1- Đức Cố Quản ( ? - 1872 ) .

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 39557)
 1- Đức Cố Quản ( ? - 1872 ) .
A. Thế-hệ

Ngài tên là Trần-văn-Thành, làm đến chức Chánh Quản-Cơ dưới triều Vua Thiệu-Trị và Tự-Đức. Bởi có công-nghiệp rất lớn-lao với đời và đạo, vả lại con của Ngài là Trần-văn-Nhu và cháu nội là Trần-quang-Nhơn đều là những bậc đạo-hạnh cao-siêu, ân nhuần thiện tín, cho nên người đời sau kỉnh trọng mà gọi Ngài là Đức Cố-Quản.

Ngài sanh năm nào không tìm ra được. Quê ở Cồn-Nhỏ, thuộc làng Bình-thạnh-Đông, tổng An-Lương, tỉnh Châu-Đốc. Ông Bà thân sinh ra Ngài vốn là nhà khá giả, có nhiều ruộng đất, nên khi Ngài vừa lớn lên thì được đi học chữ nho. Ngài có khiếu thông minh, học ít hiểu nhiều và khi trưởng thành, Ngài chuyên luyện rất rành về võ nghệ.

Tướng Ngài mập chắc không cao không thấp, nước ta trắng, lúc về già thường bịt một cái khăn xước bằng nhiễu điều, và mỗi khi ra trận, người ta thấy Ngài luôn luôn mặc ở ngoài một cài áo lá nhuộm màu dà.

Ngài cưới vợ tại rạch Sa-nhiên (Sađec). Nhũ danh của Bà Cố-Quản là Nguyễn-thị-Thạnh. Hình vóc ốm yếu, nhỏ người, (1) nhưng văn võ kiêm toàn. Bà sanh hạ được sáu người con: ba trai, ba gái. Người con trưởng nam là Trần-văn-Nhu (tục gọi Cậu Hai Nhu) và kế theo đó là Trần-thị-Hè, Trần-văn-Chái, Trần-thị-Nên, Trần-thị-Núi và Cậu Trạng Bảy. Cận nầy sở dĩ có cái đặc danh Cậu Trạng Bảy là vì cậu thứ bảy chết hồi 7 tuổi (không ai được biết tên), và khi còn sống tất thông-minh dĩnh-ngộ ; mặc dầu tuổi còn thơ ấu, nhưng đã tiên tri được nhiều việc.

B. Đánh giắc Tần

Nhờ cái chí-khí hùng-tráng sẵn có từ lúc thiếu thời, lại thêm được hun-đúc nhiều bởi khi thiêng của dãy Thất-Sơn hùng-sĩ, nên khi có giặc Tần nhiễu loạn ở mạn biên-thùy và Sóc-trăng: Ngài đứng lên chiêu-mộ binh-sĩ, rồi hiệp cùng binh-lực của triều đình, dẹp loạn cứu dân.

Trong những trận đánh ở gần biên-thùy Miên Việt, Ngài có chiêu-phục được hai người Tướng lãnh Cao-Miên là ông Bướm và ông Vôi (2). hai
-----------------------

1.Hiện giờ còn thấy di-tích một cái tay áo của Bà Cố-Quản, ngoài cửa tay độ chừng 3 ngón tay của người to lớn xỏ vào thì vừa chẹt.

2.Trong quyển Bổn Tuồng của ông Ba Thớp có đoạn chép:

       Tần hữu Phật Bướm, Vôi,
        Hớn đa ngôi Tiên Thánh,
-----------------------
ông nầy sau tu hành đạo-đức khá cao làm cho uy danh Ngài càng thêm lừng-lẫy.

Trong giai-đoạn đánh Tần dưới Trướng Ngài còn có ông Hai Lãnh (tục gọi là cậu hai Gò-Sặc) là người em bạn đạo, võ-nghệ và phép thuật rất cao cho nên quân trẩy đến đâu, giặc đều khiếp phục đền đó.

 C. Qui-y với Đức Phật-Thầy

Khi có tin đồn Đức Phật-Thầy Tây-An là một vị Phật giáng lâm vừa mới đền Xẻo-Môn (Long Xuyên) để trị bịnh cứu đời. Đức Cố-Quản thân hành xuống, đó để xem hư thật. Gặp lúc bịnh nhơn đông-đảo Ngài phái ở đợi suốt ba hôm ngoài sân. Bỗng nhiên Đức Phật-Thầy cho người kêu ngay vào vui vẻ hỏi chào rồi cùng Ngài chuyện-vãn rất thân-mật. Ngay lúc ấy, Ngài xin quy-y với Đức Phật-Thầy.

Khi trở về Bình-Thạnh-Đông, Đức Cố-Quản đem chuyện gặp được Đức Phật-Thầy là một bậc siêu-phàm mà thuật lại cho gia-quyến nghe, và khuyên cùng quy-y theo. Cả nhà đều đồng lòng ưng chịu.

Khi Đức Phật-Thầy bị vời về An-Giang, rồi vào núi sam, Ngài thu xếp nhà cửa và giao hết ruộng vườn (hầu hết ruộng đất ở làng Bình-Thạnh Đông hồi ấy là của Ngài) lại cho Nguyễn-văn-Dõng (tục gọi là ông Tham Đồng) là người trong thân-tộc rồi bỏ làng ra đi, theo đường đạo-hạnh.

Có lúc Ngài đem cả gia-cư lên núi Doi, và, về sau, Ngài được Đức Phật-Thầy giao cho trọng-trách đi cấm bốn cây thẻ quanh vùng Thất-Sơn, cùng trở về coi sóc trại ruộng Bửu-Hương Các ở Láng-Linh.

Trên đường đạo, có thể nói Ngài là đạo đức rất cao siêu, có được nhiều bí-pháp chân-truyền của Đức Phật-Thầy truyền dạy. Cái ao lá dà và một cây cờ dà mà lúc nào người ta cũng thấy Ngài không rời xa, ấy là những bảo vật mà Ngài đã được Đức Phật-Thầy huệ-tử trong khi sắp dấn thân vào vòng tên đạn để phục vụ cho nước, cho dân vậy.

D. Đánh giặc Tây

Năm 1862 quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông (Biên-Hòa, Gia-Định, Định-Tường) và triều đình Huế đã ký tờ hòa-ước bằng lòng nhượn đứt ba tỉnh ấy cho Pháp cai trị. Các sĩ-phu và dân-chúng bấy giờ uất-hận nổi lên chống cự, gây nên cảnh chiến-tranh vô cùng khốc-liệt.
Ở miền Tây, tình-thế cũng không kém phần nghiêm-trọng, nhứt là tại tỉnh An-Giang, năm 1864 có vụ ông Thủ-Khoa Huân không tuân lịnh ngưng chiến của triều-đình (1) nên bị bắt, Thủy-sư Đô-

-----------------------
1.Thủ-Khoa Huân đánh trận Thuộc-Nhiêu (Mỹ-Tho) đại bại trong đêm tháng 9-1863 nên chạy về vùng Thất-Sơn ẩu-trú, bị quan của triều-đình bắt giam. Vì lúc nầy đã ký tờ hòa-ước 1862 rồi nên ra lịnh ngưng chiến, ai cải thì bị nã tróc.
-----------------------
đốc De Lagrandìere nhờ có kẻ mật báo nên hạ lịnh cho Doudart de lagrée từ Oudong (Cao-Miên) đem tàu và đại bác đến hâm-dọa nả kích vào châu thành để giành lại ông Huân. Cảnh-tượng đã gieo rắc sự kinh-khủng trong dân-chúng và nung nấu thêm sự bực-tức trong lòng những người đầy khí phách, ái quốc ưu dân. Cho nên từ đó trở đi, Đức Cố-Quản chiêu-mộ thêm các tay nghĩa dõng quanh miền, lập cản phá cầu, đúc rèn súng, đạn, thương, đao, chờ khi đối địch.

Mặt khác, Ngài cho thăm dò tin-tức chiến đấu của những người đồng thời ở miền Đông như Ngài Phó Quản-Cơ Trương-công-Định, và Ngài Thiên-Hộ Võ-duy-Dương để hiểu rõ tình-thế của giặc.

Đoạn nầy, trong bài ký-thuật về Đức Cố-Quản, ông Vương-Thông có chép:

Các quan ẩn ảnh sơn đầu,
Chiêu binh ra đánh giải sầu một phen.
Nam-Kỳ có tướng quan Thiên (Thiên-Hộ-Dương)
Cùng quan lớn Định cầm quyền đánh Tây (Quản-
                                                                            Định)
An-Giang có một ông đây (Đức Cố-Quản)
Chữ dạ ngay Thầy ái quốc ưu quân.

Ngày 19 tháng 5 năm Đinh-Mão (Tự-Đức thứ 20, 1867), De Lagrandìere đem 2.000 binh đến uy-hiếp tỉnh Vĩnh-Long buộc ông Phan-thanh-Giản phải giao luôn ba tỉnh miền Tây là An-Giang, Hà-Tiên và Vĩnh-Long. Ông Giản phải uống thuốc độc mà tự-tử. Từ đó ba tỉnh miền Tây đều lọt vào tay Pháp.

Đức Cố-Quản tuy biết thời-cơ đã đưa vận nước tới chỗ suy-vi, không thể nào cưỡng lại được, song vì lòng trung-nghĩa, tiết-tháo, nên sau mấy trận đánh quyết liệt với quân Pháp khi chúng mới đến An-Giang. Ngài rút lui về cứ hiểm ở Bảy-Thưa (giữa Long-Xuyên-Châu-Đốc đánh cầm cự mà đợi thời:

Hơn thua cũng đánh cầm chừng,
Kéo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần.(1)
Để cho Trời Đất dịnh phân,
Làm tôi phải trả nghĩa ân cho toàn.

Nhưng chẳng được bao lâu, quân Pháp dò biết được địa điểm đóng binh của Đức Cố Quản, nên kéo đến vây đánh. Trận nầy quân của Ngài đại bại, nhân dân nheo nhóc, binh tướng lạc loài:

Giặc vô bốn phía phủ vây,
Rập-bô nó bắn gây cây hư đồn.
Đội cai thất vía kinh hồn,
Đâm đầu mà chạy lũy đồn tan hoang.
Lao xao dân lộn với quan,
Kẻ chạy về làng người lội xuống sông.
Con kêu mẹ sợ quên bồng,
Tai nghe súng bắn vợ chồng bôn phi.
Trời xuôi Tây thạnh Nam suy,
Biết làm sao đặng phục quy Nam trào.
Tướng binh đã dẹp đồng đao,
Người thời lên núi, kẻ thời đầu Tây.
 
-----------------------
1.Có chỗ chép:
Thà thua xuồng láng xuồng bưng,
Nếu ra đầu giặc lỗi chung quân thần.
-----------------------
Sau cuộc tan rã nầy, Đức Cố Quản trở về Láng Linh, ẩn náu trong túp lều tranh, tu hành để đợi thời cơ thuận tiện:

       Thân Ngài chẳng quản rách lành,
Ở trong Láng đó lều tranh chời thời.
       Người trung đứng giữa mặt trời,
Đắng cay bao quản vận thời chớ than.

Khoảng cuối năm Nhàm Thân (1872), Ngài được sắc chỉ triều đình (?) bảo phải cầm bình chống Pháp trở lại. Thừa mạng lịnh ấy, Ngài khởi nghĩa ở Bảy Thưa, và nhiều nơi khác quanh vùng Láng Linh. Nhưng thình lình, vào ngày 21 tháng 2 năm Quí dậu (1873) quân Pháp kéo đến bao vây ba mặt:
mé sông Hậu Giang, miệt Trà Kiết phía Châu Đốc.
Thế rồi từ ấy trở đi, Đức Cố Quản biệt vô âm tín. Người ta không còn thấy Ngài ở đâu nữa.

Suốt đời của Ngài, chỉ nhứt tâm vì đạo vì dân; xả thân để đi tìm lẽ sống hạnh phúc cho người đời, Ngài quả là một vị đệ tử thứ nhứt của Đức Phật Thầy, đã nêu lên gương đại hùng đại lực và bác, ái vị tha cho đời sau noi dấu (1).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn