5- Kháng Chiến PGHH

18 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 93442)
5- Kháng Chiến PGHH
Một câu hỏi thường được nêu lên:

— Có thật sự có kháng chiến Phật Giáo Hoà Hảo sau 1975 không?

Câu hỏi này được trả lời bằng ba nguồn tin khác nhau:

1. Tin tức do các tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo thâu thập qua các lớp vượt biên tị nạn sau này.

2. Tin tức của báo chí quốc tế.

3. Tin tức trên báo chí Cộng Sản tại Việt Nam.

1. TIN TỨC CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Vào năm 1985, một người Việt Nam vượt biên mới tới Hoa Kỳ, cư ngụ tại Texas có tường thuật lại những nhận xét của mình về “Tình trạng hiện nay tại các vùng nông thôn Miền Hậu Giang” và đề cập đến Phật Giáo Hoà Hảo như sau:

‘’...Có đi Miền Tây qua các làng Hòa Hảo, thí dụ Cù Lao Ông Chưởng đến phía dưới quận Lai Vung, vùng Bắc Vàm Cống chẳng hạn (nhiều nơi khác cũng thế) mới thấy có nhiều làng rất kỳ lạ.

ở những làng đó, người dân bớt thờ cúng và bớt đọc kinh hơn ngày xưa rất nhiều. Điều này dễ hiểu, vì người dân không muốn để Cộng Sản chú ý, tìm cớ đàn áp đẫm máu. Hầu hết dân chúng các làng ấy đều có vẻ cần cù lương thiện, hiền lành, chí thú làm ăn, có khi có vẻ ngơ ngáo, ngu đần. Điều này cũng dễ hiểu, người dân giả bộ ngờ nghệch để khỏi phải dây dưa, lôi thôi với cán bộ Cộng Sản.

Thế nhưng trong các làng đó, đêm và ngày không có bóng dáng du kích, công an và chính quyền xã. Người lạ vào làng tự do, yên lành đi lại không bị xét hỏi như các làng khác. Hình như không ai muốn chú ý tới ai. (Nếu tinh ý sẽ thấy có hàng trăm cặp mắt theo dõi kín đáo người lạ mặt từng bước một). Dưới chế độ Cộng Sản, thì đây là những hiện tượng hoàn toàn kỳ lạ. Hỏi thăm mới biết lâu lâu công an và cán bộ chính quyền có về xã lo lắng làm vài việc hành chánh, thâu thuế, bắt nghĩa vụ gì đó, xong rồi đi luôn chớ không ở lại. Mỗi lần về xã, họ đi rất đông người, võ trang đầy đủ, vào làng bố trí canh gác, phòng thủ như là đi vào đất địch. Hỏi thăm tới nữa thì dân làng lắc đầu, ngơ ngác không ai hiểu tại sao, bất cứ người dân làng nào cũng “không nghe, không thấy, không biết” bất cứ điều gì cả!

Thật là lạ lùng kỳ quái hết sức.

Tôi đã tò mò bỏ ra rất nhiều công, dựa vào bà con họ hàng và các bạn bè lúc còn trẻ thơ, để tìm hiểu. Sau cùng thì được biết rằng ở làng đó, lâu lâu có việc cán bộ Cộng Sản được cử đi công tác về làng đó hay các làng kế cận, đột nhiên mất tích, không ai rõ là đã bị giết, hay đã đào ngũ, trốn nhiệm sở, hay đã đi vượt biên? Chỉ biết hoàn toàn biệt tăm, biệt tích. Nhiều lần như vậy cho đến đỗi không còn cán bộ Cộng Sản nào dám đi công tác lẻ loi ở những hương thôn kế cận, không còn dám đi băng qua các cánh đồng rộng lúc không còn ánh sáng mặt trời, chớ đừng nói ở lại trong các làng đó. Người Cộng Sản tức giận lồng lộn, nhưng không có chứng cớ vết tích gì thì không biết buộc tội ai, vả lại dân làng gặp cán bộ thì rất niềm nở, rượu thịt cá tôm đãi đằng liên miên, không lý đem dân làng đi mà giết sạch cả. Thuế đóng đủ, còn thanh niên tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự, thì hầu hết bị Cộng Sản chê là không đủ điều kiện sức khoeœ. Có lẽ là chúng không còn tin cậy dân làng.

Nhìn thật kỹ, thì các làng đó chỉ cần một chút gì nữa thôi, là đã trở nên thật sự thành làng giải phóng, hoàn toàn do dân làng tự cai trị lấy mình.

