- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Theo Phật Giáo từ kim chí cổ
Gốc ông cha ta cũng tu hành
Sản sanh từ lòng đất mẹ, nền Đại Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo tuy bắt nguồn nơi Giáo Lý căn cốt của Đức Thích Ca, trang điểm thêm bằng tinh hoa Khổng Lão nhưng sắc thái và tinh thần của Đạo vẫn là sắc thái tinh thần của dân tộcViệt Nam. Cho nên nói đến B.S.K.H. người ta nghĩ ngay đó là Đạo của Dân tộc, cũng như nhìn qua P.G.H.H. ai ai cũng nhận đó là Đạo của Giống Nòi.
Điều này có gì quan trọng mà cần phải nói?
- Đọc nhân loại tiến hóa sử, xin thưa rằng quốc gia nào cũng nâng cao tinh thần dân tộc lên hàng đầu, bởi vì nó là yếu tố căn bản để quyết định vận mạng thịnh suy, còn mất của một nhân chủng.
Nước Việt Nam thân yêu của con Rồng cháu tiên sở dĩ tồn tại được đến ngày nay, là nhờ ở tinh thần quốc gia dân tộc đó. Nó hồn nhiên dung dị nhưng biết tự lập, tự cường; nó từ hòa quảng ái, nhưng bất khuất trước những bạo lực muốn đè bẹp, rẻ khinh. Nó có thể đồng hóa được bất cứ ai lân la với nó, chớ quyết không hề để cho ai đồng hóa nó được bao giờ!
Một điều đáng hãnh diện hơn cả là nhờ tinh thần dân tộc mà hằng ngàn năm phải học “chi hồ giả dã” và hằng trăm bị nhồi nặn trong cái lò “a b c, d”, nòi giống nhỏ bé này vẫn được đồ sộ, vững bền, không có hế lực nào làm sụp đổ được.
Như thế, tính chất dân tộc của P.G.H.H. là một đặc điểm tô bồi cho sự vững bền của quốc gia vậy.
Quan Niệm Tiên Rồng
Trong quyển Việt Sử Kinh Nghiệm (1), khi bàn về quan niệm Tiên Rồng, chúng tôi đã phát huy cái tư tưởng cực khôn ngoan của ông cha khi chọn Tiên Rồng làm vật tổ. Tiên tượng trưng cho những gì lịnh mẫu, trí tuệ, phi phàm; Rồng tượng trưng cho sức mạnh vô biên, tiềm năng bất tận. Các cuộc kháng cường lân thế chư chẻ tre qua những lần phá Tống, bình Chiêm, diệt Nguyên và hạ Pháp... há không phải là sức mạnh của Rồng thiêng chỗi dậy? Và những phong cốt hào hoa, bí trí của Nguyễn Trãi khi về ẩn dật ở Côn Sơn, của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc an tọa trên am Bạch Vân, của La Sơn Phu Tử khi đứng trên ngàn Thiên Nhân mà “thế sự nhìn xem rồi cuộc cờ... “ là gì, nếu không cho rằng Tiên phong cốt cách?
Quan niệm đó tuy chỉ bắt nguồn trên một huyền sử, nhưng thật đã vun quén chẳng ít cho tinh thần Dân tộc, khiến người Việt, từ mấy ngàn năm, biết sống trên cái bản ngã đặc biệt, rất đáng lấy làm tự hào qua sự góp mặt của họ trên quả địa cầu.
P.G.H.H. trong sự sáng khai của Đức Huỳnh Giáo Chủ, luôn luôn tiếp tục phát dương cái quan niệm đó không cho mất mát, phai mờ. Ngài đã thuật hoài ý chí của mình:
Khùng cảm mến truyền câu hồi vị
Thà làm hiền mà biết non sông
Điên như ta Điên giống Tiên Rồng
Điên gỡ ách xích xiềng thế tục.
Và những lúc ca ngợi anh linh các hàng tử sĩ, Ngài cũng không quên khơi gợi ý thức Lạc Hồng:
Thiệt chẳng hỗ giống dòng Nam Việt
Từng nêu cao khi tiết Lạc Hồng
Đã mang lấy nợ núi sông
Quyết lòng báo quốc tồn vong sá gì!
Quan niệm ấy, nhiều lúc đã được dặn dò một cách cẩn thận, rạch ròi hơn. chẳng hạn, trong bài Trao lời cùng Ông Táo, Ngài viết:
Thần ráng sức ra công khuyên dỗ
Gìn thuần phong mỹ tục của Rồng Tiên
Tập ở ăn theo nết Thánh Hiền
Lòng tu tỉnh dòm Phật tiên nối chí
Cho đến lúc đi khuyến nông, thuyết giáo mọi người lo làm ăn, tu học, Ngài cũng không quên kêu gọi, nhắc nhở đến cái đức chịu đựng cần cù của nói giống Rồng Tiên:
Gởi một tấc lòng son nhắn nhủ
Khuyên đồng bào hãy rủ cho đông
Nắm tay trở lại cánh đồng.
Cần lao nhẫn nại Lạc Long tổ truyền
Quan niệm Tiên Rồng bàng bạc trong thì văn sấm kệ P.G.H.H. đã nói rõ lên ý thức quốc gia được sùng thượng nơi đây, để đóng góp cho tinh thần dân tộc đặc biệt của người Việt mỗi ngày mỗi thêm vững mạnh.