- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Tại sao Đức Giáo Chủ lại đứng ra trị bịnh? Tại sao Ngài không hề nghiên cứu Đông y cũng như chẳng có học Lỗ ban, phù thủy, thế mà dám khán sắc đầu thang hoặc trừ tà ếm quỉ? Ngài đã chữa trị cách nào và có đạt được kết quả gì không? Đó là những thắc mắc trong buổi đầu giáo đạo của Ngài mà nhiều người đã nêu lên mong cầu giải đáp.
Sự thât, trong một bài tự thuật viết ngày 18 tháng 5 năm Canh Thìn (1940) Đức Giáo Chủ có cho biết rõ rằng Ngài đã “dùng huyền diệu của Tiên Gia độ bịnh, cho kẻ có căn lành nhờ được mạnh, mà cảm lòng từ bi của Chư Vị với Trăm Quan”...
Ngài là bậc Đại Giác, “sanh nhi trí chi”, cho nên việc chữa trị, như Ngài nói, là dùng huyền diệu của Tiên Gia sẳn có trong tay đâu cần học hỏi. Việc làm đó có mục đích hẳn hòi là dẫn dắt bịnh nhân đến chỗ cảm lòng từ mà quy y, học Phật.
Còn việc Ngài chữa trị có kết quả thế nào, thì thật ra có biết bao nhiêu trường hợp hiển nhiên.
Từ tháng 5 năm 1939, nhiều bịnh tà, bịnh điên nan y, đã được đưa đến tận làng Hòa Hảo và được chữa khỏi, không khác nào Đức Chúa Giêsu hay Phật Thầy Tây An thuở trước đã chữa khỏi cho muôn vạn dân lành. Vì vậy, mà số người đến xin trị bịnh càng lúc càng đông. Kẻ ở xa xôi tận miền Trung hoặc Sài Gòn, Chợ Lớn cũng như người ở gần hũi miệt Sa Đéc, Cần Thơ đua nhau đến nhờ Ngài cứu chữa.
Phương pháp của Đức Giáo Chủ rất đơn giản. Tùy theo triệu chứng của bịnh nhân, Ngài khi thì nước lã, giấy vàng, lúc thì đưa bông trang, lá bưởi... Một điều đáng để ý là mỗi khi trị bịnh cho người nào là Ngài khuyên họ nên niệm Phật, bởi vì:
Thành lòng nước lã nên hồ
Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban
Số người được cứu sống kể sao cho xiết. Nay chỉ xin nhắc lại vài trường hợp đặc biệt mà hiện ở miền Hậu Giang phần đông đều biết rõ sự thật.
Còn ai lạ gì gia quyến ông Hương chủ Hùng ở xã Hưng Nhơn. Ông Hùng rất đau khổ bởi 31 người trong thân tộc ông đều chết yểu vì “bịnh trùng”. Bịnh nầy, theo “dị đoan” thì tin rằng hồn ma về nhập xác bà con phá khuấy làm cho đau ốm dây dưa đến khi kiệt sức thì bắt hồn. Hết người nầy đến người khác, chết liên tiếp đến khi tuyệt tự mới thôi, cho nên bịnh đó mới được mệnh danh là “trùng”. Những tay phù thủy lão luyện ở miền Châu Đốc, Long Xuyên như Sư cụ Đức Minh (Núi Cấm), thầy Sành (Hiệp Xương) đều phải bỏ tay bất lực.
Để làm chấn động mấy miền lân cận, Đức Giáo Chủ quyết định chữa cho con gái ông chủ Hùng hiện đang mắc phải chứng bịnh hiểm nghèo kia. Phương pháp lại cũng vô cùng giản dị. Ngài chỉ dùng một vành thúng giạ, quấn vải đỏ giả như hình Càn Khôn Quyện, rồi cho người mang đến tận nhà bịnh nhân tròng vào cổ mà bảo đi theo. Một điều lạ lùng là cô gái nầy từ khi mắc bịnh, không một thầy nào điều khiển nổi, cô luôn luôn chống cự, chưởi bới đánh đập nữa, vậy mà khi có lịnh của Đức Giáo Chủ bảo đi theo thức thì cô đi riu ríu không hề có một cử chỉ ương ngạnh nào.
Đức Giáo Chủ chỉ dùng dây chuối làm bùa đeo, lấy nước lã đem cho uống, thế mà cô lành hẳn bịnh. Ngài còn cho lịnh về nhà ông chủ Hùng dẹp bỏ trang thờ bà Phạm Thị Hiền, một nữ chúa trùng của gánh họ nầy, trước kia “bất cứ ai nói động tới thì ngã lăn bất tỉnh”. Thế rồi từ ấy đến nay trên 20 năm, cô gái đó cũng như cả gia quyến ông Hùng, không còn ai mắc chứng bịnh nan y kia nữa.
Trên đây là bịnh tà, giờ xin đơn cử chứng bịnh dư ruột.
Bà Chung Bá Khánh là một tín đồ ở Bạc Liêu đau bịnh dư ruột, Bác sĩ Cao Triều Lợi bảo phải lên Sài Gòn ngay để kịp mổ mới sống được. Khi đến Sài Gòn, bà nằm nhà thương Saint Paul, mấy bác sĩ ở đây đều công nhận là bịnh dư ruột và không làm sao khác hơn là phải mổ. Người ta tiêm thuốc cho khoẻ đặng bữa sau giải phẩu.
Lúc ấy Đức Giáo Chủ đang ở trong vòng kiềm tỏa của quân Nhật tại Sài Gòn. Hay được tin, Ngài phái người đến thăm bà Khánh và gởi cho một trái cam, dặn rằng ăn hết trái cam nầy thì hết bịnh. Thần diệu thay, bữa sau cái quầng đỏ nơi bụng hôm qua tiêu mất. Thế là bịnh nhân khỏi mổ và lành mạnh như thường trong khi các bác sĩ bóp trán nghĩ suy, không rõ tại sao lại có việc kỳ đời như thế!
Còn biết bao bịnh chứng khác mà Đức Giáo Chủ đã trị lành. Nào bịnh tê liệt, bịnh thổ tả, bịnh ghẽ lở, bịnh câm, bịnh lao, bịnh suyển... cũng với những phương pháp đơn giản như trên: Tin tưởng Phật Trời, uống giấy vàng, nước lã...
Chắc có độc giả sẽ băn khoăn tự hỏi: Tại sao Đức Giáo Chủ không dùng toàn huyền diệu của Tiên Gia để trị bịnh, như lối trị cho bà Chung Bá Khánh, mà lại lập đàn, bố trận như một phù thủy trong khi chữa bịnh cho con gái ông Chủ Hùng? Điều đó rất dễ hiểu, một là Ngài muốn dĩ huyễn độ chân, xoay đức tin của bịnh nhân từ chỗ khiếp sợ tà ma sang sự kỉnh tin Trời Phật. Hai là làm cho thực dân Pháp lầm tưởng Ngài như một phù thủy tầm thường mà không vội làm khó dễ lôi thôi trong khi mối Đạo Lành chưa kịp khai thông phổ độ.
Nhờ sự cứu bịnh đó của Ngài, Đức Giáo Chủ trong một thời gian ngắn khoảng một năm (1939-1940) đã thu hút được một số đông quay về ngưỡng mộ.
Thế mới hay Ngài đã thực hành phương pháp dự định trước kia là “dùng huyền diệu của Tiên Gia độ bịnh cho kẻ có căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư Vị với Trăm Quan”. Người ta đã cảm đức và ghi ân, nên đã rùng rùng quy y Phật pháp.