- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Nhờ có cách truyền giáo giản dị, gần với nếp sống của lương dân, họ là những người từng phen chịu khổ qua bao nhiêu lần chiến tranh dữ dội với quân Xiêm (1833), loạn Lê Văn Khôi (1833), loạn Lâm Sâm (1841)... cho nên ảnh hưởng của phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy khai sáng dễ lan rộng sâu xa. Người ta răm rắp tuân hành giáo lý của Ngài như người chiến sĩ tuân theo một quân vụ lệnh:
Bữa cháu rau đã an phận khó
Còn hơn người bán chó treo dê
Khát thời uống nước Tào Khê
Đói ăn Ma phạn, tối về canh tân
Thật vậy, Đức Phật Thầy đã thấy trước cái viễn đồ của dân tộc Việt Nam nên đã đặt ra nhiều vấn đề hệ trọng cho cuộc sống: Phải tu phải học phải gắng gổ lo đời chớ không được tách lìa cõi thế. Ngài cũng đã suy ra rằng trong các giáo điều của Đức Thế Tôn trải mấy ngàn năm có nhiều chổ bị sai thù do người sau xuyên tạc và có chổ không còn hợp thời nữa, nên mới chủ trương chỉnh lại Phật Pháp.
Ảnh hưởng của phái Bửu Sơn Kỳ Hương với nhân dân ở đây, nếu đem so với dòng đạo Mormons ở Mỹ Châu vào cùng một thế kỷ trước, khi nhóm tôn giáo nầy cũng chủ trương khai thác các địa điểm hoang vu miền Illinois và vùng Lac Salé, thì tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương phải có ảnh hưởng sâu xa hơn vậy. (7)
Học giả Lê Văn Siêu, khi nhìn qua giáo lý của Đức Phật Thầy với nhỡn quan Xã Hội Học, đã xét rằng: một miền đồng bằng phì nhiêu có dân cư trù mật như miền Hậu Giang, nếu không có giáo lý Học Phật Tu Nhân của Phật Thầy hóa độ, tất có thể khiến đám dân tứ chiến quần cư nầy biến ở đây thành một nơi điếm đàng trụy lạc. Bởi cái sức trù phú, sang mãn của nó, nếu không được hướng dẫn bằng một học thuyết tâm linh giản dị trên tư tưởng tự do, chắc chắn sẽ đưa tới lạc lỏng, đổ vỡ (8).
Nhận xét đó đáng cho chúng ta suy nghĩ.
*********
Chú thích:
(7) GH.Bousquet Les Mormons, Presses universitaires, 1949
(8) Lê Văn Siêu: Giáo Lý học Phật tu Nhân của Phật Thầy Tây An, Đuốc Từ Bi số 3 tháng 4-1965.