- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Hết chịu đựng nạn thực dân, Đức Giáo Chủ cũng như tín đồ của Ngài phải đương đầu với nhóm người vô thần Cộng Sản.
Sau cuộc đảo chánh ngày 9-3-1945 Đức Giáo Chủ thành lập Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội và Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội với thiện chí xây dựng độc lập quốc gia và tìm cách nâng cao tinh thần đạo Phật. Ngoài ra, Ngài còn đi khuyến nông thuyết pháp nhưng Việt Minh không để cho tôn giáo, các đoàn thể quốc gia được yên. Phật Giáo Hòa Hào bấy giờ đã lớn mạnh, lại có lập trường tranh đấu quốc gia rõ rệt, nên Việt Minh cũng tìm cách đè bẹp thẳng tay.
Sau cuộc âm mưu bao vây văn phòng Đức Thầy tại Sài Gòn đêm 9-9-1945 của Việt Minh, Ngài vắng mặt.
Dù rất đau lòng trước cảnh đất nước lâm nguy, Ngài vẫn phải:
Tứ ấy lao mình vượt khổn nguy
Băng rừng vượt suối giả man di
Còn tín đồ của Ngài thì lớp bị sát hại, lớp bị khủng bố tàn khốc, các anh Huỳnh Thành Mậu (bào đệ Đức Giáo Chủ), Nguyễn Xuân Thiếp (thi sĩ Việt Châu), Trần Ngọc Hoành (trưởng nam cố Trung Tướng Trần Văn Soái) đều bị Việt Minh giết tại Cần Thơ, rồi kế tiếp các ông Chung Bá Khánh, Đỗ Hữu Thiều, Võ Văn Thời v.v... cũng bị sát hại tại Trà Vinh. Biết bao nhiêu người khác nữa bị chết oan và bị tra tấn tàn nhẫn.
Tuy vậy tinh thần đạo giáo vẫn không sụt lùi. Người ta đã “quyết tử tiến trên đường gió bụi”, để rồi tìm mọi cách đùm bọc, che chở cho nhau trong hoàn cảnh con lạc cha, Thầy xa tớ. Người ta thầm nhủ với nhau, lời châu ngọc của đấng thiêng liêng siêu thượng:
Lúc làm rẩy rụi nhiều sâu bọ
Rồi ngẩn ngơ bỏ giống ra sao?
Nấu lọc rành mới biết vàng thau
Ai thật tánh ai người giả đạo
Bị đàn áp, tinh thần đoàn kết lại lên cao. Toàn thể tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong giai đoạn này hơn lúc nào hết, biểu thị rất rõ rệt.
Tháng 2 năm 1946, Đức Giáo Chủ sau một thời gian vắng mặt mà người nhẹ dạ tưởng đâu Ngài đã bị hại thì trái lại, Ngài trở về trong niềm phấn khởi của muôn vạn tín đồ...
Rồi Ngài lại làm việc Đạo...
Rồi Ngài lại tiếp tục công cuộc hộ quốc tì dân. Khiến muôn vạn tín đồ hân hoan tin tưởng:
Khó làm cho hiền thánh lung lay
Chỉ tưới nước vun phân cây quý
Rồi Việt Minh lại dở lại ngón cũ, lập tâm ám hại Ngài tại Đốc Vàng Hạ.
Ngài lại phải vắng mặt từ năm 1947, Tín đồ của Ngài biết bao người phải bị Việt Minh tàn sát và vô số bị đánh đập dã man, hoặc bị tiêu tan sản nghiệp!
Nhưng tinh thần thương Thầy vẫn nguyên vẹn nơi con người đạo và sức bành trướng của khối Phật Giáo Hòa Hảo mỗi lúc mỗi mạnh thêm ra.
Thì ra người ta nghĩ lầm rằng với lực lượng của một chi đội 30 (Hòa Hảo) chỉ có vài trăm cây súng, làm sao chống nỗi với lực lượng của 3 chiến khu 7,8,9 (Việt Minh) có hàng vạn sĩ binh với võ trang đầy đủ trong khắp địa bàn hoạt động miền Nam Việt Nam.
Thì ra tinh thần đạo giáo lại chứng minh thêm lần nữa là không có lực lượng vật chất nào đàn áp nỗi!