- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Lão Tữ là người đầu tiên đề xướng ra thuyết vô vị tại Trung Hoa. Trang Tử xiển minh và thăng hóa cho thuyết ấy lên đến mức siêu thoát. Kể từ mạc Hán về sau người ta thường dùng danh từ Lão Trang khi nói về học thuyết của hai Ngài.
Lão Tử sinh ra trong thời loạn lạc, thấy nhà Châu suy nhược, thiên hạ đảo điên không thể cứu vản nỗi, nên chán ngán viết ra bộ “Đạo Đức Kinh”; Ngài muốn kêu gọi con người trở về với tự nhiên, cởi bỏ mọi ước thúc của luân lý hầu sống cho hợp với Đạo. Theo đó đời, loạn mới cần nhân nghĩa, lễ nghi, luật pháp. Vì các thứ đó là con đẻ của ý thức, mà ý thức chính là nguyên nhân của sự loạn. Lấy loạn mà trị loạn thì đại loạn. Chi bằng thủ tiêu tất cả các ý thức luân lý, lễ nghĩa hữu vi kia, để con người được tự nhiên, lòng rỗng bụng đầy, sống cuộc đời tự do như trời đất. Nếu thiên hạ hành được cái Đạo Vô Vi ấy, thì loạn không còn, đau khổ cũng không còn (Ngã vô vi, nhi dân tự hóa). Đó là nhân sinh quan của thuyết vô vi duy nhiên. Trong Đạo Đức Kinh, Ngài viết:
Vi vô vi
Sự vô sự
nếu hiểu theo nghĩa thườn, từng chữ một thì:
Làm không làm
Lo không lo
Nhưng ý của Ngài thì trái lại, Ngài muốn bảo rằng:
Làm mà như không làm
Lo mà như không lo
đó là một cách duy nhiên điềm đạm vậy. Bởi
Đạo thường vô vi
(Đạo thường không làm)
nhưng thấy thì dường như không làm gì cả, chớ thật ra không có cái gì là khôn gdo cái “không làm” ấy mà ra.
Vô vi nhi vô bất vi
(không làm mà không gì là không làm được).
Xét lại câu “Vi vô vi” mà Lão tử đã nói, ta thấy có nghĩa: “Hãy làm cái đạo vô vi (vi vô vi), làm mà như không làm gì cả, làm một cách hết sức tự nhiên, kín đáo, làm như không có làm, hoặc làm mà đừng để mắc trong cái làm của mình”.
Vậy vô vi trong học thuyết Lão Trang là: có làm, nhưng làm một cách thật khéo, làm cho hợp với tự nhiên.