2- Chánh sách " tàm thực" đã áp dụng thời ấy như thế nào ?

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 43972)
 2- Chánh sách " tàm thực" đã áp dụng thời ấy như thế nào ?

Trong khi chúa Nguyễn lo bành trướng thế lực vào Nam thì ở Bắc hà , chúa Trịnh vì cánh sách tham tàn nên phải bị hãm vào một tình trạng bế tắc : các tầng lớp dân chúng trong xã hội từ bần nông , thương nhân đến sĩ phu đều bất bình , hoặc theo các tôn thất nhà Lê . ( Lê Duy Chúc , Lê Duy Quý , Lê Duy Mật ) hoặc nổi lên dấy nghĩa hô hào diệt Trịnh phù Lê , như Nguyễn Cữ ở Hải Dương ( 1739 ) , Vũ Đình Dung ở Sơn Nam, Nguyễn Danh Phương ( Quận Hẻo ) ở Tuyên Quang (1740 – 1750 ), Nguyễn Hữu Cầu ( Quận He ) ở ven bể Đồ Sơn ( 1743 – 1751 ) v . v …

Năm Giáp Tý ( 1744 ) , Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Khoát ( 1738 – 1765 ) thấy thế lực miền Nam đã có cơ vững chắc , ( chiến thêm đất Long Hồ Vĩnh Long 1731 ) , và trong vòng 8 năm sau , Long Xuyên ( miền Cà Mau ) , Kiêng Giang ( Rạch Giá ) , Trấn Giang ( miền Cần Thơ ) và Trấn Di ( miền Bạc Liêu , Bãi Xàu ) , lại thấy sự suy bại của chúa Trịnh miền Bắc mỗi ngày một trầm trọng , nên sau sáu năm trị vì, chúa bèn xưng vương , lấy hiệu Vũ Vương , rồi phong vương cho các vị tiền bối của chúa là :

1- Nguyễn Hoàng Thái Tổ Gia Dũ ( chúa Tiên 1558 – 1613 ) .

2- Nguyễn Phúc Nguyên , Hy Tông Hiếu Văn ( Chúa sãi 1613 – 1635 ) .

3- Nguyễn Phúc Lan , Thần Tông Hiếu Chiêu ( Chúa Thượng 1636 -1648 )

4- Nguyễn Phúc tần , Thái Tông , Hiếu Triết ( Chúa Hiền 1648 – 1687 ).

5- Nguyễn Phúc Trăn , Anh Tông Hiếu Nghĩa ( Chúa Nguyễn Nghĩa ( 1687 – 1691 ) .

6- Nguyễn Phúc Chu , Hiển Tông Hiếu Minh Quốc Chúa ( ( 1691 – 1725 ) .

7-Nguyễn Phúc Chú , Túc Tông Hiếu Ninh ( Định Quốc Công 1725 – 1738 ) .

Với chí làm việc lớn , ngài sắp đặt phẩm trật cho các quan văn võ . Quan chia ra làm 6 bộ , bộ về văn học gọi là Hàn Lâm . Đạo về vệ binh thì đặt làm Võ Lâm .

Nước chia ra làm 12 dinh :

1- Chính dinh ( Phú Xuân ) .

2- Cựu dinh ( ( Ái Tử ) .

3- Quảng Bình dinh .

4- Vũ Xá dinh .

5- Bố Chính dinh .

6- Quảng Nam dinh .

7- Phú Yên dinh .

8- Bình Khang dinh .

9- Bình Thuận dinh .

10- Trấn Biên dinh

11- Phiên Trấn dinh .

12- Long Hồ dinh .

( Dinh 7, 8 , 9 đất thu được của nước Chiêm Thành – dinh 10 , 11, 12 đất thu được của Chân lạp ) .

Dinh nào cũng đặt quan trấn thủ cai trị , duy có đất Hà Tiên thì đặt làm trấn do Mạc Thiên Tích làm quan đô đốc cai trị như trước .

Lu1c nầy vua Chân Lạp là Mặc Ông Tha ( Sothea ) nhờ Vũ Vương ủm hộ mà được làm vua ở La Bích ( Lovek ) ( 1736 – 1748 ) nhưng sau đó , Nặc Ông Thâm

( Thomea ) chú của Tha , thua chạy trốn sang Xiêm từ năm 1715 lại trở về đánh đuổi Nặc Ông Tha và cướp lấy ngôi ( 1748 ) . Song chẳng bao lâu Thâm mất .

Mấy người con của Thâm tranh ngôi nổi loạn , có người sang cầu cứu với nước ta , Vũ Vương sai Nguyễn Hữu Doãn làm Thống suất , đem binh đánh dẹp và lập Nặc Ông Tha làm vua trở lại . Được vài tháng , Tha bị con của Thâm là Nặc Ông Nguyện

( Ang – nguôn ) viện binh Xiêm về đánh ( 1750 ) . Tha bị thua , phải bỏ chạy sang Gia Định , cầu cứu với nước ta , nhưng việc chưa thành thì Tha đã chết ở đấy .

Nặc Nguyên từ khi tranh được ngôi vua thường hay đem binh lấn hiếp người Côn – Man là tàn tích dân Chiêm Thành , sang trú ngụ ở Chân Lạp từ năm 1693 , Mặt Bắc lại thông sứ với chúa Trịnh Doanh ( 1740 – 1767 ) để lập mưu đánh Vũ Vương mà dành lại đất Thủy Chân Lạp .

Chúa Nguyễn biết tình thế ấy , nên mùa đông năm Quý Dậu ( 1753 ) sai ông Thiện Chính ( khuyết tên ) làm Thống suất , và ông Nguyễn Cư Trinh làm Tham mưu, điều khiển tướng sĩ năm dinh (5) đánh Nặc Nguyên . Quân tiến đến Ngưu Chữ ( Bến Nghé ) , lập dinh trại , kén sĩ tốt , trừ bị rất nhiều để làm kế khai cương thác địa .

Đến mùa hạ năm Giáp Tuất ( 1754 ) ông Thiện Chính và ông Cư Trinh chia quân tiến lên . Quân ta trẩy đến đâu , giặc đều quy phục ; đi qua đất Tần Lê ( ? ) , ra đến sông Lớn ( có lẽ là sông Vàm Cỏ ) cùng hội quân với ông Thiện Chính ở đồn Lò Yêm ( ? ) . Từ đó nhất tề tiến binh . Những phủ Lôi Lạp ( Soi Rạp : Gò Công ) , Tầm Bôn ( Tân An ) , Cầu Nam ( Ba Nam ) , Nam Vinh đều hàng cả . Quân ta chiên phục được người Côn Man theo về rất đông để làm thanh thế .

Nặc Nguyên bị mất cả thành trì phải chạy trốn với một ít tân binh xuống vùng Thất Sơn , nhưng sau sợ họ Mạc và binh triều biết tin đánh úp hai mặt , lại bỏ chạy đến gần Vĩnh Long ; gặp mùa nước nổi , quân ta phải ngưng đánh đuổi .

Mùa xuân năm Ất Hợi ( 1755 ) , ông Thiện Chính từ Nam Vinh rút quân về đồn Mỹ Tho , dẫn theo hơn một vạn người Côn Man mới chiêu phục . Khi đi đến đất Vô Tà Ân ( vùng Đồng Tháp Mười ) , bị quân của Nặc Nguyên bất thình lình ồ ra đánh úp , chận bắt lại người Côn Man . Quân của ông Thiện Chính đi hậu bị mắc bụi rậm , vũng lầy , không tiếp viện kịp . Ông Cư Trinh mới đem binh của ông đến cứu được lối năm ngàn người , vừa trai vừa gái rồi đem về trú ở núi Bà Đinh ( bây giờ là núi Bà Đen , Tây Ninh ) .

Triều đình bắt tội ông Thiện Chính về việc để thất cơ binh và mất dân mới về hàng , giáng ông từ chức Thống suất xuống làm Cai đội , cho ông Trương Phúc Du vào thay thế .

Trương Phúc Du hiệp cùng Nguyễn Cư Trinh , cho người Côn Man đi tiền phong đến đánh hai phủ Cầu Nam và Nam Vinh .

Nặc Nguyên trận nầy thua to , binh tướng tan rã hết , cùng đường phải chạy sang Hà Tiên , khẩn thiết yêu cầu Mạc Thiên Tích nhờ xin hộ với Chúa Nguyễn , dâng đất hai phủ Tầm Bôn , Lôi Lạp để chuộc tội và bổ vào lệ triều cống đã bỏ ba năm về trước , cùng để xin cho trở về nước làm vua lại .

Vũ Vương không cho , vì giận Nặc Nguyên đã nhiều lần phản trắc . Ông Nguyễn Cư Trinh thấy vậy dâng sớ tâu rằng .

“ Từ xưa , sở dĩ dùng đến binh , chẳng qua là muốn giết đứa cừ khôi , mở mang bờ cõi mà thôi . Nay Nặc Nguyên đã hối quá , biết nộp đất , hiến của . Nếu không cho nó hàng , thì nó chạy trốn ; mà từ Gia Định đến La Bích , đường xá xa xôi , không tiện đuổi đánh . Vậy muốn mở mang bờ cõi , chi bằng hãy lấy hai phủ ấy , giữ chặt phía sau cho hai dinh ( Phiên Trấn và Trấn Biên ) . Năm xưa , đi mở phủ Gia Định , trước phải mở phủ Hưng Phúc ( Biên Hòa ) , rồi mở đến phủ Lộc Dã ( Đồng Nai ) , để quân dân đoàn tụ , rồi sau mới mở đất Sài Côn. Đó là cái kế “ tằm ăn dâu” đó .

“ Nay từ Hưng Phúc đến sài Côn đường đi chỉ hai ngày , mà dân cư còn chưa yên tập quân giữ cũng có đứa chưa khỏe ; phương chí từ sài Côn đến Tầm Bôn , đường đi trong vòng sáu ngày , thì binh trụ phòng , thực sự chưa đủ .

“ Thần thấy người Côn Man đánh đường bộ rất tài , quân Chân lạp cũng đã chột dạ . Nếu cho người Côn Man ở đấy , sai nó ngăn chống , cũng là kế hay . Vậy nên xin cho nước Châp Lạp chuộc tội , lấy hai phủ ấy , cho thần xem xét tình thế , đặt lũy đóng quân , cấp điền sản cho quân dân , chia địa giới , lấy châu Định Viễn để thâu cả toàn bức” .

Vũ Vương thấy lời tâu hữu lý nên thuận theo nhận lấy hai phủ ( 1756 ) và cho Nặc Nguyên về nước .

Từ đây , với kế hoạch “ Tàm thực” , ông Nguyễn Cư Trinh cho người Côn Man mở đất làm ruộng và người Việt lần lần tan ra nhiều nơi . Hồi nầy , hầu hết đất Thủy Chân Lạp đã rải rát có dấu chân người Việt , duy còn có đất Tầm Phong Long , vì có vị trí then chốt của Thất Sơn , dân ta chưa tiến lên được .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn