Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ

23 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 46075)
Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ

T

heo lời ông Lê văn Lưu ngày 22 tháng 9 Tân Tỵ (1941). Chính ông được nghe ông Cao Bá Hấn thuật lại.

Ông Cao Bá Hấn là tín đồ thường gần gũi Đức Thầy với nhiệm vụ thơ ký. Một hôm ông Hấn ngỏ ý hỏi Đức Thầy về vấn đề xử thế tiếp vật. Phải làm thế nào cho đúng với tư cách của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, và nên giao tiếp với những hạng người nào trong xã hội?

Lúc ấy đến buổi dùng cơm. Đức Thầy nghiêm nghị nhìn ông Cao Bá Hấn phán dạy:

-Tôi cấm ông không được dùng cơm ở ba nhà.

Ông Hấn ngạc nhiên nói:

-Bạch Thầy, có biết bao nhiêu nhà trên đất này, Thầy cấm có ba nhà thì làm sao con tránh.

Đức Thầy dạy:

-Ông nhớ nghe, ba nhà là: Một nhà buôn bán súc vật, hai nhà chuyên nuôi súc vật, ba nhà làm nghề hạ bạc.

(chài, câu, lưới bắt tôm cá)

Thời gian ít lâu sau, ông Cao Bá Hấn ghé thăm nhà một người bạn làm nghề đóng đáy (giăng lưới chận cá dồn lại để bắt ở sông hay rạch). Ở mãi mê trò chuyện khá lâu, đến buổi dùng cơm, gia đình dọn mâm lên mời ông dùng bữa. Ông chợt nhớ lại lời Thầy dạy, ông Hấn liền từ chối không dùng bữa.

Thấy hành động bất thường của ông, chủ nhà ngạc nhiên hỏi:

-Từ trước đến giờ mỗi lần anh ghé thăm, không bao giờ từ chối những bữa cơm thường nhựt. Hôm nay có điều gì phiền muộn, hay tôi có lầm lỗi gì chăng, mà anh lại từ chối với gia đình tôi vậy?

Ông Hấn xua tay đáp:

-Không! Không! Không có việc chi buồn phiền mà gia đình anh cũng không có gì làm tôi phật ý cả, chẳng qua tôi giữ theo lời Thầy cấm đó thôi.

-Thầy cấm thế nào? Ông chủ nhà hỏi.

Ông Cao Bá Hấn đáp:

-Thầy cấm tôi không được ăn cơm ở ba nhà. Một nhà buôn bán súc vật, hai là nhà nuôi súc vật, ba là nhà làm nghề hạ bạc, mà nhà anh lại làm.

Chủ nhà nghe nói ngắt lời:

-Nếu Thầy đã cấm anh như vậy, tôi không ép. Nhưng anh là tín đồ Thầy, tôi cũng là tín đồ của Thầy, Thầy cấm anh, tôi cũng phải chừa nữa chớ. Thôi anh hãy dùng với tôi bữa cơm này, tôi hứa với anh sẽ không làm nghề này nữa.

Ông Hấn nghĩ, biết đâu Thầy dạy mình để hóa độ bạn này. Nghĩ xong ông liền nhận lời dùng cơm với gia đình. Người bạn và ông thầm khấn nguyện Đức Thầy sẽ chứng giám cho việc làm của mình. Thật thế, sau khi bạn của ông Cao Bá Hấn dùng bữa cơm xong, ông liền đem lưới, đụt ra. Lưới ông bằm to bằm nhỏ, đụt ông chặt bỏ ráo trơn. Xong ông xoay qua nói với ông Cao Bá Hấn:

-Thầy đã cấm mình không làm, mà mình để cho người khác làm thì mình cũng có một phần lỗi lớn.

Thuật theo lời ông Lê văn Lưu.

PHẦN NHẬN XÉT:

C

âu chuyện này Thầy dạy ông Hấn, mà cũng là huấn từ để dạy chung cho tất cả tín đồ. Bởi vì trong mười điều ác sát sanh là đứng đầu và trong năm giới, giới sát cũng là vi thủ. Bởi nhà buôn bán súc vật và nuôi súc vật cũng như làm nghề hạ bạc, đều là gây tạo quá nặng nề sát nghiệp, nên chẳng những Thầy cấm, mà Đức Phật xưa kia cũng cấm chư đệ tử không cho gần gũi và thọ thực ở nơi có tạo ác nghiệp nói trên. Đức Thầy cũng đã từng phán dạy, sinh vật cũng có linh hồn, cũng có thân xác, cũng biết tìm lẽ sống còn như nhơn loại vậy.

Lời Thầy cấm ông Hấn thọ thực ba nhà là một tiếng chuông buổi sớm để thức tỉnh những ai có duyên với Thầy mà còn nặng mang sát nghiệp, hoặc nuôi hoặc mua bán có tính cách cộng đồng sự sát nghiệp, là tín đồ biết nghiệp sát là một thứ nghiệp không nhỏ. Hơn nữa, người tu hành ai lại quên câu:

Đạo Phật là Đạo Từ bi, Bác ái, dĩ đức háo sanh, khoan hồng đại độ.

blankThế thì người chơn tu lúc nào cũng trong đức hiếu sanh làm căn bản. Ông bạn của ông Cao Bá Hấn quả là người có thiện căn, đại trí, nên vừa nghe ông Hấn kể lại liền giác ngộ rất nhanh, lại có đủ dũng lực mới thắng nổi con ma lợi, mà chặt bỏ lưới đụt và kết luận bằng câu: “Thầy đã cấm mình, mình không làm mà để cho người khác làm thì cũng có phần tội lỗi lớn”. Câu nói tuy thông thường mà hàm chứa ý nghĩa thanh cao, rất xứng đáng là một tín đồ ngoan đạo. Thật vậy, nếu một tín đồ biết tuân thủ quy luật của Thầy Tổ như ông Hấn và người bạn ông, thì có lo gì không chóng đạt đến kết quả thanh cao để đến nơi đầy an lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn