3- Ông Sư Vãi Bán Khoai .

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 42947)
 3- Ông Sư Vãi Bán Khoai .
  A. Thân - thế

Ông tên thật là Mỹ, họ gì không rõ. Quê quán và lai-lịch tộ-tiên như thế nào hỏi không ai biết. Ông có vợ, sanh được hai con và thường đến Vĩnh-Gia thuộc kinh Vĩnh-Tế (Châu-Đốc).

Hình dạng nhỏ bé ốm yếu như người đàn-bà, trước ngực thường mang một cái yếm, xa trông giống hệt một cô vãi. Lại nửa, Ông trị bịnh cho, đời hay dùng vải áo, vải khăn của mình mà cho; nhân thế, người ta đặt cho Ông cái biệt-danh là Ông Sư-Vãi.

Vào khoảng năm Tân-Sửu (1901) và Nhâm-Dần (1902), Ông thường giả dạng thường nhân đi bán khoai ở xứ Cao Miên và trong kinh Vỉnh-Tế, để tùy cơ khuyến thiện người đời. Thấy vậy người đời mới quen gọi Ông là Ông Sư-Vãi Bán Khoai.

Ông có nhiều pháp-thuật và võ-nghệ. Nội ngón tay cái của Ông, mỗi khi cần niệm kinh hay đọc chú, Ông dùng cây gõ vào thì có tiếng kêu lên cốc cốc, giống như mõ của các thầy phù-thủy.

Lúc ở Vĩnh-Thông, Ông thường hay đi nhổ bàng để dệt đệm. Một hôm, Ông đang cầm mác thong đi chặt bàng trong đồng, bỗng nghe có tiếng người lẫn tiếng cọp la hét vang vầy gần đó. Ông liền cầm mác chạy tới thì thấy ông Mạnh - người cùng xóm với Ông – đang dùng một thế võ : hai tay nắm chặt bốn chân con cọp và đội thẳng bụng cọp trên đầu, nhưng vì gặp phải cọp mạnh quá, ông Mạnh không đập xuống được mà cũng không dám thả cọp ra. Ông liều cầm mác thong nhảy tới, vươn mình lên thật cao, hét lên rồi chém sả xuống một mác thật mạnh, con cọp bị đứt ra làm hai đoạn. mà ông Mạnh vẫn không bị dao phạm chút nào !

B. Vân-du dạy dời

Ông bơi xuồng giả dạng người bán khoai để cảnh tỉnh người đời. Trong sám giảng của Ông có đoạn chép:

Nào khi Sư-Vãi Bán-Khoai,
Trong kinh Vĩnh-Tế ai ai cũng lầm.
Mặt cân tôi chnẳg biết cầm,
Quê mùa già cả âm-thầm biết chi !

Ông còn dùng lời lành để kêu gọi dân-chúng trở về đường tu, chẳng những ở Vĩnh-Tế, mà khắp vùng Thất-Sơn, đâu đâu cũng có Ông.

Hư nên các việc tỏ bày,
Tôi không có ép có nài chi ai.
Thương thay ông lão Bán Khoai,
Lên non xuống núi hôm mai dạy đời.
Thân sao nay đổi mai đời.
Xóm kia làng nọ khổ thay thân già !
Nam-mô Đức Phật Di-Đà,
Khiến người trở lại thảo gia của người.
Bạc bảy đâu sánh vàng mười,
Hiền lương đâu xứng với người hung-hăng.
Khùng như Sư-Vãi ai bằng,
Khôn như bợm bão nhiều thằng mang gông.
Lời khuyên khắp hết tây đông,
Chừng nào hết cá dưới sông, hết đời.

Ngoài việc khuyên đời tỉnh thân thiện niệm. Ông còn nhắc-nhở bổn-phận làm người, và gợi lên tấm lòng trung quân ái quốc.

Niệm Phật thì phải chí tình,
Ơn cha nghĩa mẹ giữ mình cân-phân.
Niệm Phật phải giữ Tứ-Ân,
Ơn nhà ơn nước xử phân trọn nghì.

Và :

Thảo cha ngay chúa xưa nay,
Dầu mà có thác miễu son tạc thờ.
Xem trong các truyện các thơ,
Nịnh thần có thác miễu thờ ở đâu !

Ông có đến Cù-Lao Ông. Chưởng (Long-Xuyên) một lần, sau lại, Ông trở về núi Căm.

Chỉ nội trong khoảng hai năm Tân-Sửu và Nhâm-Dần, người ta còn nghe thấy Ông vân-du để giáo dụ người đời. Nhưng từ đó về sau, không ai còn biết Ông ở đâu nữa.

Ông để lại một bổn « Sấm Giảng Người Đời » (11 quyển) với mục-địch dạy người làm lành lánh dữ và trung-nghĩa với Tổ Quốc giang-sơn. Bổn sấm giảng ấy nay vẫn còn truyền tụng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn