- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Ai đã từng đọc Sấm Giảng Thi Văn của Đức Giáo Chủ, từng theo dõi các sách báo và những tài liệu tu học của Đạo này, chắc chắn đã thấy rõ rằng B.S.K.H. và P.G.H.H. là một Đạo có Giáo Lý vững vàng chắn chắc, Giáo Lý đó bao gồm Yếu Pháp của Phật, đôi phần tinh túy của Nho và bao nhiêu tư tưởng riêng của chư vị tổ sư từ Đức Phật Thầy Tây An đến Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Giáo Lý đó ra đời kịp lúc thật ứng hợp với không gian và thời gian. Bằng cớ không thể phủ nhận được, là Giáo Lý đó đã được tiếp nhận một cách hân hoan và nồng nhiệt, cho nên Đạo mới được lan rộng phi thường như ngày nay.
Với một Giáo Lý vững vàng chắc chắn, không phải chư Tổ Sư chỉ đưa ra là xong, mà còn phải hoằng hóa từ phương diện tổ chức sinh hoạt cho đến thức lệ thực hành.
Nếu Đức Phật Thầy Tây An, Đức Bổn Sư, Đức Phật Trùm, Ông Sư Vãi Bán Khoai đã phải lo dời (lập làng, mở ruộng, độ bịnh) phải giáo đạo (giảng Phật Pháp, dạy cách tu), thì Đức Giáo Chủ đã phải xiển dương hơn nữa. Chính tự thân Ngài đã phải xiển dương hơn nữa. Chính tự thân Ngài đã thực hành đầy đủ Giáo Pháp do Ngài đề xướng, Ngài lại tận tâm dẫn dắt mọi người noi theo gương tu hành vừa giản dị, vừa có công năng đưa đến con đường giải phóng thân tâm. Đồng thời, Ngài khuyến cáo ai nấy chăm lo việc làm ăn chân thật, biết thương nhau, hỉ xả cho nhau mỗi khi phạm lỗi. Phải yêu thương đất nước, bảo vệ đất nước và không làm điều gì có thể coi là gây sự tổn hại cho đất nước.
Giáo Lý đó đã được dạy dỗ rạch ròi và thực hành nghiêm chỉnh. Chẳng bỏ Đạo mà cũng chẳng quên đời, không chăm vào tham vọng giải thoát ngay mà cũng không mê đắm mồi danh bã lợi mà quên cái tiêu điểm niết bàn vắng lặng, cần phải tinh tiến của mình.
Nhìn Giáo Lý B.S.K.H. – P.G.H.H. rồi xem sự thực hành Giáo Lý ấy một cách kỹ càng và khách quan, chắc ai cũng phải nhận đó là một đạo Phật nhập thế, một giáo phái có căn đề, để y cứ mà tiến vững và tiến xa hơn nữa trên đường Đạo Pháp.