Lúc đó các tổ chức võ trang Phật Giáo Hòa Hảo đã chấm dứt hoạt động và giải tán, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm Chủ tình hình, đáng lẽ ông phải có chánh sách phủ dụ nhân tâm, nhưng ông đã làm ngược lại. Chủ trương bôi nhọ Phật Giáo Hòa Hảo lúc đó được các giới chức Phật Giáo Hòa Hảo phân tách là một đòn chánh trị của chánh phủ đang thừa thắng xông lên làm cho tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo phải mất hết thế lực, sau khi thế lực quân sự đã tan rã. Lựa lúc Phật Giáo Hòa Hảo đang ở thế yếu, chánh quyền Ngô Đình Diệm đánh cho gục luôn.
Tuy đã hiểu lý do bôi nhọ Phật Giáo Hòa Hảo là như thế, nhưng các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không thể có phản ứng nào khác hơn là phản ứng pháp lý, tức kiện tờ báo Tin Mới ra tòa về tội mạ lÿ.
Các giới Phật Giáo Hòa Hảo họp nhiều lần đề cử ông Mai Văn Dậu, với tư cách Đổng lý Văn phòng của Huỳnh Giáo Chủ, hành động nhơn danh Giáo Chủ và tín đồ, đứng nguyên đơn kiện báo Tin Mới. Mọi chi phí về vụ kiện, các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tình nguyện đóng góp, chỉ cần mỗi người một đồng bạc, là đã có một số tiền khá lớn. Đối với người Phật Giáo Hòa Hảo, danh dự Đức Thầy và của tôn giáo là điều thiêng liêng mà trong quá khứ họ đã sẵn sàng chết để Bảo vệ, thì bây giờ không một ai tiếc tiền trong vụ kiện này.
Khi vụ kiện ra trước tòa Sơ Thẩm, phía bên nguyên cáo là luật sư Mai Văn Dậu bị tòa xử thất kiện. Mặc dù ý đồ bằng cớ mạ lÿ đã rành rành trên mấy chục trang báo Tin Mới, nhưng tòa vẫn xử nguyên cáo thất kiện. Đó là thái độ rõ ràng của chế độ sai khiến luôn cả giới tư pháp hành xử công lý để làm lợi cho chánh quyền.
Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không nhịn thua, và quyết định kháng cáo lên tòa trên, tòa thượng thẩm Saigon.
Ngay lúc này, chánh quyền không che dấu Chủ trương đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo, ông Ngô Đình Nhu, cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm, bất chấp thủ tục và dư luận đã đích thân mời ba vị nhân sĩ Phật Giáo Hòa Hảo đến văn phòng để hăm dọa, tuy dùng lời lẽ khéo léo. Đức ông Huỳnh Công Bộ thân sinh Huỳnh Giáo Chủ, Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ, Thiếu tướng Lâm Thành Nguyên được nghe ông cố vấn Ngô Đình Nhu cảnh cáo rằng: “Tôi khuyên quý vị đừng dính líu vào vụ kiện này”. Đây là một hành động hiếm có trong một thể chế dân Chủ. Chỉ có những nhà độc tài ỷ vào cái thế lực của quyền hành cai trị mới dám coi thường người khác như thế.
Vụ kiện tiếp tục và khi lên tòa thượng thẩm Saigon, ông Chánh án Lý Bình Huê ngồi xử, đã bác bỏ Bản án của tòa sơ thẩm, và tuyên bố phía nguyên cáo thắng kiện. Bản án phải đăng trên ba tờ báo, và bên Phật Giáo Hòa Hảo chỉ đòi bồi thường danh dự tượng trưng một đồng bạc.
Luật sư Hoàng Cơ Thụy đại diện cho bên Phật Giáo Hòa Hảo, với sự cố vấn của luật sư Vương Quang Nhường.
Sau khi vụ kiện kết thúc, ông Hoàng Phố, Chủ tịch Hội Ký giả mở một tiệc khoản đãi các đại diện Phật Giáo Hòa Hảo để mừng thắng lợi và cũng để nói lên sự xin lỗi của báo chí về hành động sai trái của một đồng nghiệp.
Vụ kiện này xảy ra trong lúc thế lực của chế độ Ngô Đình Diệm đang phát triển mạnh mẽ, cho thấy rằng, thêm một lần nữa, quần chúng nông thôn ở vị trí thất thế, mặc tình cho giới có quyền lực, kể cả quyền lực cai trị và quyền lực ngôn luận (báo chí là quyền thứ tư trong thể chế dân Chủ) muốn tác oai tác phước thế nào cũng được. Rõ ràng là ở thời kỳ đó, chánh phủ đã mua chuộc và áp đaœo được quyền ngôn luận. Điều đáng buồn là nhiều tờ báo lúc đó đã a-dua và xu nịnh chánh quyền. Những người có lương tri, nếu có dịp đọc lại báo chí thời kỳ 1956-1957, hẳn cũng phải đau lòng trước tình trạng suy đồi tinh thần của một số báo chí, thay vì phải làm sứ mạng Bảo vệ cho thành phần thất thế, lại xu nịnh chánh quyền để đàn áp thêm.
Tuy nhiên, vụ kiện này cũng chứng minh rằng những điều xấu xa gán cho Phật Giáo Hòa Hảo, mà vụ báo Tin Mới chỉ là một, phần nhiều là vu cáo có ác ý, hay hiểu lầm. Khi công lý bị sai khiến, kẻ bị vu oan vẫn bị kết tội, kẻ vu cáo được vinh danh. Ngược lại, khi còn một chút công lý, thì người ta mới thấy được cái oan tình mà Phật Giáo Hòa Hảo đã gánh chịu trong suốt diễn trình lịch sử, qua nhiều chế độ từ Cộng Sản đến Đệ nhứt Cộng Hòa.
Gửi ý kiến của bạn