7- Ông Đạo Lãnh (Giữa thế kỷ 19).

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 37787)
 7- Ông Đạo Lãnh (Giữa thế kỷ 19).
A. Gốc tích

Trong cuộc dẹp loạn Chân-Lạp của ông Quản Thành (1) (tức về sau là Đức Cố Quản) dưới triều vua
---------------------
1.Ông Quản-Thành là một chiến-sĩ cách mạng Cần- vương đã kháng Pháp quyết-liệt vào hậu bán thế kỷ 19
---------------------
Thiệu-Trị, Đức Cố Quản có một thuộc tướng rất tài-ba và lạ-lùng, làm người Chân-Lạp phải lắm phen kinh sợ; thuộc tướng ấy là ông Hai Lãnh (và bây giờ người ta gọi là ông Đạo Lãnh).

Ông Hai Lãnh gốc người Việt-Nam (1); không rõ họ gì. Ông còn có một tên nữa là cậu hai Gò-Sặt. Hai Lãnh võ-nghệ rất cao, có thuật gồng, thông bùa thư và thông nho học.

Khoảng năm Tân-Sửu (1841), Hai Lãnh gặp ông Quản-Thành tại An-Giang (Châu-Đốc) và xin tùng quân. Từ đó, ông và ông Quản-Thành là đôi bạn chí thân, thường gần-gũi bên nhau để đàm văn, luận võ.

B. Khả năng

Năm Quí-Mão (1843), ông Quản-Thành mang binh đi dẹp quân phiếu-loạn Châu-Lạp ở miền Thất-Sơn. Tại trận Láng-Cháy, ông Hai-Lãnh giúp ông Quản-Thành thành công rực-rỡ là ông đã dùng tiếng Cao-Miên để giảng-dụ hai tướng giặc lợi hại là bướm và Vôi về hàng.

Cũng trong năm ấy, ông Hai Lãnh cầm quân
---------------------
Muốn biết rõ xin xem cuốn Cuộc khởi-nghĩa Bảy-Thưa TÂN-SANH xuất bản hay xem bài Trần-Văn-Thành của Nguyễn-Văn-Hầu đăng trên Bách-khoa số 64 ngày 1-9-59.

1.Có người nói ông Hai-lãnh là người cha Việt mẹ Miên, không rõ thuyết nào đúng hơn.
---------------------
dẹp loạn Phủ Kép (1) ở Giang-Thành, ông bắt sống được nhiều tướng giặc bằng cách đi tay không một mình vào trận, không sợ gươm đao. Ông bắt giặc và trói giặc bằng một vài miếng đấm, đá xem ra như bỡn, nhưng quân giặc phải chịu thúc thủ quy hàng.

Có khi lương-thực tiếp-tế thiếu-thốn, ông đang đi dọc đường, đói lả, thấy bên trong Sóc Thổ có người nấu bánh tét trong trã to đang sôi sụt gần chín, ông ghé lại, mò tay vào trã nước sôi để lấy bánh, thế mà không chút phỏng da. Người Thổ tưởng ông là thần, gọi là Tà Lãnh.

Tuy vậy, có một bận ông đi đánh giặc bị thua lạc đường, tưởng chừng mất tích, đã gây cho người thân của ông một cản tang-tóc đau thương. Chuyện ấy hơi dài, sẽ kể ở sau.

C. Bị giặc bắt

Một ngày vào khoảng năm Ất-Tị (1845), ông Hai Lãnh (2) thừa lịnh ông Quản-Thành dẫu một tốp bính đi tuần-sát ở mạn biên-thùy Miên-Việt.

Để nhẹ bớt sự băng rừng lướt bụi, tốp binh nầy được dùng thuyền đua theo đường kinh Vĩnh-
---------------------
1.Giặc nầy nổi lên trước tiên ở Kép (Kampot) rồi lần lần lấn ra nhiều nơi, cùng chung một khẩu hiệu tranh đấu và cùng chịu một mạng lệnh chỉ-huy.
2.Vì không tìm được đích-xác phẩm-trật của ông Hai Lãnh là gì nên chỉ xin chép nguyên danh.
---------------------
Tế đến đuôi làng Vĩnh-Ngươn. Khi lên bộ đi được một quảng đường, thình-lình bị một toán người Cao-Miên rất đông ồ ra tập-kích. Bởi vùng nầy đã được an-ổn từ nên quân Việt không có ý đề-phòng. Bị đánh bất-ngờ, binh sĩ mất tinh-thần, lớp chết, lớp bỏ chạy tan vỡ hết. Riêng ông Hai Lãnh còn kẹt lại một mình, ra sức đánh chém tứ tung, nhưng quân Cao-Miên càng lúc càng đông, làm sao ông không sao thoát khỏi vòng vây được.

Cầm sự suốt buổi chiều hôm ấy, ông Hai nhờ giỏi võ-nghệ, lại có thuật gồng nên mới khỏi bị hại, nhưng cũng không thể kềm hãm được nào đói, nào mệt. Thừa lúc nhá-nhem tối, ông chuyển hết sức mạnh đánh quyết về một chỗ rồi vẹt đường mà chạy ra.

Màn đêm buông phủ. Tiếng la ó rền vang của quân Cao Miên lùng kiếm ông Hai dội vào mấy khu rừng già rồi tan ra thành một thứ âm thanh kinh khủng. Ông Hai Lãnh một mình thất thiểu chạy đi.

Sáng ra, ông thấy mình bị lạc rất xa-vào lĩnh-vực Cao-Miên, không thể nào theo đường cũ mà trở về được, nên ông giả dạng thường nhân, vào xóm xin ăn rồi lang-thang đi mãi (1).
---------------------
1.Nhiều người nói ông Hai Lãnh sở-dĩ có tên « Cậu hai Gò-Sặt » là do trận chạy lạc nầy ông lên tận Gò-Sặt (Pursat : sử cũ chép là Phú-Túc) ở đó một thời-gian khá lâu. Song cũng có người lại nói ông Hai từ nhỏ đã lên Gò-Sặt. Không rõ thuyết nào đúng ?
---------------------
Tốp binh chạy thoát được về đến An-Giang báo cho ông Quản-Thành hay thì trời đã sáng.

Ông Quản-Thành hỏa-tốc điểm binh kéo vào cứu viện. Nhưng đến nơi, quân dân Cao-Miên đã tan mất tự bao giờ, còn ông Hai Lãnh tìm kiếm khắp nơi không thấy. Quản-Thành cho lịnh cấm trại ở đó để dò nghe tin-tức. Song thất-vọng. Vài hôm sau, ông buồn rầu kéo binh trở về.

Bà Hai (vợ ông Hai Lãnh), sau khi hay được tin nầy, bà cùng với người con gái dẫn nhau lên tận Cao-Miên tìm kiếm ông Hai. Ngót mấy tháng vượt rừng lội suối mà tuyệt nhiên không thấy tăm hơi, bà nghĩ ông Hai đã chết, nên sau rối, bà trở về núi Phi-Lai (núi Doi), ở đó chờ đợi lâu nữa rồi tự thiêu mình mà chết.

Ngày nay, những lúc đêm thâu canh vắng, khách thập phương vãn cảnh nơi vùng Thất-Sơn, thỉnh-thoảng còn nghe trong các chùa, am, miếu, quán, hoặc dưới những túp lều tranh lụp-xụp lưa-thưa văng-vẳng đưa ra những câu vè thơ êm-ái như ru :

… Bà Hai am-tự thâm tình
Hỏa thiêu thân thể, ấn hình Phi-Lai…

khách sẽ ngậm-ngùi mà nhớ ngay rằng đồng-hào miền sơn-cước xa-xôi nầy vẫn còn ghi mãi cái chết đau-đớn của bà Hai.

D. Quy y và chứng quả

Nhưng ông Hai lại trở về.

Từ khi chạy lạc lên đất Cao-Miên, ông Hai Lãnh phải sống vất-vả với chuỗi ngày đe-dọa, lầm-than. Sau ông chạy lên tận Gò-Sặt (Pursat) nương-náu với vài người bạn quen ở đây cho đến tháng chạp năm Bính-Ngọ (1846), khi vua Cao-Miên dâng biểu tạ tội với nước ta, ông mới được sồng tự-do và lần hội dò đường về nước.

Lúc nầy giặc-giả đã yên, lại gặp cảnh vợ con tan-tác, ông Hai cảm thấy lòng mình buồn nản vô cùng, ông quyết xin với ông Quản-Thành cho được về thong-thả tìm nơi dưỡng tính tu tâm, mặc dầu ông Quản-Thành tỏ ra không đành rời ông một phút.

Sau đó, ông Quản-Thành quy y với Đức Phật Thầy Tây An và được tôn xưng là Đức Cố Quản; còn ông Hai Lãnh cũng trở thành đồ đệ của Đức Phật Thầy với-danh hiệu là ông Đạo Lãnh. Hai vị thường có cơ hội gặp nhau ở núi Sam, trước mặt Phật Thầy Tây An, cho đến năm Bính-Thìn (1856) trở đi, nghĩa là sau ngày Phật Thầy Tây-An tịch-diệt, thì không còn ai gặp ông Hai Lãnh ở đâu nữa. Người ta bảo nhau rằng ông đã được chứng quả trên non Tiên.

Giờ đây, đọc lại ít vần thơ cũ của ông Hai, Trình trong bài thập thủ liên hườn ta sẽ hiểu qua trích-thái lẫn tâm-hôn ông trong những ngày chót ở chốn núi sâu rừng thẳm.

Thấy những phiền cho cuộc ở đời,
Xa tầm non nước một phương trời.
Hoa tươi trước mặt thơm-tho nực,
Thú dữ bên mình nhả-nhớn chơi,
Nghiêng chén hải lan vui chốn chốn,
Cụm cây trăng sở dạo nơi nơi.
Quên năm Giáp-Tí năm nào cả,
Luyện thuốc linh-đơn tế-độ người.
Độ người thẳng tới cõi thiên-thai,
Chẳng nhuộm màu đời có mấy ai ?
Giày cỏ đến lui trời đất rộng,
Áo sen xài-xạc núi sông dài.
Cảnh vui & hiệp son dồi phấn,
Thú lạ tình ưa đá chẳng phai.
Nghiêng ngửa cội tùng nghe tiếng gió,
Dọc ngang mặt thích thế không hay,
Thế không hay có bậc người lành,
Trên dảnh mình ngâm chữ thái-bình,
Một tấm lòng nhân mây sắc trắng,
Trăm đường tục lợi nước màn xanh,
Dạy đời hằng giữ câu vi thiện,
Tưởng đạo vui theo dạ chí thành,
Cửa Phật trau-giồi công đức lớn,
Ngâm tầm mùi đạo rất tinh-minh.

Cũng có người nói rằng mấy bài nầy là do Đức Phật Thầy đọc cho ông Đạo Lãnh chép lại - Điển nầy chưa có gì để kiểm chứng được (1).
---------------------
1.Chưa biết chắc được Ông Đạo lãnh có phải là : trong 12 đại Đệ Tử Đức Phật Thầy không. Cho nên theo sự dẻ dặt thường lệ, chúng tôi xin đặt tiết nầy ở phần cuối chương.
---------------------
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn