- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
M
ẩu chuyện này theo lời thuật của Đức Ông tại AN HÒA TỰ, có rất nhiều người nghe.Cuộc hành trình, trên đường đi có nhiều chuyện nhiệm mầu xảy ra, nhưng Đức Ông không thể nào nhớ hết, ông chỉ thuật lại một vài mẩu chuyện khá đặc biệt mà ông còn nhớ rõ.
Trước khi đi núi, Đức Thầy có nhắc Ông đem theo đồ lớn để làm lễ (đồ lớn là khăn đóng áo dài) khi đi đến bến xe Châu Đốc, Thầy nói với Đức Ông mua dép làm bằng vỏ xe hơi để mang đi đường núi rừng, bởi mùa này mưa nhiều, ngó tranh mới lên rất bén, còn giày dép thường mang, đi núi bị trơn trợt khó đi. Đây là một điều lạ, bởi từ thuở nhỏ cho đến lớn, có bao giờ Ngài lên rừng, tại sao Ngài lại thành thạo như một hướng đạo chuyên nghiệp. Mua xong hai đôi dép, Ông còn mua thêm mười ổ bánh mì lên núi phòng khi đói lòng.
Trên chuyến xe đi Nam Vang, khi đến Cần Giọt Cam Chạy thì Thầy gọi xe dừng lại. Tại nơi này, trên núi người Pháp có làm nhà tù để nhốt tù binh và những người chống đối chúng, thường ngày cấm ngặt thường dân đi lại, lúc này vào năm 1939, tình hình không được yên ổn nên người Pháp phòng bị rất là nghiêm ngặt, bất cứ ai đi trên đường này đều bị bắn bỏ, mà hôm nay Thầy lại dẫn Đức Ông đi trên con đường này. Khi đi được nửa đường thì có xe tuần tiểu của Pháp chạy xuống, hai bên hông xe lính chỉa súng, sẵn sàng nhả đạn. Thầy chỉ cho Đức Ông, ông kinh tâm tán đởm, vội chun lẹ vào rao mui ẩn tránh, chờ hồi lâu không thấy Thầy theo vô, Đức Ông nhìn ra thấy Thầy vẫn đứng tự nhiên, lưng dựa vào cột lồng đèn bên đường, không trốn tránh, mà lạ một điều là không thấy quân lính Pháp nói chi đến Ngài. Đến khi xe qua khỏi, Thầy gọi Đức Ông ra để tiếp tục đi.
Đi thêm một đoạn nữa thì Thầy báo cho biết là đã hết đường, bắt đầu vào rừng, cả hai đều thay dép vỏ xe. Trên con đường của lối vào, Đức Ông nhìn không phải đường mòn sẵn có, nhưng khi đi vào thì ngay đây, ai đã dọn sẵn con đường đi, dấu chặt cây còn mới tinh nguyên, chưa lá nào bị héo, ông thầm nghĩ là có người nào đi đốn củi nên họ dọn trống đường để đi. Đức Thầy bước đi trước ngay vào con đường đó, nhìn xa xa thì cũng toàn những dấu mới đốn dọn, còn người nào làm chuyện đó thì không thấy, chỉ thấy mủ cây còn chảy, lá cây còn xanh. Như hiểu được sự thắc mắc của Đức Ông, Thầy quay lại hỏi:
-Ông Cả có biết đường nầy ai dọn cho tôi và ông đi không vậy?
Đức Ông trả lời:
-Nào ai biết!
Đức Thầy nói:
-Chư Vị Sơn Thần dọn đường cho tôi với ông Cả đi đó.
Đi được một lúc Đức Thầy quay lại hỏi:
-Ông Cả! Ông ôm cái gì trông lùm xùm vậy?
-Ôm bánh mì. Đức Ông trả lời.
Thầy hỏi tiếp:
-Đem bánh mì làm chi vậy ông Cả?
-Mua để phòng lên núi đói đặng ăn!
-Đưa tôi xách cho.
Đức Ông đưa bánh mì cho Thầy, Thầy xỏ tay vào quay xách, đi một đỗi có nhánh cây nhô ra, Thầy máng một chục ổ bánh mì lên đó rồi tự nhiên đi. Đức Ông bước theo hỏi:
-Sao không mang theo lại máng đó!?
-Máng đó, phòng khi có người đi núi, đói, họ lấy mà ăn, còn tôi với ông đi núi có thiếu gì cơm mà ông sợ.
