1- Ông Trần Văn Nhu ( 1847 - 1914 ) .

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 39060)
 1- Ông Trần Văn Nhu ( 1847 - 1914 ) .
A. Thân-Thế

Ông Trần-văn-Nhu là con trưởng nam của Đức Cố-Quản Trần-văn-Thành và Bà Nguyễn-thị-Thạnh, sanh lại làng Bình-Thạnh-Đông, tổng An-Lương, tỉnh Châu-Đốc năm Đinh-Mùi (1847), cuối đời vua Thiệu-Trị (năm thứ bảy) và vào khoảng vua Tự-Đức mới lên ngôi. Bởi ông thứ hai cho nên hồi còn thanh-niên người ta kêu là Cậu Hai, và khi có tuổi thì gọi là ông Hai.

Ông Hai hơi nhỏ người, hình vóc ốm yếu, nước da trắng, trán cao, tóc hơi dợn sóng, cạnh hàm bên hữu có một nút ruồi, lúc trở về già thì râu thưa, bạc hoa-râm nhưng răng còn chắc.

Ông cưới vợ tại Thị-Đam, làng Bình-Thạnh-Đông (Châu-Đốc), tên là gì, do hỏi chưa thấy ai biết. Ông bà sanh được hai người con : một trai, một gái. Trai trưởng tên là Trần-quang-Nhơn (tục gọi là cậu Hai cả) và người gái tên là Trần-thị-Xinh.

Bản sinh trong một nhà danh gia vọng-tộc ông Hai được học-hành rất giỏi về chữ nho ; khi Đức Cố-Quản cầm binh chống Pháp, ông Hai có tập-luyện nhiều về võ nghệ và theo cha đánh giặc.

B. Tạo Bửu-Hương Tự

Từ khi Đức Cố-Quản bị quân Pháp bao vây và mất tích (năm Quí-Dậu 1873), tấm thân ông Hai thật là truân-chuyên vất-vả, nào lo phụng-dưỡng mẹ già, nào lo tìm đường ẩn tích mai danh. Vì Pháp quân thuở ấy nã-tróc ông rất gắt, họ truyền rao ai bắt được thì trọng thưởng chức tước bậc vàng, nên ông phải nay ở nơi nầy, mai dời chỗ nọ, không lúc nào được yên.

Trải một thời-gian gần 20 năm như vậy, tình-thế mới lần lần êm dịu. Ông Hai bèn trở về trại ruộng Bửu-Hương Các, tiếp-tục thi-hành sứ-mạng đạo-đức mà Đức Phật-Thầy và Đức Cố-Quản đã làm ngày xưa.

Mùa thu năm Đinh-Dậu (1897), một hôm ông Hai đang ngồi trên võng, thình-lình nằm phệt xuống rồi lịm đi như người đi thiếp, luôn như thế ngót ba ngày không ăn uống nói năng chi hết. Khi tỉnh dậy, hào-quang chiếu sáng tòa khắp trên mái nhà. Nhiều người xúm lại mừng-rở và hỏi han, ông Hai bảo : « Phật dắt hồn tôi đi dạy Đạo và cho tôi lập chùa thờ Phật ».

Thế là sau ngày ấy, ông Hai sửa-soạn cây-cối và qua năm Tân-Sửu (1901), ông bắt đầu dựng ngôi chùa, lúc lộn-xộn đông người, lén cõng ra cửa sau thoát được.

Trong tốp người bị bắt, có ông Nguyễn-văn-Tuất là con trưởng của ông Ba Thới, và ông Chủ Khả người đứng xin phép cất chùa, đều bị giải về Châu-Đốc tống giam (1)

C.Bước bôn-đào của ông Hai

Khi ông Hai nhờ có Trần-văn-Chánh cõng ra khỏi vòng vây. Thầy trò cũng rẽ sậy lần đường chạy xuống ẩn vào một góc bảy thưa, cách xa chùa một đổi để lánh nạn và chờ nghe động tịnh. Nơi đây, ông Hai có nhận được một lọn tóc của sáu Phẩm gởi xuống tỏ lòng ăn-năn, hối tiếc việc làm của mình là bậy và xin thề với ông Hai : thật tâm Phẩm không có ý muốn hại ông. Nhưng ông Hai gạt đi mà rằng : « Nó chặt đầu cũng không tin được đứng nói chuyện cắt tóc…»

