- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Bởi quan niệm đất nước là hệ trọng cho kiếp sống của con người và sự tồn vong của Đạo pháp, nên khi nó bị xâm lăng, Đức giáo Chủ đã chủ trương cứu nguy tổ quốc.
Ngài đã quả quyết trong mấy vần thơ:
Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau
Quyết rứt cà sa khoác chiến bào
Đuổi bọn xâm lăng gìn đất nước
Ngọn cờ độc lập phất phơ cao
Và để động viên tinh thần sĩ dân góp phần chống đỡ giang sơn, Ngài đã hô hào sự tích cực góp tay của các giới.
Đối với thanh niên, Ngài nhắc nhở:
Trải qua cũng lắm hồi vận bỉ
Rồi anh em tráng sĩ đứng lên
Liều mình đục pháp xông tên
Còn đối với phụ nữ, Ngài cũng không quên khuyến khích họ tham gia phong trào cứu nước:
Chị em ôi! Bắc Nam là một
Chị em là rường cột giống nòi
Dở sử xanh Nam Việt mà coi
Gương Trưng Triệu còn roi muôn thuở
Tuy nhiên, bên cạnh tinh thần ái quốc đó, ta còn phải thiết tha nghĩ tới tình nhân loại đậm đà mà giáo lý từ bi đã ý thức cho ta. Hãy nghe lời giảng dạy của Đức Giáo Chủ:
“Ngoài đồng bào, ta còn có thế giới người đang cậm cụi cần lao cung cấp những điều nhu cầu cần thiết; họ là nhân loại là những người đang sanh sống với chúng ta trên quả địa cầu. Nếu không có nhân loại, thử hỏi dân tộc ta ra như thế nào? Ta có đủ vật liệu để dùng chăng? Nói tóm lại, ta có thể lẻ loi đương đầu với những lúc ốm đau, nguy biến, giữ vững cuộc sống còn này chăng? Hẳn không vậy. Thế nên dân tộc ta phải nhờ đến Nhân loại, nghĩa là nhờ đến dân tộc khác và phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như mình nghĩ đến mình và đồng chủng mình.
Vả lại cái tình từ bi bác ái của Đức Phật mà ta đã nhận thức, rất thâm huyền quảng hượt. Cái tình ấy nó không bến không bờ, không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc, nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ hết từng lớp đẳng cấp xã hội, mà chỉ đặt vào một: Nhân loại chúng sanh.
Thế ta không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng bào mình, gây ra tai hại cho các gân tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư tưởng nhân hòa, một tinh thần hỉ xả và hãy tự xem mình có bổn phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn”.
Cho nên khi mà “nước ai nấy ở nhà nhà tự do” thì chừng ấy sẽ:
Không ganh ghét dứt câu thù hận oán
Để rồi:
Nguyện giữ cang thường gìn Phật Đạo
Giao hòa mãi mãi với lân bang
Đến đây tưởng không gì rõ hơn là trích dẫn thêm một câu tuyên bố của Đức Thầy với báo chí năm 1946:
“Thế nên, cái tâm hồn bác ái, từ bi mà tôi đã hấp thụ, tôi sẽ điều hòa với phương pháp tổ chức xã hội mới, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhân loại”.