Đức Ông nhìn mấy ổ bánh tiếc của, nhưng thấy Thầy rảo bước cũng đành phải đi theo. Đức Thầy nói tiếp:
-
Lên núi có cơm mà cơm chay thôi nghe ông Cả, cá thịt thì không có.
Đi được một đỗi, mặt trời lên cao, lòng đã đói mà không thấy nhà cửa, trại hoặc chùa am chi cả, chỉ thấy toàn là rừng rậm hai bên, núi non mù mịt. Đức Ông lo sợ, tự nghĩ, đói rồi, làm sao có cơm ăn đây? Bỗng Đức Thầy quay nhìn lại:
-Ông Cả đói rồi phải không? Ráng chút nữa sẽ có cơm ăn.
Đức Ông lấy làm lạ, giữa rừng sao lại có cơm ăn, nghĩ như vậy chớ không nói ra. Đi được một lúc nữa đến tảng đá bằng phẳng, trên có một cái giếng nước nhỏ, Đức Thầy dừng lại, ngồi trên tảng đá, lấy tay bụm nước uống và gọi:
-Ăn cơm ông Cả ơi!
Đức Ông thấy Thầy uống nước, còn ông thì đói chớ không khát, sao lại còn kêu ông ăn cơm, cơm đâu mà ăn! Ông ngồi chần chờ chưa biết phải làm như thế nào, thấy Đức Thầy hớp thêm một hớp nữa rồi giục:
-Ông ăn cơm chớ! Sao còn ngồi hoài đó vậy?!
Đức Ông bước đến bên giếng, thấy nước trong ngần, ông bắt chước theo Thầy dùng hai tay bụm nước uống.
Ông nói: Khi bụm nước uống mùi thơm ngào ngạt, thơm thật lạ thường, mùi vị từ xưa đến giờ chưa hề có. Đức Ông bụm uống nhiều hớp nước một lúc thì no đầy và khoan khoái khác thường. Kế đó Thầy hỏi:
-No chưa ông Cả! Ông còn đói nữa không?
Đức Ông mới hiểu lời của Thầy bảo cơm chay trên núi, ông thấy lòng không đói, không thèm cơm mà lại no đủ khỏe khoắn lạ thường.
Tiếp tục lên đường, cũng với con đường mới dọn, bỗng Đức Thầy dừng lại gọi:
-Ông Cả ơi! Sửa soạn đồ lớn để làm lễ.
Đức Ông nhìn không thấy chùa miễu, am cốc chi mà sao Đức Thầy bảo làm lễ, vậy thì làm lễ ở đâu. Tuy nghĩ vậy chớ ông cũng mặc áo dài, bịt khăn đóng vào, vừa xong. Đức Thầy chỉ:
-Đó, lại làm lễ ông đó.
Đức Ông nhìn theo thì thấy có một bàn thạch, ông già đã ngồi sẵn nơi đó, lấy làm lạ, ông hỏi Thầy:
-Ông đó là ai vậy?
-Ông lại làm lễ rồi hỏi ông ta, chớ sao ông lại hỏi tôi!
Đức Ông bước lại chắp tay làm lễ và được ông già đó khuyên việc tu hiền, giúp đỡ xã hội, lập công bồi đức. Câu chuyện sắp kết thúc, Đức Ông mới hỏi ông ấy là ai, thì được ông cho biết, danh từ gọi ông trước kia là Cố Quản. Đức Ông kỉnh lễ rồi lui ra.
Đoạn này Đức Thầy có giải thích cho Đức ông được rõ là xưa kia Đức Cố Quản bị Pháp vây hãm rồi mất tích, nay thì Đức Ông gặp lại nơi này.
Tiếp tục lên đường cũng theo hàng cây mới dọn. Đến xế chiều bỗng nghe Đức Thầy gọi ông mặc đồ lớn để làm lễ. Đức Ông nhìn chung quanh cũng không thấy chùa miễu chi, nhưng cũng nghe lời mặc áo dài bịt khăn đóng vào, xong rồi Đức Thầy cũng chỉ cho ông thấy một người ngồi trên bàn thạch y như kỳ trước mà ông này tướng mạo rất là trang nghiêm. Đức Ông hỏi ông đó là ai vậy thì cũng được Đức Thầy bảo cứ hỏi ông ấy thì rõ.
Đức Ông đến làm lễ và cũng được ông ấy nhắc việc tu hiền, giúp đỡ xã hội, lập công bồi đức, nghe dạy việc xong. Đức Ông hỏi ông tên chi, thì được ông cho biết là Nguyễn Trung Trực. Thầy nói thêm cho Đức Ông rõ, ông Nguyễn Trung Trực khi xưa bị Pháp hành quyết tại Rạch giá, nay cũng còn ở nơi đây.
Rồi lại tiếp tục lên đường đến chiều tối thì Đức Thầy dừng lại, Ngài leo lên một tảng đá bằng phẳng rồi quét dọn sạch sẽ rồi bảo Đức Ông: Tối rồi nghỉ ngơi. Đức Ông cũng cảm thấy mệt mõi, bước lên tảng đá nằm nghỉ, một lúc thì trời sẩm tối, sương núi lạnh lùng, làm cho ông lạnh muốn phát run. Ông than, lạnh như vầy, không có mền đắp thì làm sao ngủ đặng.
Lúc đó Đức Thầy đã nằm xuống, Ngài nói:
-Không có gối, ông nằm trên cánh tay của tôi ngủ đỡ đi.
Đức Ông nghe lời nằm xuống, gối đầu trên cánh tay của Thầy, Thầy mới dùng cánh tay bên kia ôm ngực của Đức Ông, còn chân thì gác ngang lưng của ông, Thầy ôm Đức Ông nằm trên tảng đá. Đức Ông nói, khi Thầy ôm xong, bao nhiêu lạnh lẽo tức khắc tan đi, sự ấm áp thật lạ lùng, tỷ như được đắp đôi ba cái mền vậy. Đức Ông đi dần vào giấc ngủ lúc nào không hay, đến khi gần tỉnh giấc thì nghe Đức Thầy gọi:
- Ông Cả ơi! Trên non rừng rậm mà sao có xe hơi chạy, đèn sáng quá, mở mắt ra coi.
Đức Ông nghe gọi thì mở mắt ra thì thấy hai con cọp bạch ngồi hai bên, cặp mắt như đèn pin rọi vô sáng lòa. Đức Ông hoảng hồn, lấy tay bịt mắt, bắt đầu phát lạnh run lập cập. Đức Thầy hỏi:
-Gì mà run dữ vậy?
-Mẹ đẻ cho tới lớn chưa từng gặp qua cảnh này.
-Thôi ông đừng sợ, Chư Vị Sơn Thần đến giữ cho tôi với ông ngủ, có chi mà ông sợ dữ vậy.
Mặc Đức Thầy nói, còn ông run thì vẫn run, run mãi không sao kềm đặng, thấy ông sợ quá Đức Thầy an ủi ông, một lúc thì bảo ông mở mắt ra. Ngài nói lớn:
-Sáng, người ta đi hết rồi, còn đâu nữa mà sợ.
Ông mở mắt thì không còn thấy hai con cọp, ông bình tĩnh lại, ngồi dậy và tiếp tục lên đường, cũng con đường mới vừa được dọn dẹp. Đến trưa ông cảm thấy đói, Thầy hiểu ý, khuyên ông cố gắng đi, chốc nữa sẽ có cơm. Đức Thầy cũng dừng lại bên tảng đá bằng phẳng, cũng có giếng nước nhỏ trong ngần, Ngài lấy tay bụm nước uống và bảo:
-Ăn cơm ông Cả.
Hôm nay ông không còn ngần ngại mà bước lại liền, lấy tay bụm nước uống thì mùi vị thơm ngát, ngọt ngào giống hệt như ngày hôm qua vậy. Rồi kế đến những ngày khác cũng giống như nhau, mỗi ngày chỉ dùng một bữa nước mà no suốt cả ngày. Suốt những ngày theo Thầy trên non, chỉ duy nhứt dùng nước thay thực phẩm mà không thấy đói hay thèm cơm, còn về sức lực thì dường như mạnh mẽ hơn xưa, tinh thần cũng có phần phấn chấn. Đi đến trưa Đức Thầy bảo:
-Để tôi dẫn ông lại hồ sen xem chơi cho biết.
Khi đến hồ sen, Thầy chỉ cho ông coi chuyện lạ thường, lá sen thật to, ước sức người vào ngồi đó cũng chưa chìm, còn bông nở thật là to, không biết muôn ngàn cánh, nhụy đơm quanh, sự đẹp chưa hề có trên thế gian, còn gương sen đường kính độ ngoài thước Tây, hột sen phần ló ra ngoài cũng bằng bắp tay, càng nhìn gợi cho ông lòng thích thú lạ kỳ, Đức Ông trầm trồ, nhưng liền theo đó Đức Thầy bảo:
-Ông Cả coi thì được chớ đừng bẻ hái chi.
Đức Ông nghe vậy nên không dám đụng đến, và hỏi Thầy bông sen gì mà to lớn quá như vậy.
-Sen Tây Vức đó ông Cả
. Đức Thầy trả lời.Trên bước đường đăng sơn, đến chiều tối thì Thầy dừng lại, Ngài leo lên tảng đá lớn bằng phẳng, quét dọn sạch, gọi Đức Ông nghỉ ngơi và lần này thì khác hơn mọi khi, Ngài dặn ông hãy quan sát chung quanh nơi này trước khi nằm nghỉ. Đức Ông thấy nơi này toàn là đá trắng, bên cạnh ông nằm có vài bụi tranh đưa lá ra, ông đưa tay gút ba gút lá tranh làm dấu. Đức Thầy thì đã nằm trước rồi, Ngài cũng đưa cánh tay như mọi hôm để ông gối đầu, cũng ôm ông như những bữa trước, và sự ấm áp khỏe khoắn giống như mọi hôm. Nhưng hôm nay còn thêm một điều hết sức lạ thường, vì khi đang ngủ thì cảm giác xác thân nhẹ nhẹ, như đang đu đưa trên chiếc võng, mà khi chợt giấc thì vẫn thấy đang nằm y nguyên trên tảng đá. Đến khi ngủ lại thì có cảm giác như trên. Trong đêm đó cứ thức rồi ngủ, ngủ rồi thức không biết bao nhiêu chập mà kể. Cuối cùng đang trong giấc ngủ mê thì nghe bên tai Thầy gọi:
-Dậy ông Cả ơi! Sáng rồi dậy rửa mặt đặng đi.
Kế đến Thầy dắt ông lại giếng nước nhỏ để ông rửa mặt rồi trở lại chỗ cũ ngồi. Đức Thầy bảo:
-Ông thử nhìn lại coi có phải là chỗ ngủ đêm hôm không?
Đức Ông nhìn lại thì cảnh vật nơi đây hoàn toàn khác lạ, đá hôm nay đen và những bụi tranh cũng không còn thấy nữa, ông ngơ ngác tưởng chừng như đang trong cơn mơ. Sự thay đổi hoàn toàn chỉ sau một giấc ngủ thì làm sao ông còn bình tĩnh đặng nữa. Trong bối cảnh này, ông biết còn có ai khác hơn ngoài Đức Thầy, bởi thế ông phải hỏi Thầy:
-Chỗ này là nơi nào vậy?
-Nơi này khác hơn chỗ ngủ ngày hôm qua, từ đây đến đó, nếu đi bộ sẽ mất năm hoặc sáu ngày đường, vì núi này đầu nằm Đông Độ, đuôi nằm Tây Qui, một phía thì ở Xiêm La, một phía thì ở Cao Miên, mà tôi đưa ông qua đây là khỏi cái suối lớn rồi.
(*) Trên núi Tà Lơn có con suối lớn, chiều ngang độ hai trăm thước, người ta thường gọi là suối San Hà, nước chảy như thác, xuồng ghe hoặc người thì không cách chi qua lại cho đặng. Quả là một lằn ranh thiên nhiên ngăn cách mọi sự vật.
Tiếp tục nhiều ngày Thầy dẫn Đức Ông băng rừng lội suối khắp các nơi, làm cho đôi chân của ông không còn sức chịu đựng đặng nữa, ông luôn miệng than thở. Thấy thế, Thầy nói:
-Ông ráng đi cho đủ tám ngày để ông giải hết quả trần, ở trên này ông đi một ngày thì dưới trần ông giải quả được một tháng.
Đi được đến ngày thứ sáu thì Đức Ông cho biết không còn cách chi đi đặng nữa, Đức Thầy cũng lại khuyên:
-Ráng ông Cả ơi! Đủ tám ngày để giải cho hết quả!
-Thôi có giải thì về dưới trần hãy giải, chớ tôi đi hết nổi rồi!
Thấy Đức Ông than quá, Thầy dắt ông trở về. Khi về đến chơn núi, ông giẫm phải hòn sỏi nơi ngón chân cái, bị cảm giác ê một chút vậy thôi, vậy mà khi về đến nhà, vết đó tự phát lên làm độc đau nhức thấu tim gan, ông ôm chân lăn lộn, không ăn uống ngủ nghỉ chi đặng, và cũng không có thuốc nào làm giảm được cơn đau nhức.
