tiệm.
Vô Vi pháp do Thần Tú truyền đi lúc ấy đã bị thinh âm sắc tường chen vào làm sai lạc. Nó không còn thuần túy như lúc khởi đầu.