- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Hoằng khai Chánh Pháp giữa thời kỳ mà quần chúng quá ư đọa lạc bởi sự cám dỗ của vật chất văn minh. Đức Giáo Chủ rất lưu tâm đến sự bảo tồn nền xưa nếp cũ. Những gì lố lăng, phiền phức, làm trở ngại cho việc tu học và sự tiến bộ quốc gia, Ngài đều khuyên nên gạt bỏ. Nhưng những gì là thuần phong mỹ tục, cần gìn giữ cho khỏi mất nòi, Ngài hô hào nên theo.
Tục lệ thờ cúng tổ tiên, sùng phụng các anh hùng liệt nữ là tục lệ tốt. Ngài luôn luôn ca ngợi và khuyến khích trị hành.
Trung với hiếu ta nên trau tỉa
Biền với Lương bổn đạo rèn lòng
Thường nguyện cầu siêu độ tổ tông
Với bá tánh vạn dân vô sự
(Kệ dân)
Tử vi nước còn ghi linh miếu
Thác vì đời thanh sử danh bia
Mỹ cánh chuồn đai giáp mang hia
Tuy thô kịch mà tâm chánh trực.
(Diệu pháp quang minh)
Đối với người vong bản, hủy hoại phong hóa, trong bài Gìn tục cổ, Đức Giáo Chủ ngỏ ý chất vấn họ để cảnh cáo chung:
Cũng đồng dân Việt cùng màu da
Sao lại chê bai thói tục nhà
Đối với hàng thanh niên nam nữ, dễ bị lôi cuốn theo trào lưu mới mà quên gốc, Ngài kêu gào:
Trai trung liệt đáng trai hiền thảo
Gái tiết trinh mới gái Nam trào
Lời thánh hiền để lại biết bao
Sao trai gái chẳng coi mà sửa?
Trong bài dặn dò bổn đạo, Đức Giáo Chủ cũng có lúc đã phải thở than:
An Nam phong hóa lễ nghi
Đời nay văn vật bỏ đi chẳng gìn
Mãng lo chế nhạo chống kình
Chẳng trau đạo đức mà gìn thôn hương
Ta đây dường thể như lươn
Cứu dân chẳng nệ nắng sương lắm đâu
Nếu Đức Phật Thầy Tây An chủ trương để tóc để râu, hóa đồng phong cốt như người đời trong khi Ngài là nhà lãnh đạo tôn giáo, được thế nhân tôn xưng là hoạt Phật, thì Đức Giáo Chủ cũng đã tuyên bố:
Tu đầu tóc không cần phải cạo
Miễn cho rồi cái đạo làm người
Bởi vậy ta không lấy gì làm lạ khi thấy tín đồ P.G.H.H. từ cấp trị sự cho đến quý vị giảng viên, từ những người trụ trì tại các chùa chiền cho đến các hành giả tai gia chuyên trì tu niệm, đều không một ai thế phát (1)
Người tín đồ P.G.H.H. được tùy tiện trong sự hòa hợp với mọi người trên phương diện hình thức như vừa nói, chớ không có việc bắt buộc phải để tóc thật dài, hay là cạo tóc đi.
Đến như y phục cũng thế, họ không đấp y, không bày ra lễ phục nào khác hơn một cái áo tràng dà trong thời cúng tại gia, và mặc quốc phục khi hành đại lễ. Chính Đức Giáo Chủ trong lúc chu du khuyến nông thuyết Pháp, Ngài cũng chỉ mặc quốc phục chớ không hề có dùng một thứ đạo phục nào.
Tinh thần dân tộc một lần nữa, được phát lộ nơi đây. Nó thể hiện sự hòa hợp với mọi người trong nếp cũ nền xưa của giống nòi Hồng Lạc.
(1) Một số đông tín đồ P.G.H.H. thấy Đức Giáo Chủ có lúc vì muốn tỏ cho thiên hạ biết Ngài không chấp nhận cái văn minh cặn bả của Tây mà để tóc dài chấm vai, nên lầm tưởng để tóc là tu. Ngài có phân rành rằng: “Tu là tu, để tóc là để tóc, và tu không phải là để tóc, để tóc không phải là tu”. Và Ngài đã khuyên mọi người nên tự do cải cách hều hòa hợp với lương dân.