Đức Ông nằm trên giường ôm chân lăn lộn kêu rên. Trong khi đó, bên cạnh, Đức Thầy nằm trên võng đong đưa với một tư thế bình thản, mặc nhiên. Còn ông Năm Truyền thấy vậy nóng lòng không chịu nổi, muốn đến bạch với Thầy nhờ cứu giúp cho Đức Ông, nhưng khi đến võng của Thầy đang nằm thì không nói được nên lời, phải đi qua luôn; rồi khi thấy Đức Ông đau lại nóng lòng muốn đến biện bạch với Thầy, nhưng khi đến nơi thì cũng mở miệng không đặng. Ông Năm hết sức băn khoăn, cứ năm lần bảy lượt tới lui, đến khi Đức Thầy lên tiếng thì ông mới mở lời được:
-Ông Năm! Làm cái gì mà đi tới đi lui hoài vậy, muốn nói gì thì nói.
Ông dừng lại xá Thầy và mới nói được:
-Thầy ơi! Cậu Út đau cái chân tôi thấy nóng ruột quá, sao Thầy không kiếm thuốc trị giùm cho cậu.
-Cái quả của ông Cả là tự ông phải trả, tôi đã nói với ông ráng đi thêm hai ngày nữa trên non để giải quả trần dưới thế hai tháng mà ông không chịu, lại còn nói về dưới trần muốn trả bao nhiêu thì trả. Quả của ông Cả thì ông Cả trả cho hết, còn như ông muốn ông Cả hết ngay bây giờ thì ông đứng ra hứa lãnh cái quả này cho ông Cả, tôi sẽ làm hết bịnh cho ông coi.
Nhưng khi thấy Đức Ông đau đớn rên than quá thì ông Năm Truyền sợ không dám lãnh, đứng làm thinh một hồi rồi bước đi.
Độ vài phút sau thì Đức Thầy gọi ông Năm Truyền múc cho Thầy một ly nước mưa. Tay bưng ly nước, Ngài rời cái võng, đến chỗ Đức Ông nằm, Ngài nhìn từ đầu gối đến ngón chân đau, ba lần như vậy, rồi Ngài hớp nước phun từ đầu gối đến ngón chân cũng ba lần. Ông Năm Truyền đứng ngó. Kế Ngài bưng ly nước để trên bàn rồi lại võng nằm.
Liền theo đó, Đức Ông ngồi dậy gọi cô Năm (Cô Năm Biên là em kế của Đức Thầy) dọn cơm cho ông ăn, ông đói lắm, chân của ông hết đau nhức rồi,
Cô Năm dọn cơm nơi bàn, ông ngồi ăn như người khỏe mạnh chưa hề bị đau ốm chi. Đức Thầy nói với ông Năm Truyền:
-Ông Năm thấy không? Tôi làm là hết đau nhức liền, nhưng mà quả của ông để ông trả cho dứt.
Đức Thầy nói trong khi đó Ngài cũng tự nhiên nằm trên võng, còn Đức Ông khi ăn cơm uống nước xong rồi, vấn một điếu thuốc hút, khi hút xong, vừa liệng bỏ tàn thuốc, thì la nhức, ôm chân nằm xuống, lăn lộn rên than suốt ngày đêm, cơn đau kéo dài gần đúng hai tháng thì Đức Thầy viết cho Đức Ông và Đức Bà một bài thơ:
Chừng nào vết nọ liền da,
Chuột kia mãn hạn khỉ vào vườn hoa.
Ấy là thời đại của Ta,
Thầy ra cứu thế mới là hiển vinh.
(Cho Đức Ông và Đức Bà SGTV t 191)
Đúng hai tháng vết thương không chữa trị mà tự nhiên lành. Sau khi vết thương của Đức Ông lành thì Thầy gọi ông Năm Truyền lập cho Ngài một bàn hương án ngoài trời để Ngài mời ông bà Cả chứng kiến cho Ngài thỉnh Ấn Ngọc Hoàng cứu dân độ thế, lúc nầy đúng vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão.
Viết theo lời kể trong băng nhựa của ông Năm Chơn.
(*) Ông Năm Chơn là cháu, con người chị thứ Tám của Đức Ông, nhà ông Năm Chơn ở sát bên Tổ Đình