Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 39801)
Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo

 

Điên dẹp gác âm thinh sắc tướng

Tầm Vô Vi kiếm cảnh niết bàn

 

Trong Kệ Dân (quyển nhì) luận về Phật pháp, Đức Giáo Chủ có viết:

 

Làm Vô Vi chánh đạo mới mầu

 

Câu tuyên thuyết quan trọng này đã khơi nguồn cho một hệ thống ý thức, nhằm tái tạo lại diệu pháp Vô Vi của Đức Thích Ca.

 

Nhưng thế nào là Vô Vi?

 

Định nghĩa quá thấp cho một vấn đề thuộc phạm vi hình nhị thượng, một số người đã vội cho rằng Vô Vi tức là không làm, người hành đạo vô vi thường không làm gì cả. Cách định nghĩa này đã làm nghiêng lệch chiều nhận xét của phần đông, do đó nãy ra óc tưởng tượng:

 

1) – Cho vô vi là đạo chán đời. Người hành đạo hẳn là kẻ ần trong thâm sơn cùng ccốc, làm ổ trên cây, uống nước trên nguồn, xây lưng vào cuộc thế hoặc xem nó như trò vân cẩu mỉa mai. Vô vi như vậy quả không giúp ích được gì cho quốc gia, xã hội.

 

2) – Cho vô vi là trạng thái biếng nhác; con người vô vi tuy có sống giữa trường đời thật đấy, nhưng không dám nhảy vào thực tại để thi đua; chưa chiến đấu họ đã đào ngũ lo cầu an tự tại. Vô vi có khác nào một chỗ núp, một mảnh đất dành riêng cho hạng người lánh nạn.

 

3) – Cho vô vi là tư tưởng bi quan, trong ấy, con người luôn có mặc cảm với cuộc sống. Họ nhình đời qua một màu xám ngắt; xem nó như một co n bệnh sắp chết. Họ không màng cứu chữa, vì heo họ, có cứu chữa cũng toi công. vô vi thành một chướng ngại không nhỏ trên đường nhân loại tiến hóa.

 

4) – Hoặc cho vô vi là một hiện tượng đối kháng, - một cuộc nỗi loạn tâm tình – khi con người tràn ngập bởi những bất công, đau khổ, bị khống chế dưới luật lệ cứng ngắt của tư tưởng cực vi. Hiện tượng đối kháng này giống như các cuộc lãng công trong các phong trào tranh đấu. Vậy vô vi là một cuộc cách mạng thụ động?

 

Mấy lối nhận xét phiến diện vừa kể, dĩ nhiên không vạch được con đường nào đi đến chơn lý vì nó chưa cảm nhận nỗi giá trị của chữ vô vi. Nhất là với Phật Giáo Hòa Hảo, một đạo Phật không hoàn toàn nệ chấp kinh luật, không phượng thờ tượng cốt Phật nhưng rất thù thắng trên đường học Phật tu Nhân và song gồn cả tu Thiền lẫn tu tịnh. Cái vô vi trong giáo lý rộng rãi, phong phú kia, mới thật là “bất khả đắc nhi tư nghị giả”.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn