4- Ông Nguyễn Văn Xuyến ( 1834 - 1914 ).

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 37789)
 4- Ông Nguyễn Văn Xuyến ( 1834 - 1914 ).
A. Thân thế

Ông Nguyễn-văn-Xuyến sanh năm Giáp-Ngọ (1834), nhằm đời Minh-Mạng thứ 15. Bởi ông được liệt vào hàng đại đệ-tử của Đức Phật-Thầy Tây-An, cho nên người đời quen gọi là ông Đạo Xuyến.
Tường ông trung người, mặt thỏn tóc thường cạo vanh chung quanh rồi búi ở giữa, nên ông luôn luôn bịt một chiếc khăn chín-chỉ phủ kín từ đầu xuống chí mép tai ông thường mặc đồ vải dà, thỉnh-thoảng cũng có đi giày hàm-ếch đen. Thích hút thuốc điếu, và mỗi khi có tân-khách vui-vầy. Ông cũng có dùng một đôi nhắm rượu.
Ông có hai đời vợ. Vợ trước ở Cái-Vừng (Phú-Thuận, Châu-Đốc) là bà Phạm-Thị, sanh được sáu người con: Nguyễn-thị-Đinh, Nguyễn-văn-Tồn, Nguyễn-văn-Giáp, Nguyễn-thị-Nhàn- Nguyễn-thị-Nhựt và Nguyễn-văn-Tờn.

Khi vợ trước mất, ông cưới bà vợ sau tên là Thị-Khoảnh, ở làng Bình-Long (Châu-Đốc) chỉ sanh được có một gái là Nguyễn-thị-Nhờ. Hiện nay miêu- duệ của ông còn thấy có một người cháu ngoại là Nguyễn-văn-Điệu (con của bà hại Đinh), ở chùa Châu-Long-Thới (Bình-Long), năm nay 72 tuổi.

Quê ông ở Ba-Giác (Quận Mỏ-Cảy, tỉnh Bến-Tre). Vì bồ-côi cha từ khi còn nhỏ cho nên ông và người em là Nguyễn-văn-Thới (1) phải nhờ sự làm-lụng hết sức vất-vả của mẹ mới nuôi được đến lớn khôn. Ông có học chữ nho và lúc đến cất chùa ở Bình-Long, người ta thấy ông biết làm thuốc Bắc.

B. Buổi thiếu thời

Năm 1817, nhân có vụ tàu Pháp bắn phá
-------------
1.Xin đừng lầm với ông Ba Thới.
-------------
cửa Đà-Nẳng, triều-đình lo sợ, chuẩn-bị quân-sĩ để chống lại. Lúc ấy ở các tỉnh phía Đông Nam-Kỳ, dân tráng cũng bị buộc nhập ngũ tòng quân để phòng-ngự thành Gia-Định, làm cho dân-chúng xôn-xao, nhiều người ở miệt Định-Tường và Bến-Tre cũng mà bỏ nhà dời đi xứ khác.

Thân mẫu của ông thấy vậy rất lo sợ sẽ có sự loạn-lạc xảy ra, hơn nữa, tuổi ông lúc bấy giờ cũng được lối mười ba mười bốn, thì không còn mấy năm nữa sẽ phải tòng quân, cho nên bà rời bỏ Ba-Giác, đem con thẳng lên Trà-Đư (Quận Hồng-Ngự, tỉnh Châu-Đốc) là quê-quán của Bà mà tá-túc với một người em ruột. Nơi đây, ông theo người cậu để làm ăn, kiếm tiền độ-nhựt.

Có một hôm ông cùng với cậu bơi xuồng đi đồng. Chẳng rõ ông làm phật ý người cậu thế nào mà ông bị cậu đánh và đuổi lên bờ. Không trở về nhà, ông quá-giang thuyển của một người khách thương, đỗ ra vàm Hồng-Ngự rồi thẳng xuống Đốc-Vàng Hạ (thuộc làng Tân-Phú, tỉnh Long-Xuyên), vào làm con nuôi cho một bà già kia, không con cái.

Ở đây một thời-gian, gặp mùa lúa chín, ông đi coi chim gần chùa Đốc-Vàng Hạ. Nhân thường tới nghỉ trưa trong chùa, nên vị Hòa-Thượng ở chùa nầy được dịp thấy ông diện mạo khôi-ngô, và hỏi thăm lai-lịch. Sau khi biết rõ, vị Hòa-Thượng thân hành đến xin với bà già nuôi ông, cho ông được về ở chùa.

Từ đây, ông bắt đầu tu-niệm và học-hành kinh luật của nhà thiền. Bởi ông tánh tình hiền-hậu lễ-phép, nên được vị Hòa-Thượng rất thương yêu tín cậy.

Qua một thời-gian lối hai năm thì vị Hòa-Thượng chùa Đốc-Vàng Hạ tịch. Trước khi tịch, vị Hòa-Thượng kêu ông đến mà bảo:

         -Thầy sắp lên giàn hỏa mà diệt-độ, vậy trong đống tro tàn ấy, Thầy để lại cho con một lóng tay cái, con khá lấy mà làm phép hộ thân.

Quả thật, khi vị Hòa-Thượng ấy thiêu mình xong, ông vào tìm được lóng tay như lời dặn. ông bèn may đãy mà đeo luôn vào mình, rồi từ ấy bắt đầu vân-du lên vùng Thất-Sơn, luyện phép và tầm sư học đạo thêm; nhân thế, ông mới có dịp quy-y với Đức Phật-Thầy.

C. Trên đường Đạo-Pháp

Năm Canh-tuất (1850), sau khi lặn-lội lên vùng Thất-Sơn, ông trở về núi sam, quy-y với Đức Phật-Thầy, lúc ấy ông vừa đúng 17 tuổi.

Khác hơn các vị đại đệ-tử khác của Đức Phật-Thầy. ông không có ở trại ruộng nào và cũng không ở thường trực tại chùa Tây-An núi Sam, ông được Đức Phật-Thầy dạy đóng một chiếc xuồng nhỏ rồi chạy buồm mà đi, mỗi khi thuyền đến đâu hết gió là ghé vào truyền đạo. Do đó mà từ miệt Bà-Rịa trở xuống miền dưới, đâu đâu cũng có vết chân của ông.

Theo lời thuật của ông Nguyễn-văn-Điệu thì trong lúc giáo đạo ở miền dưới, một hôm, nhân trời tối, ông ghé vào nhà nọ để nghỉ nhờ một đêm. Người trong nhà sai khi niềm-nỡ hỏi chào xong, bỗng quỳ phục xuống đất lạy ông rồi thú nhận rằng mình không phải là chủ nhà, mà thật ra là ma quỉ, vì phá-phách lộng hành quá nên chủ nhà không ở được, phải bỏ mà đi, nay thấy ông đến, xem rõ là bậc cái thế siêu-phàm nên đồng xin quy-phục. ông lấy lời đạo-đức vỗ-về và bảo bọn yêu quái ấy từ nay nên quày đầi tu-niệm, không được phá rối người đời nữa. Bọn quỷ ấy râm-rấp vâng lời.

Sáng ra, ông kiếm người để nhắn cho chủ nhà hay mà trở về, song chủ nhà không tin, sợ lầm mưu yêu quái. Túng thế, ông phải tìm đến tận mặt họ để nói rõ đầu đuôi rồi dẫn trờ về nhà.

Muốn cho được chắc-chắn từ nay yêu quái không còn có nữa, chủ nhà yêu-cầu ông ếm đối cúng-kiếng và lưu lại đó ít lâu làm tin. Ông bèn cho dọn lể - vật ra làm tiệc khao, rồi kêu lên mà bảo:

              -Nếu bọn yêu quái chúng bây bằng lòng đi khỏi nhà này thì hãy nhậm lễ làm tin thử nào !

Ông nói vừa dứt tiếng, tất cả đũa trên bàn đều rung động và gom vào chén, tỏ ý vâng lời. Từ ấy nhà nầy êm tịnh và dân làng theo về tu-niệm rất đông.

Cứ như thế, ông đem pháp-thuật để cứu đời và giáo đạo, lâu lâu lại trở về núi Sam để thăm viếng và học hỏi thêm với Đức Phật-Thầy, rồi lên Thất-Sơn để luyện thêm bí-pháp.

Theo lời nhiều bậc phụ-lão kể lại thì ông thường dùng cây dâu đẽo thành nhiều hình nhơn nho-nhỏ rồi để và ruột ngựa, mang lên núi để luyện phép. Đến nơi, ông vùi những hình nhơn ấy xuống đất, đoạn ngồi luyện, mãi đến khi được thiêng, những hình ấy tự mình dưới đất chui lên, đi chạy trên mặt đất ông mới thôi. Trong lúc ngồi luyện, nhiều khi có rắn rít cọp beo đến gầm thét bao vây, nhưng ông vẫn điềm nhiên không hề ghê sợ.

Ngoài những việc huyền-diệu kể trên, ông còn có nhiều phép lạ như đi trên cầu bằng sậy ngang mương mà không gãy, bắt hổ báo để cỡi đi trong núi làm vật đỡ chơn mà hổ phải cúi đầu v.v… không thể kể hết.

D. Đến Bình-Long

Thấy ông đi đây đó và lên non luyện phép mãi, Đức Phật-Thầy một lần nọ bảo ông:

              -Ông muốn tu thành Phật không được đâu. Hãy lo cho quốc-vương thủy thổ đã !

Lĩnh-hội được ý của Thầy, ông đến Cái-Vừng cưới em ruột của ông Phạm-văn-Công – là người có quen thân từ hồi đi truyền đạo ở Bà-Rịa - về làm vợ, và về sau, ông theo chỗ đã chỉ của Đức Phật-Thầy mà dựng lên tại làng Bình-Long một ngôi chùa để mở cơ hóa-độ quần sinh (1). Tại đây, bịnh nhơn đến rất nhiều, làm cho ông có dịp giúp đời và phổ truyền cái tư-tưởng học Phật tu nhân mà Đức Phật-Thầy vẫn luôn luôn nhắc-nhở.

Ông tuy dựng chùa Châu-Long-Thới nhưng thường lên xuống và ở chùa Đốc-Vàng H ạ nhiều hơn. Vì theo ông, nơi đây là dấu cũ. Bởi vậy khi ông tịch rồi, bà vợ sau của ông - Thị-Khoảnh - vẫn còn giữ-gìn ngôi chùa nơi Đốc-Vàng Hạ cho đến khi bà mất.

Ông cứu binh giúp đời đến năm 81 tuổi thì tịch. Trước khi tịch, có cô gái thứ hai (Nguyễn thị Đinh) và người rễ đến thăm, ông vui-vẻ nói:

              -May-mắn quá ! các con hôm nay đến đây là một dịp để cho Thầy (2) được thấy mặt !

Thế rồi chiều lại, ông cùng ăn thịt heo rừng và vui-vẻ trò chuyện với các con trong nhà Cả Tồn (con thứ ba của ông) ở cạnh chùa Châu-Long Thới (lúc đó ông vẫn còn mạnh-khỏe như thường). Đến khuya, ông phát lên khò-khè rồi nằm êm cho đến 5 giờ sáng (3) thì tịch. Hôm ấy nhằm ngày mùng 4 tháng 8 năm Giáp-Dần (1914). Các đệ-tử

-------------
1.Khi Ông cất chùa tại Bình-Long thì bà vợ trước - Phạm Thị - đã tịch rồi.
2.Các con Ông đều kêu Ông bằng Thầy như người đường ngoài.
3.Tại linh vị của Ông ở chùa Bình-Long thì để là Ngọ thời mạng chung, song thật ra là Dần thời (5 giờ sáng) mới đúng.
-------------
hay tin đều đau-đớn vô cùng, thương tiếc như mất cha, mất mẹ.
Mộ-phần của ông hiện giờ còn thấy tại sau chùa Châu-Long-Thới, đất đã sủng xuống, không có dựng bia. Vì trước kia đã theo lời dặn của ông mộ để bằng chứ không có đắp nấm.

Ngày nay, chùa Châu-Long-Thới là một di-tích của ông. Trong chùa có ba tượng cốt bằng đá, do chính tay ông hồi xưa đã thỉnh được trên vùng Thất-Sơn đem về thờ. Nghi-thức thờ phượng thì đúng y chân-giáo của Đức Phật-Thầy.

Có một điều là khách thập phương sang đây, nếu xem kỹ, sẽ lấy làm lạ về họ của ông. Vì trong chùa có hai linh-vị, một tấm lớn để:

Quy-y Phật Tam-Bửu đạo nhơn Nguyễn-văn-Xuyến linh-vị.

Và một tấm nhỏ, thờ chung với Đức Cố-Quản, đề:

Kỉnh thành Ông Đạo Trần-văn-Xuyến an tại.

Trần và Nguyễn, họ nào mới thật là họ của ông ? Hỏi ra tường tận thì ông thật là họ Nguyễn, còn họ Trần là họ mà người sau đã theo lòng phái của ông để viết ra đó thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn