Nuôi dưỡng tinh thần quốc gia

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 41339)
Nuôi dưỡng tinh thần quốc gia

 

Đã bảo tồn nền nếp, không để cho tàn hoại đi những sắc thái đặc biệt của dân tộc, Đức Giáo Chủ còn dưỡng nuôi, hun húc tinh thần quốc gia. Ai có nghiên cứu Sấm Kinh P.G.H.H. sẽ thấy điều này nhan nhãn khắp nơi.

 

Trong giáo lý Tứ Ân, có ân thứ hai được đặt trọn vẹn, cho đất nước.

 

Ngài còn tha thiết kêu gọi tín đồ hãy cố gắng tránh hẳn những điều gì có tánh cách sơ xuất, có thể làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại cho đất nước, nếu mình chưa gặp thời cơ hại cho đất nước một cách tích cực.

 

Ngài cũng phơi giải can tràng trong bài Thiên lý ca:

 

Thương sanh chúng đòi cơn da ngọc

Ta quyết gìn chủng tộc giang sơn

Ta Khùng mà chẳng có cơn

Cũng không có tánh giận hờn bá gia...

 

Tinh thần quốc gia lại được vung quén, trưởng dưỡng hơn nữa, mỗi khi Đức Giáo Chủ có dịp đối cảnh sinh tình. Đây là bài Bánh mì, khi Ngài nghe thấy tiếng rao mì lãnh lót của ai vẳng lên ngoài cổng:

 

Mì kia gốc phải nước mình không?

Nghe thấy rao mì thốt động lòng

Chiếc bánh não nùng mùi khách lạ

Bát cơm đau đớn máu cha ông

Văn minh những vỏ trưng ba mặt

Thắm thía tim gan ứa mấy dòng

Nhớ lại bảy mươi năm trở ngược

Say mì lắm kẻ bán non sông!

 

Từ hậu bán thế kỷ 19 cho đến tiền bán thế kỷ 20, trong tình trạng nước nhà bị thực dân cai trị, ngoại trừ những phong trào kháng Pháp tranh thủ độc lập do các nhà ái quốc đề xướng, phần đông đồng bào ta vì hoàn cảnh sinh hoạt, vì áp lực nghiệt ngã của thực dân nên đành để cho tinh thấn quốc gia ngủ quên theo số phận của người dân bị trị. Đức giáo Chủ, trong tình thế đó, đã phải tìm lấy mọi cơ hội, mọi cảnh ngộ để đánh thức nhân dân.

 

Trông cờ tam tài của Pháp phất phới trên nền trời, Ngài đã liên tưởng ngay đến cảnh quốc phá gia nguy, mà ngâm nga câu “gặp cảnh vong bang ứa ruột rà” Và khi thấy ông địa sành ngất ngưỡng ngồi cao, thản nhiên trước thăng trầm thế sự, thì nhẹ nhàng mát mẻ mà nhắc khéo trong một bài tứ tuyệt:

 

Bảnh chọe ngồi chơi sướng hỡi ông!

Tâm lành sao chẳng tiếp non sông?

Nhân dân bốn phía đương đồ thán

Vui sướng chi mà lại tỉnh không?

 

Đôi khi để kéo lại những tâm hồn “nghinh tận” thái quá mà phủ nhận tất cả những gì cố hữu của giống nòi, Đức Giáo Chủ cũng đã mượn lối thi ca trào phúng tế nhị mà cảnh giác người đời. Bài Vịnh quạt máy sau đây đã thuyết minh điều mà chúng tôi vừa nói:

 

Khoa học đời nay htật khéo cho

Bài ra cái quạt chạy vo vo...

Tranh quyền tạo hóa nồng thay lạnh

Đông Á lần hồi phụ quạt mo

 

Có tiền mua lấy cũng nên cho

Tủ sắt còn đầy còn gió...vo

Nhưng ngặt khan dầu e hết điện

Trở về lối cũ lượmm cau mo!

 

Cau mo chừng ấy đặt tiền cho

Ngóng cổ thêm dài hút gió... vo

Chủ khách ngẩn ngơ cơn nóng bức

Thôi thì “toa mỏa” tạm dùng mo

 

Còn gì thắm thía hơn nữa khi dùng lõi “nói khéo” như trên mà bảo toàn những gì của dân mình vốn có từ ngàn xưa chẳng mất!

 

Nhưng ái quốc mà không bài ngoại, và tồn cổ mà không phải câu chấp cổ lệ lỗi thời, mới là chuyện đáng quan tâm. Đó là điều mà chúng tôi sẽ đề cập ở một đoạn sau.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn