3- Mức cuối cùng của cuộc Nam tiến, Thất Sơn mới thu về đất Việt .

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 45014)
 3- Mức cuối cùng của cuộc Nam tiến, Thất Sơn mới thu về đất Việt .

Năm Đinh Sửu ( 1757 ) , Nặc Nguyên mất , chú họ là Nặc Nhuận ( Neac Ang Nhuận ) làm Giám quốc xin dâng đất Trà Vang và Ba Thắc để cầu được chúa Vũ Vương phong cho làm vua . Song liền sau đó , Nặc Nhuận bị con rể là Nặc Hinh nổi loạn giết đi mà cướp lấy ngôi vua ( 1758 ) .

Bấy giờ con của Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên cầu cứu với Mạc Thiên Tích . Thiên tích dâng sớ tâu bày các việc của nước Châp Lạp vừa xảy ra và đề nghị ủng hộ cho Nặc Tôn được về nước làm vua , kế vị cho cha . Vũ Vương bằng lòng và sai tướng sĩ Ngũ dinh tại Gia Định hợp với Thiên Tích mà lo việc ấy , Trương Phúc Du vâng lịnh đem binh đánh dẹp . Nặc Hinh thua chạy và sau bị kẻ thuộc hạ giết . Hoàng tử Nặc Non cùng một ít họ hàng nhà vua bôn đào sang xiêm .

Mạc Thiên Tích đưa Nặc Tôn về nước rồi lập lên làm vua , và được Vũ Vương phong cho chức Phiên Vương .

Để đền lại cái ơn rất trọng hậu của Vũ Vương Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long ( 1759 ) , trong ấy có cả vùng Thất Sơn quan trọng mà ngót 100 năm (1658 – 1759 ) , từ khi bắt đầu có cuộc đụng chạm với người Việt , lúc nào người Chân lạp cũng : hoặc dùng làm nơi trú ẩn , hoặc nương vào vị trí hiểm trở mà tiến binh , Ngoài ra Nặc Tôn còn cắt thêm năm phủ : Hương Úc ( Kompong Som ) Cần Bột ( Kampot ) , Sài Mạc ( Cheal Meas ) , Chưng Rừm , Linh Quỳnh ( vùng duyên hải từ Sré – Ambel đến Peam ) để riêng tạ ơn Thiên Tích . Mạc Thiên Tích đều đem dầng về cho Vũ Vương . Vũ Vương cho sáp nhập vài trấn Hà Tiên ( 6 ) .

Muốn ngăn ngừa sự khuấy nhiễu của người Xiêm La và Chân Lạp , ta lại đặt ra nhiều đồn lũy cố thủ .

Về đường bộ , miền đông và miền trung : một đạo ( binh Côn Man ) đóng ở Tây Ninh và một đạo đóng ở Hồng Ngự ( Châu Đốc ) , liên lạc nhau do đường tắt biên giới ( Đồng Tháp Mười ) , Soài Riêng ( 7 ) . Miền Tây : một đạo đánh ở Tịnh Biên để án ngữ Thất Sơn và liên lạc với hai đồn binh : Giang Thành và An Giang .

Về đường thủy , lập đồn ở hai bên bờ Cửu Long Giang , gần nẻo biên thùy :

1- Tân Châu đạo ở Tiền Giang ( quân đóng tại Cù Lao Giêng ) .

2- Châu Đốc đạo ở Hậu Giang ( quân đóng ở bến An Giang , liên lạc với Tịnh Biên để phòng ngự Thất Sơn ) .

3- Đông Khẩu đạo ở Sa đéc ( làm hậu thuẩn cho hai đạo tiền phong : Tân Châu và Châu Đốc .

Thế là trọn một thế kỷ , đất Thủy Chân Lạp hoàn toàn thuộc về nước Việt Nam ta , và dãy Thất Sơn trùng điệp hiên ngang nằm dọc sau sông Cửu Long kia đến mức sau cùng của cuộc Nam tiến mới “ chịu” nhập vào với lũy tre xanh ngàn đời , để tô đấp thêm cho giang san thanh tú của con Hồng cháu Lạc .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn