Về mặt chính trị, cuộc biểu tình này là khởi điểm của tiến trình đối nghịch giữa hai khuynh hướng chính trị quốc gia và quốc tế tại miền Nam. Khảu hiệu “chống độc tài” xuất hiện lần đầu tiên từ cuộc biểu tình này, có nghĩa là chống chủ trương độc tài của Cộng Sản Đệ tam Quốc tế, chống âm mưu lấy đảng trị quốc và thao túng chánh quyền miền Nam của lãnh tụ Cộng Sản Trần Văn Giàu. Khảu hiệu “chống độc tài” đưa ra lúc đó, là một điều mới lạ đối với trình độ ấu trĩ chánh trị của quần chúng, bởi vì rất ít người có được ý niệm đúng về dân chủ, cho nên không thể có phản ứng “chống độc tài”. Lúc đó, khảu hiệu được phổ biến và quan trọng nhứt là “chống thực dân xâm lược Pháp.” Vì vậy khảu hiệu “chống độc tài” do Phật Giáo Hòa Hảo đưa ra, có thể xem như quá sớm, dù rằng rất đúng.
Không khí bắt đầu nặng nề, các giới tranh đấu bắt đầu thấy âm mưu Cộng Sản Đệ tam “dĩ đảng trị quốc” loại các chiến sĩ quốc gia ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo cuộc đấu tranh.
Trong phiên họp đêm 7-9-1945, Trần Văn Giàu bị đả kích và phải nhường chức vụ Chủ tịch Lâm ủy Hành chánh cho ông Phạm Văn Bạch, Giàu xuống làm Phó Chủ tịch, vẫn kiêm quân ủy.
Hội nghị kéo dài trong bầu không khí nặng nề. Đến 9 giờ tối, Lý Huê Vinh, cánh tay mặt của Trần Văn Giàu, bước vào phòng họp trao cho Giàu một bức điện tín báo tin: “Hòa Hảo nổi dậy đảo chánh và chiếm cứ Cần Thơ”. Liền đó Trần Văn Giàu có phản ứng côn đồ, đập bàn chất vấn Huỳnh Giáo chủ: “Ông chưởng giáo nghĩ sao đây?”
Huỳnh Giáo Chủ trả lời rằng Phật Giáo Hòa Hảo không có chủ trương đảo chánh chiếm cứ Cần Thơ, đó là một cuộc biểu tình hợp pháp của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo để biểu lộ quan điểm đấu tranh chống thực dân Pháp và chống độc tài. Giáo Chủ hứa chắc rằng sẽ không có bạo hành hay gây rối loạn từ phía Phật Giáo Hòa Hảo.
Đây là một cuộc biểu tình có khoảng hai chục ngàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham dự, — có lẽ là cuộc biểu tình lớn lao và quan trọng nhứt ở Cần Thơ — với các khảu hiệu nêu lên các nguyện vọng:
§ Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp.
§ Tảy uế các phần tử thúi nát trong ủy ban Hành chánh Nam bộ.
Trước đó không lâu, đã có ba cuộc biểu tình vĩ đại tại Saigon, ngày 21-8-1945 của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt, ngày 25-8-1945 của Lâm ủy hành chánh Nam Bộ, và ngày 2-9-1945 của Việt Minh. Các cuộc biểu tình trong bối cảnh đặc biệt lúc đó, đều có mục tiêu biểu lộ nguyện vọng độc lập, và biểu dương lực lượng dân tộc, để thế giới thấu hiểu, và để Pháp nhìn thấy sức mạnh quần chúng và ý chí tự do của dân tộc Việt Nam. Tất cả ba cuộc biểu tình này đều có hàng vạn quần chúng tham gia với nhiệt tình cao ngất.
Cuộc biểu tình Cần Thơ của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng có mục tiêu huy động quần chúng để biểu dương ý chí và lực lượng, như ba cuộc biểu tình trước, nhưng đặc biệt thêm khảu hiệu chống độc tài, tức nhằm mục đích đòi hỏi thanh lọc hàng ngũ lãnh đạo trong ủy ban Hành chánh Nam bộ. Xét theo các khảu hiệu đã nêu lên, thì cuộc biểu tình này không có mục đích “đả đảo Việt Minh”, mà ngược lại vẫn ủng hộ chánh quyền cách mạng, nhưng đòi hỏi phải cải tổ nhân sự mà thôi.
Chắc chắn đây cũng không phải cuộc biểu tình tự động của quần chúng. Dù không có tài liệu để chứng minh, cũng có thể giả thiết rằng trong đừơng lối ngăn chặn âm mưu độc tài đảng trị của phe Trần Văn Giàu, Huỳnh Giáo Chủ đã chỉ thị cho tín đồ tổ chức biểu tình để yểm trợ quan điểm của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt đang tranh đấu đòi cải tổ Lâm ủy Hành Chánh. Cũng còn có thêm mục tiêu chứng minh cho hai đại biểu tổng bộ Việt Minh vừa từ Hà Nội vào Nam, có dịp nhìn thấy thực lực và tinh thần, cũng như khuynh hướng của quần chúng trong Nam.
Mục tiêu thực sự của cuộc biểu tình Cần Thơ là như thế, cho nên Ban tổ chức biểu tình có xin phép của ủy ban Hành chánh tỉnh Cần Thơ (lúc đó do giáo sư Trần Văn Khéo làm Chủ tịch) và đã được chấp thuận trước, như một cuộc biểu tình hợp pháp. Ngoài ra, còn có mặt những nhân vật tin cậy của Huỳnh Giáo Chủ trong ban tổ chức, đồng thời là nhân sự cao cấp trong hệ thống điều hành của Phật Giáo Hòa Hảo lúc đó. Điều này chứng tỏ rằng cuộc biểu tình không phải do quần chúng tự động làm càn, mà cuộc biểu tình có đường lối mục tiêu rõ rệt, yểm trợ yêu sách và lập trường của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt.
Phản ứng của Việt Minh trong Nam — lúc đó đã đưa các cán bộ Cộng Sản, phần nhiều từ Côn Đảo mới về, nắm các chức vụ then chốt trong guồng máy hành chánh, quân sự và công an —, là phải bẻ gẫy thanh thế các nhóm đấu tranh chống lại mình. Cá nhân Trần Văn Giàu còn có thêm lý do riêng để hành động như thế, đồng thời trả hận và củng cố uy quyền. Cho nên Trần Văn Giàu đã chỉ thị đàn áp cuộc biểu tình này, và gán cho mục đích quá khích là “đảo chánh, chiếm cứ Cần Thơ.”
Vấn đề đặt trên bình diện thuần túy lý luận, có thể được nhìn như sau:
§ Đảo chánh, có nghĩa là chiếm lấy chánh quyền. Vậy Phật Giáo Hòa Hảo đảo chánh tại một tỉnh Cần Thơ, thì chiếm được quyền hành gì? Chánh quyền một tỉnh không thể giúp họ chủ động tình thế, mà phải là chánh quyền tại Saigon mới có uy lực trên toàn miền Nam, và uy lực đối ngoại (tức đối với Đồng Minh và Pháp lúc đó).
§ Chiếm cứ Cần Thơ, có nghĩa là chiếm lấy quyền cai trị tỉnh Cần Thơ. Nếu thế thì đám quần chúng biểu tình phải có võ trang tới một mức độ nào đó, mới có thể dùng võ lực để dẹp được những đội võ trang quân sự và Quốc gia Tự vệ Cuộc của chánh quyền đương thời tại Cần Thơ, để mà chiếm lấy các cơ quan đầu não, thiết lập bộ máy cai trị mới tại đây.
Hai điểm trên đây, dù quần chúng không đủ trình độ để hiểu biết như thế, nhưng chắc chắn các giới lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo phải hiểu. Họ phải hiểu, và không thể làm một việc điên rồ, là đem tay không đi làm đảo chánh, rủ quần chúng không võ trang để chiếm cứ một tỉnh lÿ, mà không có một chuản bị nào cho giai đoạn trước và sau khi thành công.
Luận điệu “đảo chánh, chiếm Cần Thơ” do phía Trần Văn Giàu đưa ra, thực sự là để có cớ đàn áp, có “bằng cớ biện minh cho hành động đàn áp”, và có luận lý để lôi kéo quần chúng theo mình trong hành động đàn áp đó.
Sau cuộc biểu tình 8-9, phía Phật Giáo Hòa Hảo bị bắt bớ, đàn áp rất khủng khiếp, nhưng lại không có phương tiện tuyên truyền để đối phó với chiến dịch tuyên truyền của Việt Minh, cho nên dân chúng và công luận chỉ được nghe một tiếng chuông do Việt Minh, với vị thế chính quyền, có đủ phương tiện quảng bá trên toàn quốc.
Theo lời thuật lại của một số người đã sống tại Cần Thơ thời kỳ đó, cũng như một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã tham gia cuộc biểu tình, thì sự việc diễn tiến đại cương như sau:
Từ chiều ngày hôm trước (7-9-1945), các đoàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo từ các ngả đường thủy và bộ, kéo về hướng tỉnh lÿ Cần Thơ. Họ là tín đồ và bảo an, được lịnh tổ chức thành đội ngũ để đi “kéo biểu tình đòi độc lập” tại Cần Thơ. Các trục lộ từ Cái Răng ra, từ Bình Thủy xuống, từ Vĩnh Long sang, đều đặc nghẹt những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, phần nhiều mặc quần áo đen của nông thôn. Trên các thủy lộ, sông Bassac, rạch Cái Răng, rạch Cái Khế, từ phía Cái Côn ngược lên, hay từ khu Tân Lược Ô Môn xuôi xuống, ghe lớn ghe nhỏ được huy động từng đoàn chuyên chở các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đi biểu tình.
Họ nhận được khảu lệnh của ban tổ chức là dừng chân phía ngoài châu thành Cần Thơ, đợi chỉ thị. Họ không mang theo võ khí, chỉ có thực phảm và nước uống. Một số người mang các biểu ngữ viết sẵn, các khảu hiệu của cuộc biểu tình. Số quần chúng này không khích động quá độ như quần chúng trong cuộc biểu tình 2-9-1945 tại Saigon. Họ bình tĩnh, và không ai nghĩ rằng chỉ mấy giờ đồng hồ sau đó, họ sẽ phải đón nhận những trận mưa đạn. Họ chỉ biết theo lịnh của Đức Thầy, nên họ đi kéo biểu tình đòi độc lập. Và họ rất hân hoan được làm công việc này.
Trong châu thành Cần Thơ, một thị trấn khoảng hai mươi ngàn dân trên hữu ngạn sông Bassac, mệnh danh thủ đô miền Tây, dân chúng có vẻ lo ngại trước một tình trạng rõ ràng là bất thường và nghiêm trọng: bên ngoài thành phố là hàng chục ngàn tín đồ Hòa Hảo, bên trong thành phố là các đội thanh niên tiền phong được huy động. Và công an, cảnh sát, quốc-gia-tự-vệ-cuộc, quân đội chuản bị như sắp ra mặt trận. Quân đội và công an cảnh sát có súng đạn, Thanh Niên Tiền Phong chỉ có gậy tầm vông. Lệnh thiết quân luật được ủy ban Hành chánh tỉnh Cần Thơ ban hành, dân chúng ở trong nhà không được ra ngoài đường. Và tin tức được loan ra: “Hòa Hảo biểu tình chiếm Cần Thơ”, hay “Hòa Hảo làm loạn.” Không khí nghẹt thở.
Ủy ban Hành chánh họp tại dinh Chủ tịch cũ trên bờ sông Bassac, do Chủ tịch Trần Văn Khéo chủ tọa. Đại diện Phật Giáo Hòa Hảo được mời tới để thảo luận. ủy ban Hành chánh yêu cầu các đại diện này (Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Văn Hoành, Huỳnh Thạnh Mậu) ra lệnh cho các đoàn biểu tình rút lui, nhưng gặp phải thái độ cương quyết không chấp nhận. Phía Phật Giáo Hòa Hảo viện dẫn lý do là cuộc biểu tình hợp pháp đã có sự thông báo trước và sự đồng ý của ủy ban Hành chánh, lại là cuộc biểu tình ủng hộ chánh quyền cách mạng, đòi độc lập, thì không có lý do gì phải giải tán. Hai bên chỉ còn cách hỏi lại chỉ thị của Saigon.
Sáng ngày 8-9-1945, trời chưa sáng hẳn, dân chúng Cần Thơ nghe có tiếng súng nổ ở các phía cầu Bắc Cần Thơ và đường đi Cái Răng. Sau đó, có tiếng loa loan báo cho công chúng biết: “Hòa Hảo dùng ghe vượt sông Cần Thơ đổ bộ lên Châu Thành”. Và các toán thanh niên tiền phong được điều động đến phục kích trên mé sông phía Nam để chặn Hòa Hảo đổ bộ. Nhưng không thấy cuộc đổ bộ nào xảy ra, và sau nhiều loạt súng nổ, tình hình bỗng trở lại lắng dịu. Tới chiều, dân chúng Cần Thơ được biết “Hòa Hảo đã bị đảy lui rồi.”
Sự thật, súng của Việt Minh bắn xả vào đoàn biểu tình Phật Giáo Hòa Hảo làm cho nhiều người chết và bị thương. Phía Phật Giáo Hòa Hảo không bắn lại vì không có súng. Đoàn biểu tình rút lui trong hỗn loạn, mà không kháng cự. Nhờ vậy, chỉ trong mấy giờ sau khi súng nổ, tình hình trở lại yên tĩnh.
Hôm sau tại Cần Thơ, ủy ban Hành chánh tỉnh họp mít tinh dân chúng trong khuôn viên dinh Chủ tịch, để nghe Chủ tịch tuyên bố về “thắng lợi đảy lui cuộc tấn công của Phật Giáo Hòa Hảo” và gắt gao lên án Phật Giáo Hòa Hảo “âm mưu cướp chánh quyền và chiếm cứ tỉnh Cần Thơ”. Tiếp theo, là chiến dịch bắt bớ các cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo. Khám đường Cần Thơ không đủ chỗ để giam hết các cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo, vì số lượng bị bắt rất nhiều. Đây là đợt khủng bố rất dữ dội, có chủ đích tiêu diệt bộ máy cán bộ và lãnh đạo của Phật Giáo Hòa Hảo. Các cán bộ cao cấp, chỉ huy cuộc biểu tình là Huỳnh Thạnh Mậu, bào đệ Huỳnh Giáo chủ, Trần Văn Hoành, trưởng nam ông Trần Văn Soái, Nguyễn Xuân Thiếp, đại diện được phái ra Hà Nội tiếp xúc Tổng bộ Việt Minh, đều bị bắt giam tại khám đường Cần Thơ. Khoảng một tháng sau, họ bị đưa ra xử tử tại vận động trường Cần Thơ, ngày 7-10-1945.
Cuộc nội chiến đẫm máu bắt đầu từ đó. Nhiều cán bộ cao cấp Phật Giáo Hòa Hảo khắp các tỉnh khác, đều bị bắt, và bị giết. Riêng tại Trà Vinh, các ông Chung Bá Khanh, Đỗ Hữu Thiều, Võ Văn Thời, Lâm Thành Nguyên.. bị neo dưới sông cho chết ngộp. Nhờ may mắn đặc biệt hay tại chưa tới số chết, ông Lâm Thành Nguyên giẫy thoát khỏi dây trói lội vào bờ, trốn đi được.
Cộng Sản khủng bố ác liệt nhứt tại các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc là hai tỉnh rất đông tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Sự phản ứng tự vệ của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng rất mãnh liệt, số người bị giết cả hai bên lên đến hàng chục ngàn người, tạo một tình huống nội chiến giữa chính quyền Việt Minh và tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo. Nhưng thực chất, đây là một cuộc đối nghịch của hai khuynh hướng quốc gia và quốc tế.
Tại Saigon đêm 9-9-1945, Trần Văn Giàu ra lịnh cho Quốc- gia-tự-vệ cuộc tức công an võ trang, đến bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, góc đường Miche để lùng bắt Huỳnh Giáo Chủ. Nhưng họ chỉ bắt được các tín đồ và chức sắc, còn vị Giáo Chủ thì họ không tìm thấy. Theo tin tức cung cấp bởi chính những người đã đưa Huỳnh Giáo Chủ đi thoát, thì trong lúc bộ đội và công an lục soát văn phòng Phật Giáo Hòa Hảo, Huỳnh Giáo Chủ vẫn có mặt tại đó, nhưng không hiểu vì lý do nào mà họ không tìm ra được.
Sau cuộc biểu tình 8-9 ở Cần Thơ mà Hòa Hảo biểu dương lực lượng để ủng hộ chánh phủ, thì lại bị Việt Minh phao vu là “toan cướp chính quyền”, nên thẳng tay đàn áp, gây ra cuộc đổ máu cốt nhục tương tàn. Cuộc vây bắt ông Huỳnh Phú Sổ ngày 9-9 tại Saigon, ông này thoát khỏi, nhưng Lương Trọng Tường bị bắt. Mà Lương Trọng Tường là chỉ huy trưởng Đệ tứ Sư đoàn Dân quân. Trần Văn Giàu hạ lịnh giải tán Phật Giáo Hòa Hảo và tịch thâu khí giới. (*)
Gửi ý kiến của bạn