- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Trong lúc ba hạng người trên, vì lợi quyền tham vọng, đã gieo tai rắc họa cho đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo không ít thì hạng sau cùng, tức hạng người “đục nước béo cò” lợi dụng lòng tín ngưỡng của tín đồ để lung lạc hầu lôi cuốn về phe làm hậu thuẫn. Như đã nói ở phần đầu, hạng người này được chia làm hai: nội bộ và ngoại giới. Trước hết xin nói về hạng người ngoại giới.
Họ là những kẻ không phải trong đạo, nhưng thấy cơ bành trướng của đạo, động lòng tham, ước muốn nắm được khối quần chúng vĩ đại này để làm hậu thuẫn cho những hoạt động chánh trị của họ. Tham vọng đó đã thúc đẩy họ hành động những thủ đoạn không được chánh đáng. Chẳng hạn, đưa ra những luận thuyết sai lệch với manh tâm gây uy tín cá nhân để lôi cuốn anh em tín đồ P.G.H.H. về phe; hoặc gây hoang mang, chia rẽ trong nôi bộ để giả vờ chở che, ủng hộ, hầu nắm lấy tín nhiệm của một nhóm người. Nhưng họ đã thất bại hoàn toàn theo kiểu thất bại của những người “bắt lươn đàng đuôi”. Bởi vì có khi họ có thể mua chuộc hoặc rù quến được một vài người, nhưng hạng người để cho bị mua chuộc kia có chăng là những kẻ không có uy tín và khi trở về với anh em đồng đạo thì chẳng lôi kéo được ai, họ còn bị xem thường rẽ khinh là đàng khác!
Bởi vì con ngươi tâm đạo, lòng luôn luôn mặc niệm những câu thơ:
Con nghịch phản điều mang câu đàm tiếu
Giữ sao tròn đạo nghĩa mới khôn ngoan
Lòng sắt son dám sánh nỗi ngàn vàng
Khó mua chuộc những người đầy liêm sĩ
Đường xa mới rõ tài con ngựa ký
Lúc nguy nàn tường tận kẻ vô lương
Đến như hạng người trong nội bộ tức những người trước kia có dựa chân là tín đồ để rồi sau đó, lợi dụng khi Đức Giáo Chủ còn xa vắng, mưu tạo uy tín cá nhân và toan nắm quyền điều khiển.
Trong những hồi người ta còn hoạt động mập mờ chưa có gì tỏ rõ, vẫn có một số người đạo tâm chân chất vì chưa kịp nhận xét tế nhị mà tin nghe, nhưng khi hoạt động công khai vấn đề được đưa ra ánh sáng, thì người tín đồ chân chất kia lập tức giác ngộ, mà quay về với bản sắc cũ, nghĩa là “sớm với chiều gắng chí nguyện cầu”, họ chuyên đọc Giảng Thầy, giữ trọn quy điều Thầy dạy và chỉ bàn xét kinh luật của Thầy chớ không hề tin nghe một người nào nữa.
Số người chủ xướng công việc như trên cộng với những người chạy theo tuy không có bao nhiêu, nhưng đôi lúc cũng gây hoang mang xáo trộn trong nôi bộ đoàn thể. Âu có lẽ nhờ những việc như thế mới thử được lòng người mà trước kia Đức Giáo Chủ đã có lần tiên đoán.
Thì ra nhóm người lợi dụng đã chẳng có dấu hiệu gì được thỏa mãn; còn khối tín đồ hơn hai triệu người của Đức Giáo Chủ vẫn vững vàng mạnh tiến trên cơ sở tinh thần mà từ 29 năm trước Ngài đã đề ra.
***
Nếu chịu khó để tâm nhận xét một chút, ai ai cũng sẽ thấy răng sức bành trướng của khối người PG.H.H. rất mau và rất mạnh. Sự bành trướng đó không cần phải đợi lúc thế thuận mới có mà ngay trong hồi nguy kịch gian nan vẫn có như thường. Thử xem dưới thời Pháp thuộc, thực dân đàn áp là bao mà con số tín đồ tăng trưởng là bao!
Rồi dưới thời độc tài và trong hồi phong kiến, hai chế độ này đã tận dụng khả năng tiêu diệt, nhưng rút lại, số người tín đồ đông đảo và đoàn kết là bao!
Nếu chịu khó nhận xét kỹ hơn chút nữa, ta sẽ thấy được sức chịu đựng của đoàn thể này. Lắm khi bơ vơ mất người điều khiển như năm 1945, có hồi tan rả cả cấp lãnh đạo như thời 54-63, thế mà đạo đã vững vàng, người đạo vẫn khư khư một mực. Sức chịu đựng đó phải gọi đúng là tiềm lực tự tồn. Cái tiềm lực đó bàng bạc trong tinh thần người đạo. Khi thì phân thân, khi thì bất động, nhưng lúc nào cái tiềm lực đó cũng vững bền để rồi tiến đến chỗ hằng cửu bất biến, vững chắc về sau.
Ai là người có tham vọng tiêu diệt, đồng hóa hoặc lợi dụng mối đạo này, tưởng cần nên trông nhìn vào bước đường diễn tiến ở trên... Nếu không, sẽ có ngày vỡ mộng.