Hôm ấy không người đem cơm nước, ông Hai phải nhịn đói suốt ngày, ông ôn lại chuyện tan-vỡ vừa rồi và chạnh nhớ đến những lời của mẹ (2) mà mửi lòng rơi lệ.
-----------------------
1.Tòa Châu-Đốc kêu án mỗi người 13 tháng tù ở, trong đó có 36 người chịu án. Còn lại 20 người kia chống án (có ông Tuấn) đều bị đàyra Côn đảo. Khi mãn tù có ông Chủ Khả vì trách-nhiệm nên đứng ra dở chùa, đúng như lời tiên đoán của ông Hai hồi trước.
2.Đức Phật-Thầy ngày xưa có tiên-tri với Đức Cố-Quản rằng : « con ông sau nầy sẽ có người làm rạng-rỡ cho nền Đạo tín-đồ rất đông, nhưng có lần bị nạn, phải nhịn
-----------------------
Chiều lại (22 tháng 2-1913) có ông Nguyễn-văn-Trà vốn là một môn-đệ trung thành của ông Hai sau khi dọ biết Thầy mình thoát thân được, và hiện đang lẫn tránh tại gốc bảy-thưa giữa đồng Láng liền mượn trâu của ông năm Lực, đem vào rước ông Hai đi tắt ra Cái-Dầu, rồi kiếm ghe lén chở ông, nội trong đêm ấy thẳng xuống Kiến-An (Long-Xuyên), ngụ nhà Phan-thị-Lới (tục gọi cô tám Lới). Trong chuyến đi nầy, trâu nhiều lần bị lạc, nhờ có thần-hổ đến đi trước dẫn đường nên mới kịp ra đến Cái-Dầu trời vẫn còn khuya, không ai hay biết.

Ở nhà cô Phan-thị-Lới hai ngày thì bị người lẻo mạch, ông Hai phải dời sang nhà ông Lê-văn-Nhượng, rồi đến nhà ông Hương-Sư Nguyễn-văn-Ca, sau nhờ có nhiều người môn-đệ trung thành là Phan-văn-Cậy, Bếp Lang, Chín Chức, Tư Oai mưu tính cùng nhau, dọn thuyền đưa ông Hai thẳng lên Nam-Vang lánh mặt. Hồi nầy, Pháp ra lịnh tìm bắtông Hai rất gắt, nên mặc dù lên tận Nam-Vang, ông Hai cũng còn phải cải trang, mặc đồ chệt và mua một chiếc ghe của người khách-trú để ở cho khỏi sự nghi-ngờ.

Ngày rằng tháng tư (năm 1913), liệu ở Nam-Vang lâu không tiện, ông Hai lại cùng ông Nguyễn-văn-
-----------------------
đói suốt ngày tại góc bảy-thưa ». Bà Cố-Quản lúc sinh thời thường đem chuyện ấy mà nhắc nhở ông Hai, nay đúng y như thế ông Hai nhớ lời mẹ mà tủi lòng.
-----------------------
Tịnh (1) trở về Cần-Thơ, nướng ngụ nơi nhà ông Nguyễn-văn-Dị. Ở đây được gần một tháng lại dời về nhà Phó-Xã Tám trong ngọn Bình-Thủy, và sau rốt, đến nhà sáu Ngộ ở Ba-Ngọn, thuộc quận Trà-bang, tỉnh Rạch-Giá.

Trên bước bôn-đào khổ cực, người ta thấy ông Hai vẫn bình-tĩnh như thường. Thỉnh-thoảng ông có nhắc-nhở những lời tiên-tri của Đức Phật-Thầy và ông bà Cố-Quản cho tín-đồ nghe để khuyến khích thêm về sự tu-hành, đạo-đức.

D. Tịch ở Trà-Bang

Khoảng mùa hè năm Quí-sửu (1913), ông Hai về nhà sáu Ngộ ở Trà-Bang. Vì thời-thế bắt buộc, ông đành phải mai danh ẩn tích luôn ở đây. Lúc ấy, trừ một số tín-đồ tâm-chí ra, không còn ai biết được gì về tin-tức của ông nữa.

Đầu xuân năm Giáp-Dần (1914), ông Hai kêu ông Nguyễn-văn-Tịnh lại gần mà nói rằng:

-    Sau nầy ta chết, không có chết bậy. Thuở xưa Đức Phật-Thầy trước khi tịch có sưng hai chưn. Ngài cho kêu ông chủ chùa (?) vào rồi viết một chữ « tử » mà hỏi là chữ gì. Ông chủ chùa đáp là chữ tử. Ngài nói luôn : « Hễ tử thì táng nghe !»

Thuật xong câu chuyện của Đức Phật-Thầy, ông Hai nói tiếp:
-----------------------
  1.Ông Nguyễn văn Tịnh, tục gọi ông Năm Tịnh, là tín đồ của ông Hai hiện còn mạnh giỏi và đang ở giữ Bửu Hương Các.
-----------------------
 -Thầy Vân-Tiên xưa cho Vân-Tiên ba điệu phú mà thôi, còn Thầy ta cho ta đến bảy điệu.

Những câu nói ấy nào hay là lời di-chúc. Ba tháng sau, ngày 25 tháng 3, ông kêu hết mấy người tín-đồ tòng-vong lại mà cho hay rằng ông sắp tịch, vậy khi tịch rồi thì hãy bó lại bằng bảy miếng tre rồi chôn mà thôi, đừng sắm hòm rương chi hết.

Thế là trong ngày hôm ấy ông Hai liểu-ngộ, thọ được 67 tuổi, trong lúc tinh-thần đầy-đủ không bịnh, chỉ có sưng hai bàn chưn như Đức Phật-Thầy Tây-An.

Tình Thầy nghĩa tớ, bơ vơ trong cảnh xứ lạ quê người, anh em bổn-đạo chẳng nở chôn cất « lõa lồ », cho nên đồng chịu lỗi với Thầy rồi cho cô năm Trà-Bang đi ra Cái-Răng nhắc hòm đem về chôn cất.

Sau hai ngày chờ đợi đi mua và sơn hòm, xác thịt ông Hai vẫn dịu mềm như người đang ngủ, trong miệng lại có mùi thơm bay ra ngát cả chung quanh.

Khi sửa-soạn tẩn-liệm, thình-lình trong hòm đang để ngoài sân có tiếng nổ lên vang dậy. Ai nấy kinh hồn, mới hay rằng vì cải lời Thầy cho nên mới có điềm bất lành ứng hiện như vậy, bèn kéo vào trước linh-thể ông Hai, xin thọ tội mà làm theo lời dặn (1).
-----------------------
 1.Có thuyết nói vì hồi ấy Pháp đang còn truy-tầm ông Hai khắp chốn cho nên tin-đồ tuy nghe lời bó bảy
-----------------------
Cuộc lễ táng-chung cử hành êm thấm tại Trà-Bang vào hôm 28 tháng 3 năm Giáp-dần(1914), sau ba ngày ông Hai tịch-diệt.

Xác-thịt tuy đã trả về cho đất, nhưng công-đức và sự-nghiệp của ông Hai vẫn còn tồn-tại mãi với non sông. Lúc thanh niên ông khoác mảnh nhung-y để bảo-trì cương-thổ. Khi về già lại đem đạo giúp đời, cứu độ muôn dân. Ông thật là một bậc quán thế siêu-phàm phát tích tại vùng Thất-Sơn trong khoảng đầu thế kỷ thứ 20 vậy.

Ngày nay, ngôi chùa Bửu-Hương Tự được trùng-tu và trở thành đồ sộ uy-nghiêm. Cuộc lễ khánh thành ngày 11-9-1954, chứng tỏ rằng sự-nghiệp của ông Hai vẫn được người đời hinh-hương tưởng niệm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn