- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Việc tu Nhân học Phật trong pháp môn tu chứng của người tín đồ Phật Giáo
Hòa Hảo khiến họ trước hết phải “nhập cuộc” với đời, để xử thế tiếp vật và hành
xử tứ ân thế nào cho phải, chớ không được ly cách thế gian. Bởi “muốn về cõi Phật” phải “lập thân cõi trần” và nếu muốn giải
thoát cho thân hậu, thì ngay ở nhãn tiền phải đền bù sao cho xong nợ.
Công việc “đền nợ thế” theo nếp
sống quen thuộc của người dân Việt, thường được khuyến khích theo mẫu người Nho
giáo, nay mặc dù bị lu mờ, nhưng ảnh hưởng vẫn chưa dứt. Chính thế mà vị trí của
Khổng học được đặt vào một nơi trong tòa nhà Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo để dễ bề
cổ võ, chấn chỉnh lại một xã hội đã quá suy đồi. Nào như :
Ở thị thiềng đua
chen xướng khởi
Những tuồng hư cho
bọn gái lẫn trai
Nào hút thuốc phiện
hội ve chai
Nào trùm đĩ ma cô
nghề hút máu
Ai để mắt xem đời
chu đáo
Chẳng khỏi than
giùm dân tộc quá hư hèn
Diện áo quần son phấn
lấn chen
Miễn cho mình được
lên xe xuống ngựa
Mãng điểm tô huy
hoàng nhà cửa
Ai khốn cùng để mặc
đất trời xây
Bức tranh thác loạn ấy còn được vẽ lên một cách gớm ghiếc hơn nữa :
Gẫm nhiều người bội
bạc thâm ân
Nào kể chi là đạo
quân thần
Tôi giết chúa con
đành sát phụ
Lúc nguy cơ tớ mong
hại chủ
Trò giết thầy tội ấy
đáng không?
Thêm chồng giết vợ
vợ giết chồng
Niềm huynh đệ cùng
nhau xâu xé
Cũng hiếm lúc con
còn giết mẹ
Giành của tiền cốt
nhục giết nhau
Tranh lợi danh giết
lẫn đồng bào
Tình nhân loại phân
chia yểm bách.
Vị trí Nho giáo thường được thấy bàng bạc nhiều nơi trong Kinh kệ hoặc Thi
ca của Đức Giáo Chủ.
Có khi với tính cách hô hào mọi người làm theo:
Khuyên trai gái học
theo Khổng Mạnh
Sách thánh hiền dạy
đạo làm người (Kệ Dân)
Trung Dung khuyên
đó noi gương Khổng (họa lại bài Ông Nguyễn Thanh Tân)
Noi chí Thánh Hiền
tìm cội cũ (tặng ông Nguyễn Kỳ Trân)
Có lúc với tính cách dẫn dụ :
Đức Khổng Thành người
sanh nước Lỗ
Ngài còn xưng cuồng
quyến giả hồ (Diệu Pháp Quang Minh)
Thầy Mạnh ra dùng đạo
châu du
Lúc thập bát chư hầu
rối loạn (Diệu Pháp Quang Minh)
Nghèo Thầy Nhan bầu
nước đai cơm
Tùy cơ hàn mà được
danh thơm
(Sa Đéc)
Và có khi như nhắc nhở cho mọi người cùng nhớ lại :
Sách Thánh đạo ghi
trong Tam Tự
Người mới sanh tánh
thiện trời dành
(Giác Mê Tâm Kệ)
Thánh nhơn ghi sách
Trung Dung
Hiền nhơn thức tỉnh
biết dùng người ngay
(Viếng làng Mỹ Hội
Đông)
Chữ Thánh Hiền mới
được nôm na
Ta thỏa chí hô hào
trung nghĩa
(Nang thơ cẳm tú)