- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Trong bốn ân mà Phật dạy, có ân quốc vương thủy thổ. Bởi vì đất nước ta mới có chỗ cư trú, sống còn; và có quốc vương, theo quan niệm thời xưa, ta mới có an ninh trật tự. Do đó mà người tu Phật, không thể không bảo vệ biên cương, không thể không mang ơn người sáng quốc.
Cho nên các sơn môn thiền chủ thời Đinh, Lê, Lý, Trần tuy đã ăn nằm trong cửa Phật, từng thắm nhuần ý nghĩa từ bi, nhưng cũng không hề lãng quên bổn phận cầu vương, cứu chúng.
Đại sư Khuôn Việt đã tận tụy không phò vua Đinh, thiền sư Vạn Hạnh đã thông mưu với Đại tướngĐào Cam Mộc khuynh phúc nhà Lê, Tuệ Trung thượng Sĩ Trần Quốc Tảng đã quyết tử với quân Nguyên, Trúc Lâm nhất tổ Tĩnh Tuệ Giác Hoàng đã chủ trương phá quân Mông Cổ, cầm binh chinh phạt Chiêm Thành v.v...những hành động đó há không biểu lộ cụ thể tinh thần ái quốc của các tu sĩ hay sao?
Tuy nhiên, ái quốc không có nghĩa bài ngoại, hiếu sát, và nhất là nhà tu hành càng không nên quên chủ nghĩa từ bi bác ái của mình.
Thật vậy, vua Trần Nhân Tông (về sau là Trức lâm nhất tổ) đã ngậm ngùi khi nhìn thấy chiếc đầu lâu khô héo của tướng giặc Toa Đô. Thắng không kiêu, bại không nản, và không bao giờ nhà vua để cho quân dân làm khó dễ khách kiều cư vô tội trú ngụ trên đất nước mình giữa khi người Tàu xâm lăng bờ cõi.
Vậy ái quốc nhất định không phải chống ghét kẽ ngoài, và không vì chóa mắt lợi quyền mà hăng say sát phạt.