- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Về học Phật, Phật Thầy đã dạy các môn nhân noi theo gương Đức Phật Tổ cùng chư Phật mà tu hành. Điều quan hệ là phải làm lành tránh ác chớ không cần khổ hạnh hoặc ly thế gian.
Ngài nói trong kinh Giác Mê :
Đi đâu cho khó nhiều đàng
Kìa non Bửu Tự nọ ngàn Ma Ha
Kiềng nào kiềng chẳng có hoa
Non nào non chẳng có tòa thiên thai
Đồng thời với việc làm phước, người tín đồ B.S.K.H. phải nỗ lực giúp đời bằng mọi phương tiện và chỉ cần lặng giữ tâm mình. Bởi vì:
Lọc lừa thì đặng nước trong
Ma Phật trong lòng nào phải tìm đâu!
Hạnh tu đại khái chỉ cần như vậy, rồi cứ chuyên trì niệm Phật cho nhất tâm bất loạn là ngộ đạo rồi. Ngài hằng khuyên dạy các môn nhân đệ tử :
Đêm ngày tưởng Phật Như Lai
Lòng ta dốc quyết hoài hoài đừng quên
Hoặc
Giữ lòng niệm Phật Di Đà
Chừng lên sơn lành thấy mà thời hay
Và
Hỡi người niệm Phật cho bền
Mai sau cũng đặng gần bên Phật Thầy
Ngài đã vạch một con đường tắt để mọi người dễ dàng tiến bước. Người theo đạo Ngài không cần phải ly gia cắt ái mà cần tích cực làm việc giúp đời để đền đáp tứ đại trọng ân, cho tròn nhân đạo. Đó là công việc tu Nhân. Ngài dạy :
Loài cầm thú còn hay biết ổ
Huống chi người nỡ bỏ tứ ân
Mà muốn vẹn tứ ân, người tu Phật phải biết ơn tổ tiên cha mẹ, ơn đất nước, ơn tam bảo và ơn đồng bào nhân loại.
Vì chủ trương như thế nên sau khi mở mang cơ sở tu học tại núi Sam, Đức Phật Thầy cho tín đồ khai phá rừng hoang, thành lập nhiều làng mạc quanh vùng Thất Sơn, như ở Thới Sơn, ờ Láng Linh và dựng những cơ sở gọi là Trại Ruộng để cho các tín đồ vừa có chỗ tu học, vừa khuếch trương nông nghiệp.
Cũng chính vì mục đích tu Nhân mà Đức Phật Thầy dạy các môn nhân cứ tự do để tóc để râu, không thờ cốt Phật, chỉ thượng lên giữa nhà một trang thờ Tam Bảo với tấm Trần Điều, tiêu biểu cho tinh thần vô vi.
Hầu hết tín đồ của Ngài là hạng tại gia cư sĩ . Các đại đệ tử của Ngài như ông Đạo Thành (Trần văn Thành), ông Đạo Xuyến (Nguyễn văn Xuyến), ông Đạo Ngoạn (Đặng văn Ngoạn) v.v... đều không được phép xuất gia. Điển hình là ông Đạo Ngoạn và ông Đạo Xuyến là hai bậc hiền thủ đã có ý lìa đời, đã được Đức Phật Thầy quán sát căn cơ và dạy trở về nguyên quán lấy vợ để sanh con nối nghiệp.
Cách tu nầy như đã nói, là con đường tu tắt. Nhưng con đường tắt thường không phải là con đường dễ đi. Bởi một lẽ rất giản dị là tắt thì chóng đến, nhưng lắm khi trong nẻo tắt có nhiều núi sông gai gốc.
Sở dĩ Đức Phật Thầy hướng dẫn các môn nhân tu theo pháp môn ấy là vì tuy khó giữ khó hành, mà nếu người tu nhất quyết tinh tiến thời rất dễ và rất mau đến nơi đến chốn (6).
Tính cách nhập thế và xuất thế cũng được tùy duyên dung hội trong pháp môn nầy.
********
Chú Thích:
(6) Xem Bửu Sơn Kỳ Hương của Vương Kim, Long Hoa xuất bản, 1966