- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - NGUYỄN LONG THÀNH NAM
- PHẦN I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ
- PHẦN II: BỬU SƠN KỲ HƯƠNG
- PHẦN III: PHẬT GIÁO HÒA HẢO
- PHẦN IV: PHẬT GIÁO HÒA HẢO VÀ CÁCH MẠNG
- PHẦN V: SAU KHI ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ RA ĐI
- PHẦN VI: CÁC CHẾ ĐỘ VIỆT NAM ĐỐI VỚI PGHH
- PHỤ LỤC I
- PHỤ LỤC II
- 1- Vài Suy Nghĩ Về Phật Giáo Hòa Hảo, Kim Định
- 2- Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam, Phạm Công Thiện
- 3- Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta, Lý Khôi Việt
- 4- Cuộc Cách Mạng Của Đức Thầy, Phạm Nam Sách
- 5- Nhận Thức PGHH, Trần Nguyên Bình
- 6- PGHH Và VNDCXHĐ Trong Lịch Trình Đấu Tranh Của Dân Tộc Việt, Hà Thế Ruyệt
- 7- PGHH Như Một Vân Động Dân Tộc, PGHH Và Chủ Trương Chấn Hưng Xã Hội, Phạm Cao Dương
- 8- Việt Tình Và Việt Tính Trong Hành Động Và Tư Tưởng Huỳnh Giáo Chủ, Cao Thế Dung
- 9- Giáo Phái Miền Nam Qua Lăng Kính Xã Hội Học, Nguyễn Văn Trần
- 10- Sự Đóng Góp Của Huỳnh Giáo Chủ Và PGHH Vào Công Cuộc Cứu Nước Và Dựng Nước, Trịnh Đình Thắng
- 11- PGHH Và DXĐ Trong Dòng Lịch Sử Của Phật Giáo Và Dân Tộc Việt Nam, Trần Ngọc Ninh
- 12- Kỷ Niệm Và Cảm Tưởng Về PGHH, Lưu Trung Khảo
- 13- Vì Sao Tôi Gia Nhập Đạo PGHH, Donald Malien
Nghiên cứu lý do hình thành Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, người ta cho rằng vị Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đã nhận thấy tại Việt Nam cũng như tại các quốc gia Á Châu, vấn đề nông nghiệp và nông dân vẫn là vấn đề rộng lớn và quan trọng nhứt. Cách mạng xã hội theo đường lối dân chủ xã hội, để cải tiến đời sống khối đa số là nông dân và phát triển nông nghiệp là khu vực kinh tế quan trọng nhứt lúc đó của Việt Nam, sử dụng tyœ lệ nhân lực 80% của lực lượng sản xuất, lại là một cuộc cách mạng xã hội chủ hướng bởi tư tưởng Phật giáo, chẳng những là giải đáp cho vấn đề con người của nông dân, mà còn là giải đáp chính yếu then chốt cho toàn bộ vấn đề xã hội kinh tế của quốc gia nông nghiệp Á Châu.
Chủ trương này đương nhiên gây trở lực cho Cộng Sản, vì thu hẹp chân trời hoạt động của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong một xã hội mà nền kỹ nghệ còn ở giai đoạn phôi thai như Việt Nam, giai cấp vô sản thợ thuyền chỉ là một thành phần nhỏ. Theo thống kê năm 1933, tổng số thợ thuyền tại Đông Dương chỉ có 223.000 người gồm 180.000 thợ thuyền các xí nghiệp kỹ nghệ và 43.000 thợ thuyền các đồn điền cao su. (*)
Lực lượng vô sản thợ thuyền này quá yếu, không đủ khả năng đóng vai trò nòng cốt và tiền phong của cách mạng Mác-xít, cho nên đương nhiên Đông Dương Cộng Sản Đảng phải chuyển dịch địa bàn sang thành phần nông dân.
Vào năm đầu của thập niên 30, tổ chức Đông Dương Cộng Sản Đảng đã bắt mạch được tâm trạng nông dân và nguyện vọng giải thoát của họ, và đã tung vào khu vực nông thôn miền Nam một số cán bộ với luận điệu “giải phóng nông dân theo con đường Cộng Sản chủ nghĩa”. Nhưng luận điệu Mác-xít lại không thích ứng với tâm hồn lớp nông dân này. Tính chất “thuần lý” của chủ nghĩa Mác-xít tự nó và riêng nó không đủ để đáp ứng tâm lý và nguyện vọng người nông dân miền Nam Việt Nam. Bởi vì nó thiếu hẳn một chất liệu rất quan trọng, có thể gọi đó là chất liệu văn hóa, mà thực tính là chất liệu tín ngưỡng.
Nếu giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo đã đạt tác dụng ý thức và huy động được một khối quần chúng khoảng hai triệu nông dân để đưa họ vào cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội, thì đảng chánh trị Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng ra đời năm 1946 (21-9-1946) là một hình thức để định chế hóa các sinh hoạt cách mạng của tổ chức này, đồng thời cũng là một công thức phối hợp giữa khả năng hậu thuẫn của quần chúng Phật Giáo Hòa Hảo và khả năng lãnh đạo trên thượng tầng quốc gia của giới trí thức cách mạng Việt Nam