- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Tuy vậy, một vài ngoại nhân vô trách nhiệm có khi vì mê vọng, thiên chấp vào thành kiến chánh trị, mang nặng chủ nghĩa vô thần, hoặc vì có những mục đích lung lạc hạng người nông nỗi, lại có những cái nhìn không đúng đắn chút nào, nên ngờ rằng B.S.K.H. và PG.H.H. là một “phong trào cần vương”, là một “đảng cách mạng lãnh đạo bằng thân quyền để tránh né sự đàn áp của thực dân”.
Người ta đã bóp méo sự thật một cách máy móc mà rằng:
- Sấm Giảng không gì khác hơn là tài liệu học tập trình độ thích hợp với nông dân do cán bộ tiền bối soạn thảo.
- Khi cán bộ khoác áo thầy tu, kêu gọi bền chí tu niệm tức là hô hào kiên trì tinh thần tiêu cực đề kháng, không cộng tác với xâm lăng.
- Khi nói đến Hội Long Hoa, Long Vân tức là cảnh cáo rằng ngày Cách mạng thành công, phục hồi vương vị thì sẽ có thưởng phạt.
Nhận định như vậy là hoàn toàn thiên lệch, Người ta không thể nói con voi là cái quạt, là cây chổi, là cột nhà... như câu chuyện năm người mù rờ voi do Phật chứng dẫn trong một cuộc thuyết pháp, mà phải thấy con voi đúng là con voi với cái vòi dài,với đôi tai to, với bốn chân lớn, với cái hông phẳng và với cái đuôi tua tủa của nó...
Sự nhận định sai lầm, là khởi điểm nảy sanh nhiều lý luận ngô nghê và đưa đến một kết luận không đâu vào đâu cả. Đó là điều mà Đức Phật và chư Tổ Sư hằng khuyên phải tránh:
- “Đứng trước mọi việc chi, dầu sự đời hay đạo đức, ta phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán việc ấy”.
Dù là nhà đạo đức hay là nhà chánh trị, chúng ta đều không thể bỏ qua quan điểm “suy xét cho minh lý” mà bàn nghĩ đúng đắn được!