- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Phật Vương đà chỉ rõ máy diệu huyền, chuyển lập hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ các thiện căn để giáo truyền Đại Đạo, định ngôi phân thứ, gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang.
Đề tài được nêu trên, mới xem qua có vẻ là một trong các vấn đề nóng bỏng thuộc phạm vi thời cuộc. Sự thực thì không hẳn như htế. Sở dĩ phải nói không hẳn là vì vấn đề người ta đặt ra là nhằm giải quyết cấp thời cho chiến tranh Việt Nam; còn vấn đề của chúng tôi là vấn đề thuộc phạm vi nhận định, tìm hiểu một giáo pháp, mà trong giáo pháp đó sẽ cũng có thể là một giải pháp, tuy có khác là giải pháp đó miên viễn vì tính chất rộng lớn, cũng như phải đợi cái mức thích thời vì tính chất khế cơ và khế lý của nó.
Nhìn từ non 30 năm trở ngược người ta sẽ nhận thấy một sự kiện quá rõ rệt trong tâm trạng mong muốn hòa bình: Hết hiệp ước Minich đến nghị hội Yalta, xong hòa hội Postdam tới hòa nghị Genève... Nhưng chiến tranh cứ mỗi lúc càng thêm ác liệt.
Chúng ta cũng không thể chối cãi ít nhiều thiện chí của các nhà hữu trách trong việc thành lập Hội Quốc Liên (Société des Nation) và Liên Hiệp Quốc (Organisation des Nation Unies). Nhưng các cơ sở “liên hiệp” này cũng chưa giải quyết nỗi vấn đề, mà sự việc thì càng ngày càng lại có mòi như muốn lún ngập thêm vào trong ngõ bí!
Người ta đổ lỗi cho cái tâm ác độc của con người, cho khoa học, hoặc cho... ông Trời. Và rồi cho tới nay, đâu vẫn nằm nguyên ra đó!