Tôi muốn nói rõ ngay là việc đó do dân làng các nơi hoàn toàn đồng ý hè nhau mà làm, mà không theo mệnh lệnh, chỉ thị của ai... Tâm sự được với các bô lão và các người có uy tín trong làng (một số các vị đó là họ hàng xa gần của tôi), tôi được biết rằng tất cả đều tiếc rẻ là không có ai đứng ra cầm đầu làm việc lớn, chớ giải phóng và giữ làng thì dễ ợt, có gì khó đâu mà không được...’’ (*)

Anh Trần Minh Quang trong tập hồi ký ghi lại những hoạt động kháng chiến sau 30-4-1975, cho biết anh đã tham dự trận đánh xảy ra ngày 12-7-1975, giữa đơn vị của anh và đại đội công an cơ động huyện Phú Tân do Nguyễn văn Dầu tự Ba Dầu chỉ huy và tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 2 An Giang. Đơn vị của anh đã chết 20 người, và bị thương 15 người, còn phía cộng Sản thiệt hại bằng hai lần căn cứ vào số xác chôn cất tại nghĩa địa gần căn cứ Hải quân Tân Châu (Châu Đốc).

Sau đó anh Trần Minh Quang bị bắt giam và sau khi vượt ngục, đã tìm cách vượt biển đi sang Hoa Kỳ năm 1981.

Anh Vương Học Thiêm tức Charlie 20, trong bức thơ ngày 20-6-1981 cho biết rằng:

‘’... Khi các bộ đội Cộng Sản đặt chân lên Thánh Địa Hòa Hảo, không có chạm súng, nhưng cũng không có một ai phất cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam... Nhưng các anh em trong quân đội gốc giáo phái Hòa Hảo, Dân Xã, Tổng Đoàn Bảo An đã chôn dấu võ khí cá nhân và cộng đồng sau đó bị mất liên lạc phát động phong trào kháng chiến chống Cộng Sản, tuy không đánh Cộng trên mặt trận quy ước, nhưng đánh trên nhiều mặt khác. Công tác của anh em hướng về nhiều mặt, tung truyền đơn, phá hoại kế hoạch kinh tế, vô hiệu hóa màn lưới gián điệp, địch vận gây chia rẽ hàng ngũ cán bộ địa phương, vận động sự bất mãn của dân chúng thân kháng chiến và chiến sĩ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hướng căm thù đối với chánh sách “vắt chanh bỏ vỏ” của nhà nước Cộng Sản, và còn tổ chức ám sát cán bộ ác ôn trong vùng... Tuy hoạt động yếu vì thiếu phương tiện nhưng ý thức kháng chiến chống Cộng Sản rất cao...’’ (*)

Ông Đồng Quang Chi vượt biên đến Mã Lai năm 1978 có gởi đến Hoa Kỳ bản báo cáo được trích ra như sau:

‘’...Còn phần anh em cầm súng chiến đấu từ ngày đất nước lọt vào tay Cộng Sản thì chúng em không giờ phút nào ngưng hoạt động. Từ một hai chục người, tới ngày em đi 150 người chúng em chỉ nhờ Đoàn Thể. Từ một lon gạo tới một viên đạn, tất cả cái gì cũng nhờ Đoàn Thể. Trước ngày em đi đã ngấm ngầm tổ chức từ hình thức nhỏ tới hình thức lớn, những người đầu não toàn là sĩ quan đời Quân đội Phật Giáo Hoà Hảo. Thưa anh, từ ngày đất nước mất tới ngày em đi, chúng em bị tù đày và chết trên 300 người, chúng em thiếu thốn tiếp liệu như đạn, thuốc men, còn phần nhân lực chúng em rất thừa. Rất tiếc chớ phải chúng em được đầy đủ đạn, thuốc, thì chúng em thành hình gấp 10 lần số quân nói trên. Xin anh cho em biết về tình hình chính trị quốc tế đối với VIệt Nam diễn tiến thế nào? Có thể anh giúp em trở về Việt Nam bất cứ lúc nào...’’ (**)

Anh Nguyễn Văn Hoành, vượt biên đến Hoa Kỳ năm 1986 có báo cáo tin tức sau đây:

“Trong năm 1985, có sáu lần bất đắc dĩ phải chạm địch, vì bị Cộng Sản hành quân bao vây, nội trong tháng 2 âm lịch 85 mà phải đụng quyết liệt với chúng ba lần ở vùng Thơm Rơm thuộc quận Thốt Nốt Long Xuyên, lần thứ hai tại cầu Rạch Rít xã Trung Nhứt cũng thuộc quận Thốt Nốt, lần này anh em mình hạ được 18 tên Cộng Sản trong đó có một bí thư xã, một trưởng công an xã, tóm lại toàn bộ xã ấy bị tiêu diệt và tịch thu được 24 vũ khí, đổi lại anh em mình hai hy sinh, ba bị thương...’’ (*)

Anh Nguyễn Giang Sơn, vượt biển đến Hoa Kỳ năm 1985 tuyên bố trong cuộc phoœng vấn như sau: ‘’...Tôi là một Trung sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, khi nghe Dương Văn Minh hạ lịnh buông súng đầu hàng Cộng Sản, tôi kéo một đơn vị võ trang khoảng một tiểu đoàn về quận Thanh Bình, tại đây chúng tôi đụng độ bắn nhau với đơn vị Cộng Sản, chúng bỏ chạy như vịt.

Ngày 2-5, tôi kéo binh về Tây An Cổ Tự làng Long Kiến vì đây là văn phòng Tổng Đoàn Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo. Ngày 4-5-1975 có lịnh giải giới, tôi kéo đơn vị vào sâu trong đồng, và từ đó phân tán ra nhiều bộ phận nhỏ, hoạt động trong Đồng Tháp, núi Ô Long Vĩ gần Thất Sơn...

Tôi bị bắt trong chuyến công tác Long Xuyên và bị đưa đi giam tại khám Chí Hòa, tại đây tôi được 254 tù nhân cử làm đại diện. Tết 1978, chúng tôi tổ chức treo cờ Việt Nam Cộng Hòa tại khám Chí Hòa, sau đó tôi bị nhốt hầm tối 18 tháng, rồi đi lao động khổ sai vùng Tống Lê Chân. 1982 tôi được thảo vì lao động tốt.

Sau đó tôi trở về Miền Tây liên lạc với các bạn đồng đội đang hoạt động tại Long Xuyên, Cần Thơ, Sa Đéc. Tình trạng khó khăn của kháng chiến lúc này là võ khí hư, tiếp liệu không có, thiếu thuốc men. Tôi biết nhiều nhóm phải tạm giải tán chỉ vì không chịu nổi vấn đề thương binh. Trong một đơn vị mà có vài người bị thương không có thuốc trị, lại phải lưu động trốn địch, anh em cứ nghe tiếng rên la của đồng đội mà mất tinh thần. Cho nên vấn đề thương binh là một vấn đề quan trọng lắm. Tuy nhiên đơn vị chúng tôi vẫn duy trì hoạt động, và sau đó anh em quyết định tôi phải vượt biên ra hải ngoại xem có giải quyết được vấn đề viện trợ kháng chiến thì mới phát triển được.” (**)

2. TIN TỨC TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ

Tài liệu báo chí nói về kháng chiến Việt Nam, có đề cập đến kháng chiến Phật Giáo Hòa Hảo trong phạm vi sách và báo chí. Sau đây là hai tài liệu xuất hiện ở hai thời điểm khác nhau, để chứng tỏ rằng kháng chiến Hòa Hảo đã hiện diện sau 1975, vẫn tiếp tục năm 1978 và còn tiếp tục cho đến 1986.

Hệ thống kiểm thính quốc tế FBIS đã ghi lại buổi phát thanh của Hà Nội Radio ngày 21-9-1976 như sau:

“Tổ quân sự hoạt động với giáo phái Hòa Hảo”

“Vào mùa thu 1976, tin tức chính phủ cho biết tổ Cửu Long được thành lập để hoạt động bên cạnh Giáo phái Hòa Hảo tại vùng Cửu Long. Đây là một tổ chức quân sự có nhiệm vụ bảo vệ an ninh vùng Hòa Hảo, thi hành chánh sách của Đảng và nhà nước, thực hiện nguyên tắc cách mạng “tam cùng”, và công tác thủy lợi để cải tiến nông nghiệp. Kết quả đạt được là tổ đã khám phá và bắt được gần 100 phần tử phiến loạn chống chánh quyền cách mạng.”

Bài báo sau đây viết tại Bangkok (Thailand) đăng trên tờ Los Angeles Times (tờ báo lớn nhất Miền Tây Hoa Kỳ, số ấn bản hàng ngày khoảng hai triệu).

TÍN ĐỒ GIÁO PHÁI VẪN CHỐNG CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bangkok-Thailand — Sau gần ba năm chánh phủ Saigon sụp đổ, một lực lượng đáng kể, gồm nhiều ngàn người, vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng châu thổ Cửu Long, vùng này vốn là khu vực đầu não của đạo Hoà Hảo.

Điều đáng ngạc nhiên là sự nhìn nhận của đài phát thanh Hànội tuần vừa qua khi nói về những nỗ lực quân sự tại tỉnh An Giang đang bị Cao Miên hăm dọa, lại nhằm đối phó với “những tàn quân Ngụy”.

Đài phát thanh Hà Nội không nói thẳng rằng đó là hoạt động của Hòa Hảo, mà chỉ nói là “các phần tử ngoan cố cứng đầu” nhưng chắc chắn đó là những tín đồ Hòa Hảo.

Hòa Hảo là một tổ chức Phật giáo , hòa hợp đạo Phật với tinh thần dân tộc, chủ trương xã hội hóa nông thôn. Giới lãnh đạo Hòa Hảo cho rằng có ba triệu tín đồ. Con số thật sự có thể ít hơn, nhưng dù vậy vẫn là một lực lượng mạnh có ưu thế tại An Giang.

Trong thời kỳ lộn xộn sau Đệ nhị Thế chiến, Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo Hoà Hảo đã tham gia mặt trận chống Pháp do Hồ Chí Minh cầm đầu, trong một thời gian ngắn. Sau đó xảy ra xung đột, và Cộng Sản ám hại ông vào năm 1947. Từ đó về sau tín đồ Hòa Hảo quyết liệt chống lại Cộng Sản, và cũng có nhiều phen làm khó chịu cho Chánh quyền Sài Gòn.

Sau khi Miền Nam Việt nam rơi vào tay Cộng Sản, các lãnh tụ Hòa Hảo, ai có tham gia chánh trị đều bị bắt giam hoặc gởi đi các trại cải tạo. Vì vậy, không có gì lạ rằng tinh thần chống Cộng Sản vẫn còn mạnh tại An Giang. Nhưng điều hơi lạ chính là tầm quan trọng của phong trào kháng chiến này, do chính đài phát thanh Hànội nói, một tầm quan trọng cao hơn là mức ước đoán của các chuyên gia Tây Phương.

Đài Hà Nội chỉ nói về một quận trong tỉnh An Giang, là quận Chợ Mới, và lập lại lời tuyên bố của viên Đại úy chỉ huy Đặng Hữu Trình rằng: “Những tàn quân của chế độ bù nhìn tại vùng này có hàng chục ngàn người trong đó có nhiều phần tử ngoan cố đã vượt trốn khỏi trại cải tạo. Do đó mà chúng tôi phải luôn đề cao cảnh giác, cả bộ phận địa phương quân, cảnh sát, tự vệ lúc nào cũng phải sẵn sàng.”

Đài Hà Nội nhấn mạnh rằng tư thế sẵn sàng về quân sự đó nhắm vào đối phó với “tàn quân” chớ không phải nhắm vô sự hăm dọa của quân Cao Miên, mặc dù lúc đó phải đề phòng Cao Miên tiến qua biên giới Miên-Việt.

Người chỉ huy quân đội tại quận Chợ Mới là đồng chí Hai Mẫn có nói rằng: ” có khoảng 23.000 tàn quân và cán bộ hành chánh tại vùng này. Nhiều người đã ngoan cố vượt trốn khỏi trại cải tạo. Nhiều người đã cải tạo xong được trả tự do, nhưng không muốn sống bình thường, lương thiện, lại trở về đường cũ, tiếp tục chống đối cách mạng và nhân dân. Do đó, tại quận Chợ Mới này, chúng tôi phải luôn sẵn sàng chiến đấu.”

Đài phát thanh Hà Nội còn nói rằng, một năm trước, khoảng tháng 11-1977, quân Cộng Sản tại Chợ mới đã bắt được 250 tàn quân, giết 35 người, với 15 người đầu thú, tịch thâu 50 súng đủ loại 5.000 viên đạn và lựu đạn, với bốn máy truyền tin. (*)

3. TIN CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đài phát thanh Hà Nội, báo chí của nhà nước Cộng Sản xuất hiện tại Sài gòn và Hà Nội, đã nhiều lần đề cập kháng chiến Phật Giáo Hòa Hảo mà họ hay gọi là các “Phần tử xấu, phản cách mạng”.

Sự kiện đáng ghi và cụ thể là bản án mà tòa án Cộng Sản xử công khai vào cuối năm 1984 trong đó có năm án tử hình và ba liệt sĩ kháng chiến đã thọ hình (Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân), cùng rất nhiều án tù nặng nề. Một số tín đồ và chiến sĩ Phật Giáo Hòa Hảo đã bị bắt và chết trong vụ này vì lý do đã yểm trợ cho tổ chức kháng chiến đó.

Sự kiện cụ thể khác là bài báo đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân tại Hà Nội ngày 11-5-1986, và được đài phát thanh Hà Nội truyền bá rộng rãi ngày 2-6-1986 nội dung về vụ vây bắt 55 kháng chiến quân Phật Giáo Hòa Hảo tại xã Trung An, quận Thốt Nốt (Cần Thơ) nhưng có nhiều chi tiết rất quan trọng cho thấy rằng tổ chức kháng chiến Phật Giáo Hòa Hảo có nhiều tiềm năng và hoạt động liên tục, rộng rãi trên nhiều địa phương.

Xã Trung An, huyện Thốt Nốt, Hậu Giang, có diện tích 3.598 ha, với số dân 23.105 người, 95% đồng bào theo Hòa Hảo. Số còn lại theo các tôn giáo khác như Cao Đài, Phật Giáo... Nhân dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, một số sống bằng nghề tiểu thủ công và buôn bán nhỏ. Trong những năm qua, Trung An là một trong những đơn vị điển hình về phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc của tỉnh Hậu Giang.

NHẬN RÕ ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA ĐỊCH

Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, Trung An bị địch kềm kẹp bởi hai hệ thống ngụy quân ngụy quyền, và thần quyền giáo lý. Địch đã xây dựng đồn bót dày đặc, dùng bọn công an, mật vụ phòng vệ dân sự và cài người vào hệ thống Ban Trị Sự Bảo An đạo Hòa Hảo để đàn áp phong trào cách mạng ở địa phương.

Sau ngày giải phóng (1975) hơn 2.000 ngụy quân ngụy quyền thuộc các Đảng phái phản động tản ra tại chỗ. Theo chính sách của ta, đại bộ phận số người trên đã phải ra trình diện học tập cải tạo, nhưng một số đầu soœ ngoan cố đã trốn tránh không chịu cải tạo, móc ráp với bọn phản động từ nơi khác đến, lập ra các tổ chức phản động với âm mưu gây rối, gây bạo loạn, cướp chính quyền cách mạng địa phương. Chúng đã tập hợp lực lượng thành lập ra HÀNG CHỤC TỔ CHỨC phản cách mạng mang nhiều tên gọi khác nhau như: “Trung đoàn Chí Nguyện”, “Trung đoàn 3 Quyết tử”, “Trung đoàn 4 Tân Lập”, “Trung đoàn 18 chủ lực Miền Tây”, “Đảng Việt Nam Phục Quốc’’ v.v...Điển hình là hai vụ mang tên Trung đoàn chủ lực Miền Tây, Đảng Ba Sao do tên Nguyễn Văn Chín cầm đầu và Trung đoàn 3 quyết tử do tên Dương Chí Hồng cầm đầu, đã gây nhiều tội ác với nhân dân.

Những tổ chức nhen nhúm phản cách mạng này đã bị ta truy quét, các tên cầm đầu bị bắt, bị diệt, đến nay cơ bản đã bị phá vỡ. Thất bại về hoạt động vũ trang, địch chuyển sang hoạt động bí mật, xây dựng cơ sở ngầm, câu móc số ngụy quân ngụy quyền cũ qua cải tạo nhưng chưa tiến bộ, và những tên lưu manh làm việc cho chúng, đồng thời chúng tìm cách cài người vào nội bộ của ta, chờ cơ hội hành động.

Bọn phản động lợi dụng đạo Hòa Hảo ra sức tập hợp lại tín đồ bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền tâm lý, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là công tác cải tạo nông nghiệp huy động lương thực và chuyển quân, dùng thần quyền giáo lý nhằm đầu độc tư tưởng, gây mê tín dị đoan, gây tâm lý cầu an trong nhân dân, như ăn chay trường...để tóc búi, làm phước, làm lành nhất là trong lứa tuổi thanh niên. Gần đây chúng lại lập ra các am cốc trái phép (13 cái) bí mật lập lại Ban Trị sự Ấp, khơi dậy căm thù cũ bằng cách tung tin ta phá đạo giết Thầy (Huỳnh Phú Sổ) nhằm chia rẽ giữa cách mạng với nhân dân.

Về mặt trật tự xã hội, tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới còn nhiều, nạn trộm cắp giết người cướp của còn xảy ra. Đó là điểm địch lợi dụng để chống phá ta.

Trước tình hình phức tạp nói trên Đảng Ủy xã Trung An đã phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ Quốc trước hết là giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng của dân, làm cho dân hiểu rõ âm mưu thâm độc của Kẻ thù, coi đây là tiền đề để tạo nên thắng lợi của phong trào.

Trước ngày giải phóng, đồng bào theo đạo Hòa Hảo ít hiểu biết về cách mạng, sau giải phóng lại rất lo sợ cách mạng trả thù, hoặc đuổi đi nơi khác. Đảng Ủy và chính quyền đã có chính sách cụ thể sát đúng, để giáo dục cho quần chúng hiểu rõ âm mưu, tội ác của địch, cũng như hiểu rõ Cách mạng. Cách mạng chỉ nghiêm trị những Kẻ ngoan cố, lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng, làm thiệt hại đến nhân dân, còn những người thực lòng ăn năn hối lỗi được hưởng chính sách khoan hồng. Đây là phần hết sức phức tạp và khó khăn. Vì đối tượng của phong trào là bọn lợi dụng tôn giáo Hòa Hảo, mà lực lượng đấu tranh lại là quần chúng tín đồ. Đảng Ủy chính quyền xã chủ trương giác ngộ nhân dân từng bước để chính quần chúng đấu tranh với những kẻ giả danh đội lớp tôn giáo hành động phá hoại. Quần chúng là những người nông dân theo đạo nhưng bản chất là cách mạng, đã phải chịu nhiều đau khổ nặng nề vì bị bóc lột trước đây cũng như bị bọn lợi dụng tôn giáo lừa gạt, đầu độc.

Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đã thật sự chuyển biến mạnh mẽ từ trong nội bộ Đảng ra ngoài quần chúng... nhất là cung cấp sự kiện cho công an truy quét và phá hàng chục vụ án phản cách mạng, bắt 55 tên, thu nhiều võ khí cùng tài liệu quan trọng, 71 tên phản động khác mang chất nổ, vũ khí đã đầu thú... khám phá ngăn chặn 219 vụ tội phạm hình sự kinh tế, bắt 275 tên thu nộp lại cho nhà nước hàng triệu đồng...
tác giả: HOÀNG HUÂN

Qua bài nói trên, chính Cộng Sản đã cho người đọc nhìn thấy bức tranh thu nhỏ trong khung cảnh một xã (Trung An) tại Miền Tây Nam Việt hiện nay, với những nét chấm phá rất nhiều ý nghĩa:

— Kháng chiến tại quốc nội vẫn hoạt động, ngay trong một xã mà đã có nhiều tổ chức, như kể trong bài báo.

— Cộng Sản đã phải dùng đến danh từ “Cướp chánh quyền cách mạng” như thế chứng tỏ khả năng kháng chiến và sự lo ngại của Cộng Sản.

— Kháng chiến còn cài được người vào cả nội bộ chính quyền Cộng Sản.

— Không phải chỉ võ trang đánh địch, mà kháng chiến còn đánh địch trên bình diện phá hoại kinh tế, chống cải tạo nông nghiệp của Cộng Sản.

— Cộng Sản đã không thể chế ngự được cả lớp người treœ, vì chính lớp thanh niên ngày nay cũng ăn chay trường, để búi tóc, chớ không vác cờ búa liềm chạy theo Cộng Sản.

— Dù cho Cộng Sản thi hành chính sách khuœng bố tôn giáo, cấm đoán hành đạo, những người có đạo vẫn trung kiên, vẫn tiếp tục “làm phước, làm lành...” Cộng Sản lên án cả việc làm phước làm lành, bởi vì hành động làm phước làm lành chắc chắn tạo được uy tín trong quần chúng, nhiều hơn là hành động dùng quyền lực áp đaœo của Cộng Sản.

— Đảng Ba Sao nói trong bài này, có thể hiểu là Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, vì Đảng kỳ nền vàng, ba ngôi sao đỏ. (*)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn