- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Từ năm 1947, vì phải đứng lên vừa chống xâm lăng vừa chống độc tài, người công dân trong danh nghĩa quân đội Hòa Hảo hoặc Dân Xã thường bị đối phương đưa ra những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, cố làm cho đoàn thể này bị mất uy tín.
Thật ra, với nền kinh tế tự túc, tất cả nhu cầu cần thiết như quân trang, quân cụ, cho tới thực phẩm, thuốc men... quân đội đảgn phái trong tình trạng vô chánh phủ lúc đó làm sao không trông cậy vào sự tiếp tế của nhân dân. Do đó, mà đã có một số dư luận bất công không tránh được đối với P.G.H.H.
Tuy nhiên, từ 1954 trở đi, khi Ngô Đình Diệm chấp chánh và thao túng chính trường, giới thanh niên trong quân đội Hòa Hảo trở về với nếp sống tín đồ, còn quân đội D.X rút lui vào bưng biền bất hợp tác, thì người ta mới có dịp so sánh và lần hồi được thấy rõ những gì cần nhận định cho đúng đắn, và nhờ vậy họ có cảm tình với P.G.H.H.
Qua mấy năm Giáo Hội củng cố lại các cơ cấu và hoạt động mạnh trên hai phương diện truyền giáo và hành thiện, ảnh hưởng của P.G.H.H. đã lan rộng nhiều nơi. Các giới chức chánh quyền đều ủng hộ. Các vị Chủ Tịch, Quốc Trưởng, Thủ Tướng trong các chánh phủ từ 1963 đến nay, đều có đến viếng thăm Thánh Địa Hòa Hảo và bày tỏ mối cảm tình đối với đoàn thể này.
Hằng chục phái đoàn trong mỗi năm, gồm có Thượng Hội Đồng, Hội Đồng Nhân Sĩ, Hội Đồng Lập Pháp, Dân Biểu lập Hiến, Thượng Hạ Viện, các nhà lãnh đạo Tôn Giáo, các Tổng Ủy Viên, các Tổng Bộ Trưởng, các Tướng lãnh đại biểu Chánh Phủ, các vị Tư Lệnh Vùng, trước sau tiếp nối về Tổ Đình để vấn an Đức Ba, thân mẫu Đức Huỳnh Giáo Chủ, hoặc để tham dự các đại lễ.
Hằng trăm phái đoàn văn sĩ, học giả, ký giả đến các khu vực có đông tín đồ để sưu tầm tài liệu, phỏng vấn, tham khảo về lai do P.G.H.H. Lại thêm rất đông các du khách thuộc các thành phần, đã về đây với tấm lòng mong muốn thăm qua và tìm hiểu.
Nhờ Giáo Lý thâm diệu của Tổ Thầy và chủ trương ôn hòa, vị tha của Giáo Hội; nhờ các phái đoàn Giảng viên truyền bá Giáo Lý hoạt động tích cực; nhờ nhiều kinh, sách, báo tung ra; nhờ chương trình phát thanh tiếng nói Đạo Pháp đều đặn; nhờ nhiều công tác từ thiện, xã hội... khiến đa số quần chúng trong toàn quốc, dù chưa có dịp đến Thánh Địa, vẫn dành nhiều mỹ tình với Đạo qua những bức thư viếng thăm, góp ý kiến hoặc đưa ra những đề nghị xây dựng đáng được tán thành...
Nhiều báo chí, sách vỡ của các văn nhân ký giả ngoại đạo cũng dành những chương mục, những số riêng để nói về P.G.H.H.
Đặc biệt đưa vài thí dụ: như tuần báo Cộng Hòa đã dành trọn một số gồm trên 30 trang lớn để nói về P.G.H.H. với nhiều hình ảnh và bài vở chọn lọc. Nhật báo Miền Tây với hằng loạt bài vừa phỏng vấn, vừa tường thuật những gì thuộc phạm vi sinh hoạt của anh em trong đạo.
Những bộ sách lớn như Tín ngưỡng Việt nam, người Việt đất Việt, của các nhà văn như Toan Ánh, như Cửu Long Giang... đã thành thật nhiều trang để nói thật đầy đủ từ phát sanh xứ cho đến nghi thức tu hiền, từ những giáo điều cho đến cách thức vào Đạo v.v...
Trên bình diện quốc gia, Giáo Hội P.G.H.H là một hội viên sáng lập Hội Đồng Tôn Giáo Việt Nam, một cơ quan đoàn kết các tôn giáo giữa P.G.H.H. với Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Cao Đài Giáo, Bah’ai...
Đó là một vài chứng tích thuộc ảnh hưởng quốc nội. Còn nói đến ảnh hưởng quốc tế thì cách biệt rất xa với những năm trước kia.
Ngay sau khi Giáo Hội phục hoạt các cơ cấu và Đuốc Từ Bi số 1 được phát hành, nhiều nhà trí thức ngoại quốc cũng như các học giả Việt Nam tại hải ngoại đã liên lạc ngay với cơ quan hữu trách của Giáo Hội. Bác sĩ Nguyễn Trần Huân, giáo sư Đại học Sorbone, là một học giả Việt nam đầu tiên ở hải ngoại nghiên cứu về P.G.H.H. Trong một bức thư hồi đầu năm 1965, học giả nói:
“Tôi đã đọc Đuốc Từ Bi và rất lấy làm vui mừng nhận được nhiều tài liệu quý báu về Giáo Lý P.G.H.H. - Ở bên Pháp có nhiều nhà khảo cứu về Tôn giáo muốn biết về Hòa Hảo. Nay nhận được báo này, tôi sẽ có thể cho họ biết được triển vọng của P.G.H.H.”
Rồi trong một thư khác, đến khi đề cập “Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ” của Đức Huỳnh Giáo Chủ sau khi được ấn loát cẩn thận và gởi sang, Bác sĩ viết:
“Bộ Sấm Giảng này thật là một bộ sách quý và rất có lợi cho tất cả mọi người Việt Nam hay ngoại quốc muốn hiểu rõ về vấn đề P.G.H.H.”.
Trong số những thư từ liên lạc, Giáo sư Georges Condominas, Giám đốc Trung tâm khảo cứu về Đông Nam Á và Nam Dương, thuộc phân bộ Văn hóa, Trường Đại học thực hành kinh tế xã hội học ở Paris, sau khi tiếp nhận được Bộ Sấm Giảng Thi Văn của Đức Giáo Chủ, đã viết cho chúng tôi một bức thư mà trong đó có một đoạn đầy thiện cảm, được dịch ra như sau:
“Bộ kinh này (Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ) giúp ích cho tôi rất nhiều, vì từ lâu người ta đã nói đến Phật Đạo canh tân Hòa Hảo, thế mà đến nay tôn giáo này vẫn chưa được nghiên cứu một cách đứng đắn trên những tài liệu chánh thức và xác thực. Việc xuất bản quyển Kinh này cũng đã bổ khuyết một sự thiếu sót nghiêm trọng; vậy tôi xin nhiệt liệt ngợi khen Ông về công tác ấy.
Tác phẩm này đã được đem ra làm đầu đề trong một buổi thuyết trình quan trọng tại một khóa tu học của chúng tôi: những môn đệ của tôi rất lấy làn thích thú, quan tâm đến vấn đề này cũng như về những liên quan cùng một lúc với thời sự và sự biến chuyển của các tư tưởng...”
Nói chung hiện nay có đến trên 100 thư viện trên 30 quốc gia trên thế giới có tàng trử các loại Kinh, sách, báo chí của P.G.H.H. và có liên lạc với tòa soạn Đuốc Từ Bi. Một số các nhà báo, nhà văn Pháp, mỹ, Nhật đã viết về P.G.H.H. Có thể kể: Annuaire 1966-1967 (Tiếng Pháp); Monthy Gazette (tiếng Nhật); the Japan Time, The Mainichi Daily News và newsweel (tiếng Anh0.
Ngoài ra, còn một số đông các tu sĩ, các nhà trí thức quốc tế, đã liên lạc với P.G.H.H. trong tinh thần tôn giáo tương thân hoặc nghiên cứu tôn giáo. Xin kể qua vài vị trong một ít quốc gia. Đó là Bác sĩ H.H.E, Loofs (Úc Đại Lợi); Giáo sư Milton Sacks, Tiến sĩ Waltes Slote, Giáo sư A.Richard Gard (Hoa Kỳ); Thượng tọa Fujii, thượng tọa Ariya Wansa, Giáo sư Kaship (Ấn Độ); Kỹ sư Fujiki; Bác sĩ Hisao Shoga, Giáo sư Yotoumoto, Hội chủ Nikkyo Niwano, Thượng tọa Fujii, Thượng tọa riri Nakayama, tu sĩ Sogen Omori (Nhật bản); Giáo sư Maurice Durand, Giáo sư Georges Condominas (Pháp quốc) v.v...
Kể làm sao xiết được số lượng các phái đoàn ngoại quốc như Phái đoàn Tôn giáo, Phái đoàn Văn Hóa, Phái đoàn Báo Chí và Phái đoàn Chánh Trị đến viếng Thánh địa trong mấy năm gần đây. Ai được hân hạnh ngồi đọc hết những dòng chữ lưu niệm trong quyển sổ vàng để tại Tổ Đình P.G.H.H. với những nét bút khác nhau và nhiều thứ tiếng không giống nhau, mới thấy được những cảm nghĩ tốt đẹp của các nhân vật quốc tế đối với đoàn thể có nhiều triển vọng này.
Kỹ sư Fujiki, trưởng phái đoàn báo chi kinh tế và chuyên viên Nhật Bản trong chuyến hành hương về Thánh Địa hôm nhày 5 tháng 3 năm 1967, có đọc một bài diễn văn quan trọng bằng tiếng Nhật, có thể tiêu biểu chung cho đa số cảm nghĩ của những người ngoại quốc có cảm tình với P.G.H.H. Xin dịch sát ý của nguyên văn:
“Thật là một diễm phúc và là một danh dự mà quý vị đặc biệt dành riêng cho chúng tôi được đặt chân đến viếng thăm Thánh địa Hòa Hảo hôm nay.
Tôi rất lấy làm cảm kích trước sự phổ thông Giáo Lý chính xác của Đạo Phật Giáo Hảo cho các đoàn thể Phật Giáo Nhật, cho Giáo Hội Rissho Kosei Kai (1) và mọi người mà quý vị trong phái đoàn P.G.H.H. đã thực hiện trong kỳ viếng thăm nước Nhật Bản trong năm vừa qua.
Tôi thành thật cảm tạ trước sự nỗ lực không ngừng của liệt quý vị để kiến thiết một quốc gia, một xã hội con người có đạo lý, làm cho thế giới phải chú ý đến vùng châu thổ sông Cửu Long của nước Việt Nam có được một Giáo Hội P.G.H.H. với một tinh thần đoàn kêt mạnh mẽ và hãnh diện trước thế giới” (2)
Chắc không còn gì để nói nhiều hơn lời của một viên kỹ sư và cũng là một cư sĩ Phật Giáo người Nhật mà chúng ta vừa được biết.
***
Phật Giáo Hòa Hảo ngày nay thật sự đã tiến triển được nhiều mặt mà người biết chuyện nào chắc cũng phải nhìn nhận như vậy. Nhưng điều đáng mừng hoặc đáng ngại là hãy xem sự tiến triển ấy có tiến đúng theo mục tiêu đạo nghĩa của nó hay chăng.
Mặc dù cũng còn một số người đua đòi hoặc đam mê vật chất, chạy theo Đạo với một mục đích chưa đúng ý nghĩa mà Đức Giáo Chủ đã đề ra. Đó là một điều không sao tránh khỏi bất cứ ở đâu và thời nào. Tuy nhiên, một số lớn đã chăm lo tu học, chuyên làm việc thiện biết cải tạo xã hội, đồng thời dọn mình tinh sạch để qua bờ giải thoát, họ thật sự cố gắng để tiến đúng mục tiêu cao cả của Đạo Vô Vi mà Đức Tôn Sư đã khai mở cho họ. Chính điều này mới thật sự đáng ngợi khen và cái tiến triển của P.G.H.H. ngày nay mới là một hiện tượng đáng mừng.
(1) Rissho Kosei Kai là một Hội Phật Giáo tại Nhật Bản có trên hai triệu hội viên. Hội Chủ là Ngài Nikkyo Niwano. Hội này có chỗ tương đồng với P.G.H.H. là hầu hết trong Đạo đều cư sĩ tại gia. Trong kỳ sang Nhật năm 1966, Phái đoàn P.G.H.H. đã được mời đến chùa hội quán của Hội tại Tokyo để trình bày về sinh hoạt và Giáo Lý P.G.H.H. cùng trao đổi nhiều quan điểm tu Phật trước một số ký giả và thính giả. Nhựt báo the manichi Daily news số 15752 ra ngày 13-12-66 có đăng bài tường thuật với đầy đủ hình ảnh.
(2) Cùng với Bác sĩ Shoga, Chủ Tịch Toàn Á Hiệp Hội, Kỹ sư Fujiki là một trong những người từng giúp đỡ nhiều phương tiện cho Phái đoàn P.G.H.H. trên đất Nhựt.
Trong một buổi thuyết trình Giáo Lý P.G.H.H. tại chùa Tsukiji Hongati hồi 13 giờ đến 15 giờ 30 ngày thứ tư, 7-12-1966 (nhằm 26-10 Bính Ngọ) tại trung tâm thành phố Tokyo, trước một số thính giả quan trọng, trong đó có Thượng tọa Nakayama và Thượng tọa Fujii, cũng là nhờ có sự góp tay trợ giúp đắc lực của Kỹ sư Fujiki.