Văn minh là gì?

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 42354)
Văn minh là gì?


Văn minh –theo nghĩa chữ- là vẻ sáng sủa rực rỡ; chỉ trạng thái tiến bộ của đời sống nhân loại trong nổ lực vượt qua trạng thái dã man. Dùng để dịch tiếng civilisation của Pháp, văn minh chỉ toàn thể sức mạnh tinh thần, những hiểu biết và khả năng của con người, những hoạt động hữu lý nối tiếp (hay đôi khi đối lập) những hoạt động mù quáng của bản năng và sức mạnh (1)

Với ý nghĩa rộng rãi đó, khó mà phân định rõ ràng ranh giới của văn minh và dã man. Con người thật sự ở trạng thái thuần tự nhiên đã không còn nữa từ mấy trăm ngàn năm nay. Tất cả những giống người, được các nhà khoa học phát kiến, đã có ít nhiều mầm mống của văn minh. Bắc kinh viên nhân (Sinanthiopus pékinensus) đã biết tạo dụng cụ và biết dùng lửa. Tuy nhiên đó chỉ là con người thời tiền sử, và tất nhiên không ai dùng chữ văn minh để nói đến trạng thái của nhân loại trong thời tối tăm mịt mù này. Chỉ được xem là văn minh khi con người tiến đến trình độ sinh hoạt khá cao. Xưa nhất người ta có thể nói đến văn minh Ai Cập, Mésopotamie, Crète..., Ấn Độ, Trung Hoa và có thể có cả nền văn minh Việt Nam nữa (2)

 

Nhưng chữ văn minh mà Đức Thầy nói ở đây không phải ở trình độ văn minh nói trên. Vấn đề bài bác văn minh không đặt ra đối với nền văn minh xa xưa đó. Giữa thế kỷ 20, nó chỉ là vết tích của một quá khứ mịt mù. Nền văn minh mà Đức Thầy muốn nói là nền văn minh hiện đại của Tây phương, nền văn minh cơ giới, kết quả của những tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã làm đảo lộn tất cả đời sống con người từ hơn thế kỷ nay.

 

Người dân Việt ngày nay, từ thành thị đến thôn quê, không còn lạ gì với những súng ống tối tân, những phi cơ siêu thanh phản lực, những máy thu thanh, vô tuyến truyền hình... tất cả những phát minh và sự quản dụng cơ khí trên các địa hạt kỹ nghệ, giao thông, quân sự... kết quả của nền văn minh đó. Nhưng nếu trăm năm trước đâu, người Trung Hoa cũng như người Việt Nam, trước sự tấn công ồ ạt của những họng súng tối tân, vẫn xem người Âu Châu như một bọn bạch quỷ dã man, thì ngược lại từ đầu thế kỷ 20 đến giờ, chúng ta đã ý thức được sự chậm tiến, tình trạng kém mở mang, của chúng ta để công nhận sự tiến bộ vượt bực của họ cũng như sức mạnh vạn năng của văn minh Tây phương vậy.

 

Thế nhưng Đức Thầy lại bài bác, không chấp nhận nền văn minh hiện đại, mà lại khuyên chúng ta tìm về nguồn cội, quay về với Tổ tông, là tại làm sao? Chủ trương ấy mới nghe có vẻ nghịch lý, lỗi thời, nhưng xét kỹ đó là những nhận định sâu xa và là những lời tiên tri để cảnh tỉnh con người trước khi họ sa vào vực thẳm.

 

(1) La civilisation est une somme de forces spirituelles de savoir et de pouvoir humain, d’activités raisonnables qui se superposent (et parfois s’opposent) au jeu aveugle des instincts et des forces. (K.Birket Smith – Histoire de la Civilisation).

(2) Ông Lê Văn Siêu đã có quyển “Văn Minh Việt Nam” để khai thác những đặc điểm được xem là văn minh của dân tộc.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn