- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Tuy lăn xả vào đời để cứu dân giúp nước, những bậc chân tu tiêu biểu đúng đắn cho đạo Phật không bao giờ để lợi danh cám dỗ. Nếu họ vì sự cần thiết lắm mà phải đứng ra hoạt động cứu quốc thì đó chỉ là thực hiện bổn phận công dân, chỉ là trường hợp tự vệ, không phải vì danh vọng hão huyền, không phải vì mang nặng tư tưởng võ trang, mà mục đích tối thượng cũng chỉ là muốn đem lại phúc lợi cho toàn dân. Và bao giờ họ cũng cố đem chủ nghĩa từ bi bác ái mà thi thố trước mọi người. Ta hãy nghe qua, lời của Đấng Cha Lành khuyên bảo đàn con dại, sau ngày chế độ xâm lược của thực dân Pháp bị cáo chung:
“Hỡi tất cả thiện nam tín nữ!
“Đạo Phật là Đạo Từ Bi Bác Ái, dĩ đức háo sanh, khoan hồng đại độ; tuy tình thế đổi thay, tấm lòng nhơn chẳng đổi.
“Vậy hãy coi toàn dân như anh em một nhà, mong họ liên kết với chúng ta để kiến thiết lại quê hương cùng nền Đạo nghĩa. Những kẻ bạo tàn từ trước đến giờ, nay đã ăn năn giác ngộ thì hãy dĩ tức nhiêu dung tội trạng của họ, để sau này cho quốc gia định đoạt, còn mình chỉ khuyên họ trở lại đường lành, chớ chẳng nên làm điều gì thái quá mà động đến từ tâm của chư Phật.
“Mong các người hãy tuân theo”...
Chẳng những thế, đối với những kẻ đã cố tâm mưu hại Đức giáo Chủ và dùng mọi thủ đoạn để tàn sát tín đồ của Ngài, Ngài vẫn mở lượng từ bi, kêu gọi buông tha, hỉ xả:
Đồng bào ai nỡ dứt tình
Mà đem chém giết để mình an vui
Dầu lúc trước nếm mùi cay đắng
Kẻ độc tai đem “tặng” cho ta
Say này tòa án nước nhà
Sẽ đem kẻ ấy mà gia tội hình
Lúc bấy giờ muôn binh xâm lược
Đang đạp vày non nước Việt Nam
Thù riêng muôn vạn cho cam
Cũng nên gác bỏ để làm nghĩa công
Khắp Bắc Nam Lạc Hồng một giống
Tha thứ nhau để sống cùng nhau...
Thật không còn gì nhân ái cho bằng! thật chẳng có gì mâu thuẫn được, giữa từ bi bác ái quốc!
***
Chung quy, việc cứu nước chỉ là một phương tiện trong một giai đoạn để bảo vệ quốc gia đồng bào và tự do tín ngưỡng mà thôi. Khi thái bình trở lại, người Phật tử, tín đồn Phật Giáo Hòa Hảo, liền trở về vị trí nhà tu để được thẳng tiến vào cõi siêu hình giải thoát như lời Đức Tôn Sư phán dạy:
Đền xong nợ ước thù nhà
Thiền món trở gót Phật Đà nam mô
Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật
Bụi hồng trần rứt sạch cửa không
Chuông linh ngân tiếng đại đồng
Ta bà thế giới sắc không một màu.