2- Quan trọng về mặt kinh tế .

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 35127)
 2- Quan trọng về mặt kinh tế .
Đã quan-trọng cho việc quốc phòng (về mặt chiến lược như trên đã nói), vùng Thất-Sơn lại còn quan-trọng cho dân sinh về mặt kinh-tế, vì nó bảo-trợ và chi-phối những vùng đồng ruộng phì-nhiêu bao la bát-ngát (Đồng Tháp-Mười và Đồng Cà-Mau) được thấm nhuần bởi con sông Cửu-Long và những sông ngòi kinh rạch chi-chít khắp nơi, rất tiện cho việc cho việc trồng-trọt cấy-cày và giao-thông vận-tải.

Dưới đây xin lược kê vài nguồn lợi phong-phú của vùng nầy về nông sản, chăn-nuôi, lâm-sản, khoáng-sản, giang-sản và hải-sản:

a. Về nông-sản, người ta lại còn chia ra nông-sản chánh và nông-sản phụ.

Nông-sản chánh gồm có lúa và dừa.

Lúa (món ăn căn bản của người Việt-Nam và là sản-phẩm quan-trọng nhứt) chiếm tám chục phần trăm (80%) các nguồn lợi. Diện-tính trồng-trọt ở Nam-Việt được trên 30 ngàn mẫu tây và số sản xuất hằng nắm trên 4 triệu tấn. Về phương-diện lúa gạo, Việt-Nam ta đứng vào hạng nhứt nhì ở Đông-Nam-Á. Sở dĩ được vậy là nhờ các vùng đồng ruộng mênh-mông thuộc châu-thổ sông Cửu-Long và đồng Cà-Mau. Bởi lẽ đó, người ta gọi mấy vùng nầy là vựa lúa của nước Việt-Nam.

Dừa (một loại cây kỹ-nghệ rất hữu ích) cũng được trồng-trọt rất nhiều trong các vùng nầy, nhứt là ở Mỹ-Thọ và Bến-Tre.

Về nông-sản phụ thì lại có cây thực-phẫm và cây kỹ-nghệ:

1. Ngoài ra lúa, ở vùng nầy người ta còn trồng nhiều thứ cây thực-phẫm khác như: bắp, khoai đậu, mè, mì, sắn, tiêu, mía, trái cây (cam, quít, ổi, chuối…)

2. Cây kỹ-nghệ cũng có nhiều để cung cấp nguyên liệu cho các xưởng máy như: bông vải, gai, thuốc lá đậu phộng.

b.Về sự chăn-nuôi tuy còn kém-khuyết nhưng gà, vịt, heo, dê, trâu, bò cũng có thể gọi là đủ dùng.

c.Về lâm-sản, vùng thất-Sơn có rất nhiều gỗ quí như: cà-chất, câm-xe, cẩm-lai, giá-tị, trắc, sến, nu,sao…Những rừng-rú điệp điệp trùng trùng lại còn cung-cấp vô số củ nâu,dây trại dây mây và vô số dược-liệu như: duầ-khấu, sa-nhơn, chỉ-xác,đổ-trong…
Ở vùng đồng bắng có các nơi ven biển như: Hà-Tiên, Rách-Giá, Bạc-Liêu,Cà-Mau lại còn có kho vô tận dừa lá, chun-bầu, bần, tràm, đước, vẹt, lác,đưng…dùng vào việc xây-dựng nhà cửa cho dân-cư hoặc để cắt củi hầm than bán lại cho dân-gian và ngoại bang tiêu-thụ.

d.Về khoáng-sản, nếu miền Bắc-Việt có nhiều mối lợi vô biên với những mỏ than, vàng, sắt, kẻm, bạc, thiếc, đồng, chì…thì, ngoài thứ đá làm nhà ở Châu-Đốc, Long-Xuyên và đá làm vôi ở Hà-Tiên, ai dám bảo Miền Nam, nhứt là vùng Thất-Sơn , lại chẳng có nhiều của quí sẽ tìm được sau nầy ? Đức Huỳnh Giáo-chủ há không có nói: “ Trên bảy núi còn nhiều báu lạ”?rất đổi núi Ba-Thê ở Long-Xuyên (gần Thất-Sơn) mà còn có vàng thay, huống gì Thất-Sơn !

e.Về giang-sản thì bất-tất phải có nhiều, vì ai mà chẳng biết miền tây Nam-Việt chi-chít sông ngòi kinh rạch có vô số cá tôm, dư sức nuôi sống mấy triệu gia-đình quanh năm sống bằng lọp, câu , chài, lưới và dư sức cung-phụng cá-mồi, cá linh, cá cơm cho kỹ-nghệ nước mắm.

g. Về hải-sản, tưởng không cần phải nói nhiều về sự quan-trọng của nghệ đánh cá ở vùng duyên hải Hà-Tiên, Rạch-Giá, Cà-Mau và nghề làm muối ở Bặc-Liêu.

Một ký-giả ngoại-quốc nói rằng tỉnh Bặc-Liêu có 4 kho vàng vô tận là: vàng vàng (lúa), vàng xanh (cây làm củi), vàng đen (than củi) và vàng xám (muối).

Chính xác phú-nguyên dồi-dào nói trên đã làm cho một số người thèm thuông tiếc-uổng, cứ cố bám chặt như con tôm đeo dính miếng dừa, cho đến khi nào bị hất vào xuồng câu mới đành chịu nhả. Đức Huỳnh Giáo-Chủ trong lúc đi khuyến nông tại Bặc-Liêu (năm 1945) có điểm một nụ cười mỉa-mai kín-đáo khi đọc đến câu:

« Chỉ có xứ Nam-Kỳ béo bở,
 Cơ-hội nầy bỏ dở sao xong ! »

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn